CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. Mức sống dân cư
2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người
Đa số những người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ. Họ có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều, công việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao.
Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở những người nghèo. Do thu nhập thấp nên người nghèo không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu về lương thực thực phẩm.
Bảng 2.1: Thu nhập bình quân/đầu người/năm của huyện Cam Lộ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2012/2011
+/- % +/- %
Thu nhập bình quân/đầu
người/năm 11,4 14,36 16,92 2,96 125,96 2,56 117,83
Nguồn: Chi cục thống kê Cam Lộ Thu nhập bình quân/đầu người/năm qua các năm tăng lên. Năm 2012 tăng 2,96 triệu đồng, tương ứng tăng 25,96% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 2,56 triệu đồng, tương ứng tăng 17,83% so với năm 2012. Tất nhiên trong đó yếu tố giá cả ảnh hưởng làm tăng thêm mức thu nhập, nhưng rõ ràng điều cơ bản là năng suất lao động tăng lên, hiệu quả sản xuất cao hơn và thu nhập của mọi người tăng lên so với những năm trước đây.
Thu nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thu nhập ở vùng nông thôn thì chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi, còn ở thành thị thì chủ yếu là buôn bán. Ở các vùng gò đồi hiệu quả của việc phát triển lâm nghiệp, cây lâm năm đã đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình.
Thu nhập của người nghèo nhìn chung rất thấp và không ổn định, theo chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay thì bình quân thu nhập của người nghèo là < 400.000 đồng/tháng/người và <500.000 đồng/tháng/người. Mỗi hộ gia đình có thể thu nhập từ một hoặc nhiều nguồn, có thể kể đến các khoản thu từ việc làm (việc làm chính, việc làm phụ ở các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp) và ngoài việc làm (lương hưu, thân nhân, giúp đỡ…). Mặt khác, ảnh hưởng đến thu nhập bình quân nhân khẩu của các hộ gia đình còn là hệ số phụ thuộc, tức tỷ lệ phần trăm số người ăn theo trên số người có thu nhập. Hoạt động thu nhập chủ yếu của cư dân đô thị vẫn là buôn bán nhỏ, dịch vụ nhỏ, làm mướn, các khoản thu ngoài việc làm chính không quan trọng lắm.
Điều này giải thích tại sao thu nhập của người nghèo lại thấp vì đa số họ chỉ có thể làm nhưng công việc giản đơn trong khu vực phi chính thức.
2.2.2. Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình điều tra Bảng 2.2: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình
Tỷ lệ (%) 1. Tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp
- Tỷ lệ thu nhập từ trồng trọt - Tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi - Tỷ lệ thu nhập từ thủy sản - Tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp
- Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp
23 11 10 0 1 1 2. Tỷ lệ thu nhập từ tiền lương, tiền công 69 3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp 7
4. Tỷ lệ thu nhập từ các khoản khác 1
Tổng 100
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả Thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu là từ tiền lương, tiền công, chiếm 69% trong tất cả các khoản thu nhập. Cán bộ công công viên chức thì thu nhập từ lương, huyện Cam Lộ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nên nhiều người thuộc diện có công với đất nước, hàng tháng được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp. Đa phần người dân ở đây là những người nông dân, lao động chân tay là chủ yếu, họ đi làm thuê làm mướn để lấy tiền công và các hoạt động làm thuê làm mướn này cũng chủ yếu là hoạt động nông nghiệp.
Thu nhập từ nông nghiệp chiếm 23%. Trong đó thu nhập từ trồng trọt 11%, chăn nuôi 10%, lâm nghiệp 1%, dịch vụ nông nghiệp 1%. Nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu của huyện, dù cuộc sống có được nâng cao, có khá giả đến nhường nào thì trồng trọt và chăn nuôi vẫn không thể tách rời cuộc sống của người dân huyện Cam Lộ. Lâm nghiệp là ngành mũi nhọn, góp phần lớn trong việc làm giàu, thay đổi cuộc sống của người dân nhưng nó chỉ chiếm phần nhỏ, chỉ một phần nhỏ hộ nông dân có rừng, có thu nhập từ lâm nghiệp.
Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm 7% và từ các khoản khác chỉ chiếm 1%. Tỷ lệ hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn huyện còn ít. Có thể nói rằng
hoạt động sản xuất phi nông nghiệp là nền tảng vững chắc trong cuộc sống của người nông dân, là nội dung cơ bản của CNH-HĐH đất nước, giúp cho nền kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, vượt qua những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao cuộc sống của họ. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế- xã hội, giao thông và hạ tầng kỹ thuật của huyện hiện nay thì sản xuất phi nông nghiệp ở huyện chưa phát triển được.
2.2.3. Trang bị cơ sở vật chất hạ tầng
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu thể hiện mức sống dân cư huyện Cam Lộ
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
1. Số hộ có điện % 100 100 100 - - - -
2. Số hộ dùng nước máy % 28,67 28,70 28,72 0,03 100,10 0,02 100,07 3. Số hộ dùng nước giếng % 71,33 71,30 71,28 61 100,72 20 100,23
4. Nhà kiên cố Nhà 4.147 4.179 4.189 32 100,77 10 100,24
5. Nhà bán kiên cố Nhà 7.110 7.164 7.184 54 100,76 20 100,28
6. Nhà tạm Nhà 592 597 598 5 100,84 1 100,17
7. Số bệnh viện Bệnh viện 1 1 1 0 100 0 100
8. Số trạm xá Trạm xá 9 9 9 0 100 0 100
9. Số bác sĩ Bác sĩ 20 24 24 4 120 0 100
10. Số y sĩ Y sĩ 23 25 25 2 108,70 0 100
11. Số trường cấp I Trường 16 16 16 0 100 0 100
12. Số trường cấp II Trường 8 8 8 0 100 0 100
13. Số trường cấp III Trường 4 4 4 0 100 0 100
14. Số lớp mẫu giáo Lớp 116 109 101 -7 93,97 -8 92,66
15. Số nhà trẻ nhà 11 11 11 0 100 0 100
16. Tỷ lệ học sinh tiểu học
đi học đúng tuổi % 100 100 100 100 100 100 100
17. Tỷ lệ học sinh trung
học cơ sở đi học đúng tuổi % 100 100 100 - - - -
18. Tỷ lệ học sinh trung học
phổ thông đi học đúng tuổi % 100 100 100 - - - -
Nguồn: Chi cục thống kê Cam Lộ
100% số hộ trên địa bàn huyện có điện.
Đa phần các hộ dân trên địa bàn huyện dùng nước giếng. Tính đến năm 2013, số hộ dùng nước giếng trong toàn huyện chiếm tỷ lệ 71,28%; số hộ dùng nước máy chiếm tỷ lệ 28,72%. Số hộ dùng nước máy tập trung chủ yếu ở thị trấn.
Tình hình nhà ở những năm qua do sản xuất có phát triển, tình hình đời sống nhân dân trong huyện đã nâng lên một bước và đã đầu tư xây dựng nhà ở đến nay tỷ lệ nhà kiên cố chiếm tỷ lệ 35%, nhà bán kiên cố chiếm 60%, nhà tạm chiếm 5%.
Số bệnh viện, trạm xá, trường học luôn được chú trọng, nâng cấp, đảm bảo chất lượng.
Tỷ lệ học sinh các cấp đi học đúng tuổi đạt 100%. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên tỷ lệ con em đến trường đạt chuẩn.