PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số kinh nghiệm thực hiện mô hình nông thôn mới của các nước trên Thế Giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển mạnh mẽ, để nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển, sánh vai với các nước trên thế giới, để thực hiện được mô hình nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của những nước đi trước, những nước đã xây dựng thành công mô hình này.
Cụ thể như sau:
Xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp; thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu; thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.
Và cũng nhờ chính sách phát triển hợp lý này mà giờ đây Thái Lan đã chiếm được một chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế cũng như khu vực Đông Nam Á.
Xây dựng nông thôn mới ở Đài Loan
Đài Loan vốn là một nước thuần nông. Từ năm 1949-1953, Đài Loan bắt đầu thực hiện sách lược “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Một vấn đề cải thiện kinh tế nông nghiệp đã được Chính phủ thực hiện là “ Chương trình phát triển nông thôn tăng tốc”, “Tăng thu nhập của nông trại và tăng cường chương trình tái cấu trúc nông thôn”, “Chương trình cải cách ruộng đất giai đoạn 2”. Từ các chương trình này, nhiều đầu tư đã được đưa vào cơ sở hạ tầng nông thôn và được cụ thể hóa bằng 10 nội dung cụ thể
- Cải cách ruộng đất
- Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kỹ thuật - Chuyển giao công nghệ mới
- Tập huấn các nông dân hạt nhân - Cung cấp các đầu vào hiện đại - Tín dụng nông nghiệp
- Dịch chuyển cơ cấu thị trường
- Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tương ứng với sự thay đổi lao động và đầu tư
- Cải thiện phúc lợi xã hội cho nông dân
Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên Thế Giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.2.2. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay
Thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được cải thiện một cách rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Các nước thành công phải cung cấp được cơ sở hạ tầng cần thiết cho nền kinh tế và cho xã hội để duy trì tăng trưởng. Kinh nghiệm phát triển cho thấy đầu tư khoảng 7% GDP vào cơ sở hạ tầng là quy mô vừa đủ để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Báo cáo ghi lại những thực tế đáng khen ngợi trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại của Việt nam, trong đó có con số tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong 12 năm gần đây giữ mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế.
Tính đến ngày 1-7-2011, so với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn tăng thêm 34.811km (trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563km, đường xã tăng 17.414km và đường thôn xóm tăng 15.835km) từ những nguồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn rất đa dạng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các nguồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn trong 10 năm qua ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa phương còn huy động từ các nguồn khác như thu phí sử dụng đất… Chỉ tính riêng giai đoạn 2003 đến năm 2010, cả nước đã đầu tư 749 dự án đường giao thông đến trung tâm xã trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc các vùng: Trung du và miền núi Bắc bộ; đồng bằng sông Hồng; duyên hải miền Trung; Tây nguyên; Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh giao thông, Chính phủ còn chú ý tới các hạng mục hạ tầng khác. Tất cả các khu vực đô thị và 88% các hộ gia đình nông thôn có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% năm 2005 lên 49% năm 2011. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn kết nối mạng lưới điện cũng tăng từ 73% lên 89%.
Tuy có được sự đầu tư mạnh mẽ và chú trọng từ Chính phủ, nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt cần sửa đổi và nâng cấp để đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong tương lai gần, chẳng hạn như: Đường sá chật
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hẹp, phát triển không đồng đều, kiến trúc đô thị không hợp lý, quy hoạch hạ tầng chưa phù hợp, các công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu là công ty nhà nước, khả năng quản lý kém và hiệu quả thấp.
Hiện nay, tình trạng tắc nghẽn giao thông và thiếu điện vẫn đang diễn ra trầm trọng và cần nhiều giải pháp để khắc phục. Trong khi đó, giao thông và điện là hai lĩnh vực thiết yếu nhất cho sản xuất và sinh hoạt. Trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2010, Việt Nam xếp hạng thấp nhất về chất lượng cảng, đường bộ và điện trong tổng số 135 nước. Cụ thể thông qua bảng 1:
Bảng 1: Xếp hạng quốc tế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam
STT Chỉ tiêu Xếp hạng quốc tế
1 Chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung 97
2 Chất lượng hạ tầng cảng 112
3 Chất lượng cung cấp điện 104
4 Chất lượng đường bộ 102
5 Chất lượng hạ tầng vận tải hàng không 92
6 Chất lượng hạ tầng đường sắt 66
7 Đường điện thoại 37
8 Xếp hạng chỉ số cạnh tranh quốc gia 70
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2010-2011
Hạ tầng của Việt Nam vẫn cần nhiều sự đầu tư xây dựng, môi trường đâu tư vẫn cần được cải thiện,không chỉ riêng mỗi vùng thành thị, mà còn cả vùng nông thôn để góp phần tạo ra sự phát triển cân bằng và bền vững hơn cho tương lai. Hơn nữa còn giải quyết được những vấn đề bức bối của xã hội hiện nay.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ