Giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn xã Tùng Ảnh

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã tùng ảnh, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.2. Giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn xã Tùng Ảnh

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Phát triển hạ tầng kinh tế-kỹ thuật là góp phần thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, mặt khác còn thay đổi bộ mặt nông thôn, thay đổi bộ mặt của xã Tùng Ảnh. Nhìn chung trong những năm gần đây, để thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Tùng Ảnh đã xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới khá hoàn chỉnh và có tầm ảnh hưởng lâu dài. Để xây dựng được một đồ án quy hoạch có hiệu quả, cần đánh giá được tiềm năng của xã, những gì xã đã đạt được, những gì xã chưa làm được, các mối quan hệ trong sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển, từ đó có hướng đi đúng đắn cho sự phát triển cũng như quy hoạch đúng hướng và hợp lý, bên cạnh đó còn cần phân kỳ để thực hiện, chi tiết, cụ thể và phù hợp với điều kiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của địa bàn. Để thực hiện được quy hoạch như đã đưa ra xã cần có những giải pháp sau:

- Quy hoạch tổng thể cần phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương, phù hợp với tình hình phát triển của xã.

- Có phương án quy hoạch đúng đắn để nâng cao hiệu quả quy hoạch cũng như thực hiện quy hoạch đạt kết quả cao. Cần xem xét tới khả năng thực hiện quy hoạch của địa phương mình để đưa ra hướng quy hoạch phù hợp và đúng đắn.

- Tránh việc quy hoạch chồng chéo, quy hoạch treo làm thất thoát và lãng phí các nguồn lực như đất đai, nguồn vốn, lao động….

- Quy hoạch hợp lý là một trong những vấn đề nền tảng để phát triển trong tương lai. Vì vậy cần một đội ngũ cán bộ quy hoạch có khả năng, kinh nghiệm và trách nhiệm để tạo ra một phương án quy hoạch hợp lý.

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với phương án quy hoạch. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch cần được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực. Các cấp chỉ đạo cần xem xét thường xuyên, đôn đốc việc thực hiện, nhưng không phải theo hình thức bắt buộc, giám sát mà theo hình thức động viên, quan tâm, khích lệ.

- Huy động các nguồn lực để tiến hành xây dựng các hạng mục ưu tiên, các hạng mục cần thiết cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Tuyên truyền, vận động, xây dựng và củng cố để đảm bảo tính phát triển ổn định và bền vững.

- Kiểm tra, đánh giá và so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch để đưa ra được những chính sách hợp lý hơn nhằm đẩy mạnh công tác thực hiện quy hoạch.

Nhìn chung trong thời gian gần đây, công tác thực hiện quy hoạch vẫn đang diễn ra đúng nhịp độ và đúng hướng. Vậy nên, cần cố gắng hơn nữa để công tác này được vững vàng và có thể thực hiện nhanh hơn.

3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, người dân đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông địa phương. Vì vậy, việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc xây dựng hạ tầng KT-KT ở xã là rất cần thiết.

Để công tác xây dựng hạ tầng nông thôn mới thành công hơn nữa, công tác vận động quần chúng cần được chú trọng và thực hiện toàn diện. Trong việc này cần một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, trình độ, đủ nhiệt tình, năng động và hơn hết là có khả năng thuyết phục và trình bày quan điểm. Bên cạnh mỗi cá nhân thì các đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ,hội cựu chiến binh…) cũng có một vai trò trong việc vận động người dân, tổ chức tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới.

Việc vận động các đoàn thể, cá nhân, tổ chức còn có ảnh hưởng tới việc huy động vốn. Nguồn ngân sách xã không thể đáp ứng được hết nhu cầu xây dựng hạ tầng, vì vậy cần có sự tham gia hỗ trợ, đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đoàn thể. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng hạ tầng nông thôn mới.

Người dân ở các vùng nông thôn thường có tâm lý ỷ lại, không quan tâm tới việc xã hội, tránh né các công việc cộng đồng. Vì vậy để người dân tích cực tham gia vào quá trình xây dựng hạ tầng nông thôn mới, ban chỉ đạo, ban quản lý cần cho người dân hiểu được vai trò của hạ tầng đối với cuộc sống, phải cho dân hiểu được mục tiêu của việc phát triển hạ tầng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, cải thiện cuộc sống, nâng cao điều kiện sản xuất và góp phần tăng thu nhập của chính họ. Bên cạnh đó, để khuyến khích người dân tham gia, ban chỉ đạo cần phát huy tính làm chủ của dân, cho dân đóng góp ý kiến, ý tưởng xây dựng, cho dân phát biểu rõ yêu cầu và quan điểm của mình. Một số ý kiến, quan điểm hay, thiết thực thì nên đưa vào áp dụng.

Tuy có một ban quản lý, nhưng sự tham gia của người dân là không thể thiếu.

Người dân có thể tham gia phát biểu ý kiến thì cũng có thể trực tiếp tham gia xây dựng. Phát huy được sức mạnh tổng lực, tinh thần đoàn kết sẽ tạo ra được kết quả đáng kinh ngạc. Với tinh thần đó, hiện nay xã đang thực hiện theo lời dạy của bác: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

3.2.3. Giải pháp huy động nguồn lực từ nhân dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nguồn lực là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình đầu tư. Nguồn lực có thể là tiền mặt, lao động, các loại tài sản… Để thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thì ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ còn cần tới sự đóng góp của người dân cả về sức người và sức của. Thực hiện xã hội quá công tác đầu tư với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tích cực tuyên truyền vận động để huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân, trọng tâm là động viên nhân dân góp công, góp đất không đền bù khi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình hạ tầng KT-XH thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng các công trình là Nhà nước chỉ hỗ trợ, cộng đồng đóng góp, do đó người dân luôn được quán triệt trong các buổi hội họp, thảo luận để cân nhắc về việc đóng góp ở mức độ nào, thời gian và trình tự cho việc đóng góp.

Khi thực hiện huy động nguồn lực từ nhân dân cần công khai, minh bạch, rõ ràng. Có thể thông báo kết quả tới mỗi người dân, để dân nắm được tình hình trong thôn, trong xã qua các cuộc họp bàn, các cuộc triển khai chủ chương của cấp trên, xem như một phần tuyên dương và khích lệ, đồng thời cũng tránh mất lòng tin của dân đối với cán bộ lãnh đạo.

Thực hiện đa dạng hóa và linh hoạt các nguồn huy động, hình thức huy động, phương thức huy động để người dân dễ dàng tham gia đóng góp phù hợp với khả năng của từng hộ, từng người.

Để công tác huy động ngồn lực từ người dân ở địa phương đạt được hiệu quả cao thì những hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện NTM phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khiến người dân tin tưởng vào sự thành công của hoạt động đầu tư. Việc cần làm hiện nay là giúp người dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của mình hơn nữa, cần phải có ý thức tự lập, chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Bên cạch đó, cần khuyến khích, vận động con em xa quê đóng góp vào quá trình phát triển và xây dựng quê hương, góp phần hỗ trợ cho một phần kinh phí của xã, cũng như giảm bớt gánh nặng kinh phí cho người dân trên địa bàn.

Vai trò con người là không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển, vì vậy, nếu huy động được sức dân, sự ủng hộ của dân thì đây là một nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện xây dựng NTM.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.2.4. Một số giải pháp khác

- Để phát triển hơn nữa thì cần có nhiều kinh nghiệm hơn nữa, vì vậy vẫn nên tiếp tục có các đợt tập huấn, các chuyến đi thực tế tới các địa điểm đã thành công trong việc xây dựng NTM để học hỏi những kinh nghiệm, trao đổi những bí quyết tạo nên thành công, để góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

- Bồi dưỡng các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm và có trách nhiệm để lập ra một ban chỉ đạo thực hiện NTM mới có đầy đủ khả năng xây dựng hạ tầng phát triển hơn trong tương lai, để có các quan điểm xây dựng mới, các ý tưởng mới, đường lối mới không bị trùng lặp với giai đoạn trước.

- Ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các đơn vị huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển hạ tầng. Bên cạnh đó cũng cần biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể tích cực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đông thời cũng có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong quy hoạch phát triển hạ tầng trên địa bàn.

- Mang tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để người dân tiếp thu được những tiến bộ và bắt kịp sự phát triển của xã hội.

Nhìn chung với các chính sách và cách xây dựng NTM cũng như xây dựng hạ tầng trên địa bàn thời gian qua đã đi đúng hướng và mang lại kết quả khả quan. Với tốc độ phát triển, tinh thần đoàn kết và chính sách đúng đắn, chúng ta có thể hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, phát triển hơn của xã Tùng Ảnh trong tương lai gần, đồng thời, một hạ tầng KT-KT mới sẽ sớm khẳng định được vai trò của mình vào sự phát triển của địa phương và với đời sống của người dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã tùng ảnh, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)