Tình hình dân số-lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã tùng ảnh, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 37)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ…

2.1. Tình hình cơ bản của xã

2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.3.1. Tình hình dân số-lao động

Lao động là nhân tố tất yếu và không thể thiếu trong quá trình phát triển sản xuất, để mang lại kết quả cao trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tình hình dân số và lao động của xã được thể hiện trong bảng 2.

Qua bảng ta có thể thấy, dân số năm 2011 của xã là 6081 người, trong đó có 2822 nam chiếm 46,40%, 3259 nữ chiếm 53,60%. Đến năm 2013 thì dân số toàn xã là 6446 người, tốc độ phát triển dân số bình quân qua 3 năm tăng 2,96%.

Để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, lao động trên địa bàn xã Tùng Ảnh cũng có những bước dịch chuyển phù hợp với hướng đi mà Đảng và Nhà nước cũng như ban lãnh đạo đặt ra. Lao động trên địa bàn xã tuy nằm trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn còn nhiều. Nhưng qua 3 năm (2011-2013) số lao động làm trong ngành này đang có xu hướng giảm dần, năm 2011, lao động trong ngành này chiếm đến 40,12% nhưng tới năm 2013 thì chỉ còn còn 32,20%( giảm 10,12%), bình quân 3 năm qua lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm đi 5,19%.

Tổng số lao động năm 2011 là 3006 người chiếm 49,43% dân số của toàn xã.

Trong đó: lao động nông nghiệp chiếm 40,12%, lao động công nghiệp-xây dựng chiếm 27,41%, lao động dịch vụ chiếm 30,77% và lao động làm việc khác chiếm 1,7% tổng lao động toàn xã. Đến năm 2013, tổng số lao động của xã là 3366 người. Lao động trong xã có xu hướng chuyển sang làm thương mại-dịch vụ và công nghiệp-xây dựng. Với biểu hiện là tỷ lệ lao động của xã tham gia vào thương mại-dịch vụ đang có xu hướng ngày càng tăng lên, từ 30,77% năm 2011 đến 2013 đã tăng lên 41,68%, và lao động công nghiệp-xây dựng bình quân đã tăng 1,74% sau 3 năm. Xét đến việc dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực khác này có thể nói đến nhưng nguyên nhân sau:

- Nông nghiệp lao động thì vất vả nhưng dễ bị mất mùa do ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết, mặc dù đã áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, đưa các loại giống mới vào sản xuất nhưng hiệu quả vẫn không cao, giá trị mang lại vẫn thấp so với các ngành nghề khác, không đáp ứng được nhu cầu của con người.

- Vốn nổi tiếng với làng khoa bảng và truyền thống hiếu học nên lao động trẻ ở xã bây giờ chủ yếu là lao động có tay nghề, đã qua đào tạo nghề, vì vậy cần làm những công việc phù hợp với tay nghề chứ ít làm nông nghiệp. Chỉ còn những lao động trung niên, lao động phổ thông là thường xuyên tham gia vào sản xuất nông nghiệp.

- Chủ trương phát triển xã là thúc đẩy công nghiệp-xây dựng và thương mại- dịch vụ để tăng giá trị sức lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, làm thay đổi bộ mặt của xã trong tương lai, để phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp cũng đang dần bị thu hẹp để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, thương mại, nên lao động cũng chuyển việc làm để phù hợp với đời sống và chủ trương đề ra.

Tuy chuyển dịch cơ cấu lao động sang một hướng mới, nhưng xã cũng giữ gìn ngành nông nghiệp truyền thống trước nay. Tuy không mang lại hiệu quả và giá trị cao như công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ nhưng nông-lâm-ngư nghiệp cũng góp một phần vào đời sống của người dân, là một phần không thể thiếu của những người xưa nay luôn gắn liền với nông nghiệp, nông nghiệp giờ cũng như cái gốc cho sự phát triển sau này, tuy giảm nhưng cũng đến một giới hạn chứ không nên cho nó biến mất. Điều này đòi hỏi một chính sách hợp lý từ ban chỉ đạo xã, cũng như ý chí của lao động trên địa bàn về sự gìn giữ nét truyền thống xưa nay.

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Tùng Ảnh qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: Người

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 Tốc độ

phát triển bình quân Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

I.Tổng dân số 6081 100 6236 100 6446 100 102,96

Nam 2822 46,40 2929 46,96 3038 47,13 103,76

Nữ 3259 53,60 3307 53,04 3408 52,87 102,26

II.Tổng số lao động 3006 100 3032 100 3366 100 105,82 Lao động Nông-

Lâm-Ngư nghiệp 1206 40,12 1040 34,30 1084 32,20 94,81

Lao động CN-XD 824 27,41 801 26,42 853 25,34 101,74

Lao động TM-DV 925 30,77 1170 38,59 1403 41,68 123,16

Làm việc khác 51 1,70 21 0,69 26 0,78 71,40

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tùng Ảnh 2.1.3.2. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là một nhân tố quan trọng, trên cùng một diện tích đất tự nhiên, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Cơ cấu diện tích đất của xã được thể hiện ở bảng 3.

Qua 3 năm, tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã không có sự thay đổi, vẫn là 867,3ha, nhưng diện tích đất nông nghiệp của xã có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên nhân chính là do đất nông nghiệp đã bị thu hồi và chuyển thành đất thổ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cư và đất chuyên dùng để xây dựng các công trình như: nhà máy, xí nghiệp, các công trình công cộng khác. Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới thì trong những năm tiếp theo thì đất nông nghiệp vẫn tiếp tục giảm và bị chuyển đổi. Với hướng quy hoạch này thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 447,97ha, đến năm 2011 giảm còn 438,97ha, năm 2012 còn 432,92ha và năm 2013 còn 424,26ha. Bình quân chung qua 4 năm, diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi 2,68% . Cứ mỗi năm thì diện tích đất nông nghiệp lại giảm đi một ít. Với diện tích đất nông nghiệp giảm đi đó sẽ được đưa vào sử dụng với mục đích là phục vụ cho việc xây dựng trụ sở, cơ quan, phục vụ sản xuất, kinh doanh, làm đất ở và phục vụ cho việc phát triển hạ tầng. Điều này là phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới ở xã và mục tiêu cố gắng hoàn thành tất cả các tiêu chí, trở thành xã đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2013.

Vì vậy, để phát triển hơn nữa và theo quy hoạch thì diện tích đất nông nghiệp vẫn tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp giảm qua các năm thì diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên theo đó. Cụ thể, đất trụ sở cơ quan tăng lên 0,18ha năm 2011 so với năm 2010, đất sản xuất kinh doanh tăng bình quân 49,48% qua 4 năm , đất phát triển hạ tầng tăng liên tục qua các năm, 2010 là 158,78ha, năm 2011 tăng lên 164,15ha, 2013 tăng lên đến 193,07ha, bình quân qua 4 năm, diện tích đất phát triển hạ tầng đã tăng 10,27%. Đất ở cũng tăng bình quân 5,40% qua 4 năm. Tuy diện tích đất nông nghiệp giảm để trở thành đất phi nông nghiệp, nhưng không thể đáp ứng hết, vì vậy, cần sử dụng đến diện tích đất chưa được sử dụng vào để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất.

Về diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn thì tính đến năm 2013 còn 64,94ha, đã có 33,07ha được đưa vào sử dụng, trong đó đất bằng chưa sử dụng còn 23,57ha, đất đồi núi chưa sử dụng còn 41,37ha. Trong thời gian tiếp theo, thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất để thực hiện CNH-HĐH nông thôn trên địa bàn, đất bằng chưa sử dụng sẽ có thể đưa vào sử dụng hết và một phần nào đó sẽ sử dụng đất đồi núi chưa sử dụng để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và hạn chết việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn 2010-2013

ĐVT: ha Loại đất Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BQC (%)

I.Tổng DT tự nhiên 867,30 867,30 867,30 867,30 100

1.Đất nông, lâm, ngư nghiệp 447,97 438,97 432,92 424,26 97,32 1.1.Đất trồng lúa nước 225,42 218,57 212,99 208,88 96,26

1.2.Đất cỏ chăn nuôi 0,06 0,06 0,06 0,06 100

1.3.Đất trồng cây hàng năm 69,51 68,71 67,25 64,31 96,19 1.4.Đất trồng cây lâu năm 104,44 103,09 101,74 100,13 97,91

1.5.Đất rừng sản xuất 15,40 15,40 15,40 15,40 100

1.6.Đất rừng phòng hộ 9,96 9,96 9,96 9,96 100

1.7.Đất nuôi trồng thủy sản 23,18 23,18 23,18 23,18 100

1.8.Đất nông nghiệp khác 2,34 2,34

2.Đất phi nông nghiệp 321,32 337,69 356,69 378,10 108,48

2.1.Đất trụ sở, cơ quan 1,85 2,03 2,03 2,03 104,75

2.2.Đất sản xuất,kinh doanh 14,41 24,60 32,20 32,20 149,48

2.3.Đất sản xuất VLXD,gốm sứ 3,55 3,55 3,55 3,55 100

2.4.Đất di tích, danh thắng 7,50 7,50 7,50 7,50 100

2.5.Đất bãi thải, xử lý chất thải 3,50 3,50 3,50 3,50 100

2.6.Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,21 0,21 0,21 0,21 100

2.7.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 16,46 16,46 16,46 16,46 100 2.8.Đất có mặt nước chuyên dung 74,33 74,33 74,33 74,33 100 2.9.Đất phát triển hạ tầng 158,78 164,15 172,93 193,07 110,27

2.10.Đất ở,khu dân cư 40,73 41,35 43,98 45,25 105,40

3.Đất chưa sử dụng 98,01 90,65 77,69 64,94 81,40

3.1.Đất bằng chưa sử dụng 45,66 40,66 31,66 23,57 71,85

3.2.Đất đồi núi chưa sử dụng 52,35 49,99 46,03 41,37 88,90 Nguồn:Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tùng Ảnh 2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế

Cùng với quá trình CNH-HĐH đất nước, sự đi lên mạnh mẽ của toàn cầu, xã Tùng Ảnh cũng không ngừng phát triển theo thời gian. Tình hình chung của xã được thể hiện qua bảng 3 như sau:

Tốc độ tăng trưởng của xã qua các năm đều ở mức cao (năm 2011 là 13,5%, năm 2013 là 12,5%), nhưng do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt cùng với suy thoái

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên không ảnh hưởng tới sự phát triển, tổng giá trị sản xuất vẫn tăng theo thời gian, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý mang lại giá trị cao. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ từ nông-lâm-ngư nghiệp sang thương mại-dịch vụ. Do điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt, không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm sút để phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất khác, vì vậy giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp đang ngày có xu hướng giảm đi. Nhưng để phục vụ cho cuộc sống, đáp ứng được sự phát triển của xã hội thì đòi hỏi người dân phải tìm một hướng khác để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Chính vì thế mà thương mại- dịch vụ đang ngày càng được chú trọng vì được đánh giá là ngành mang lại giá trị lớn và ổn định hơn.

Cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và sự chuyển dịch cơ cấu như vậy nên thu nhập của người dân trên địa bàn cũng ngày một tăng nhanh, năm 2011 thu nhập bình quân là 24,210 triệu đồng/người thì năm 2013 đã lên tới 27,6 triệu đồng/người.

Kinh tế đi theo hướng mới, người dân làm giàu theo hướng mới, việc này tạo nên sự phát triển mạnh mẽ trên địa bàn xã Tùng Ảnh. Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên và đáng tự hào của một vùng đất trước đây được đánh giá là nghèo khổ.

Bảng 4: Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã Tùng Ảnh giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tốc độ tăng trưởng % 13,5 13 12,5

Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 140,180 153,226 172,836

Cơ cấu kinh tế %

Nông-lâm-ngư nghiệp 23 20 14,2

Công nghiệp- xây dựng 30 27,2 15,6

Thương mại-dịch vụ 47 52,8 70,2

Thu nhập bình quân Triệu đồng/ người 24,210 27,191 27,6 Nguồn: Báo cáo kế hoạch nhà nước xã Tùng Ảnh

2.1.5. Tình hình thu-chi ngân sách của xã giai đoạn 2010-2013

Thu ngân sách luôn đáp ứng được chi ngân sách, không có tình trạng thiếu hụt ngân sách trên địa bàn xã qua mấy năm gần đây. Các nguồn thu ngân sách chủ yếu là

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

các loại thuế, phí, lệ phí, bán đất, cho thuê đất sản xuất, các loại quỹ, đóng góp tự nguyện của các cá nhân trong và ngoài nước, ngân sách cấp trên đưa xuống… Thu ngân sách ngày một tăng lên, chứng tỏ các hoạt động, các chính sách đang được áp dụng tốt và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời cũng phản ánh tình hình sản xuất đang ngày càng tiến bộ, khoản thu tăng lên có thể là do các cá nhân trong và ngoài nước quyên góp nhiều lên để xây dựng quê hương, có thể là do cấp trên đầu tư nhiều hơn vào địa bàn…

Bên cạnh thu ngân sách còn có chi ngân sách, phải chi một cách đúng đắn thì các khoản thu mới có thể đáp ứng được. Ngân sách được dùng vào rất nhiều việc như: chi cho hoạt động thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển… Nhưng nhờ sự khéo léo trong công tác phân bổ nguồn thu mà ngân sách xã không xảy ra tình trạng thiếu hụt, bên cạnh đó còn mang lại những kết quả khả quan trong quá trình sử dụng. Ngân sách được sử dụng hợp lý và đúng đắn cũng là một trong những mặt tốt mà xã đạt được.

Bảng 5 : Tình hình thu-chi ngân sách của xã giai đoạn 2010-2013 ĐVT: tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu 13,38 18,25 40.30 41,12

Chi 12,89 16,61 38,19 40,37

Nguồn: Báo cáo kế hoạch nhà nước xã Tùng Ảnh

2.1.6. Tình hình thực hiện mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã

Nhìn lại chặng đường đã qua, thành công của Tùng Ảnh khiến nhiều địa phương khác phải mơ ước. Tùng Ảnh có “thâm niên” 12 năm xây dựng nông thôn mới, do đó đã tích lũy đươc khá nhiều kinh nghiệm. Trong đó giai đoạn 2000 - 2005, Tùng Ảnh là một trong 7 xã “cán” đích đầu tiên hoàn thành 19 tiêu chí NTM do tỉnh Hà Tĩnh đề ra; giai đoạn 2 từ 2006 - 2010, xã Tùng Ảnh đã rút ngắn được thời gian 2 năm để trở thành đơn vị duy nhất hoàn thành 33 tiêu chí NTM của tỉnh khi đến đích vào cuối năm 2008. Với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí được ban hành năm 2010, xã vẫn còn nợ 3 tiêu chí về giao thông nông thôn (đường nội đồng), cơ sở vật chất văn hóa và hình thức tổ chức sản xuất.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Sau 3 năm triển khai, thực hiện chương trình xây dựng NTM theo bộ tiêu chí mới, bộ mặt nông thôn Tùng Ảnh có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; chính trị ổn định, an ninh trật tự được giữ vững. Bình quân thu nhập đầu người năm 2013 đạt trên 27 triệu đồng/năm. Theo rà soát, đánh giá của ban chỉ đạo NTM cấp xã, huyện, năm 2013, Tùng Ảnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM và là xã đầu tiên trong tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành 19/19 tiêu chí về NTM. Đây là một kết quả đáng tự hào và là sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như người dân trên toàn địa bàn xã.

Với quan điểm đánh giá các tiêu chí phải thực chất, không chạy theo thành tích, các thành viên đoàn liên ngành tỉnh đã kiểm tra, rà soát và đánh giá thực chất các tiêu chí đồng thời đưa ra giải pháp để Tùng Ảnh khắc phục, bổ sung. Theo đánh giá của các thành viên đoàn liên ngành, các tiêu chí của Tùng Ảnh đều đạt.

Riêng đối với tiêu chí “cán bộ đạt chuẩn” nằm trong tiêu chí 18 (hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh), hiện Tùng Ảnh còn 1 cán bộ chưa đạt chuẩn và cán bộ đó đến 2014 sẽ nghỉ hưu. Theo đại diện sở Nội vụ, căn cứ Thông báo kết luận số 243/TB-VPĐP, ngày 30/10/2013 của VP Điều phối NTM tỉnh, trường hợp này vẫn công nhận đạt chuẩn.

Để đạt được những kết quả khả quan như vậy, cán bộ và nhân dân Tùng Ảnh đã cố gắng hết mình, tạo ra khối đại đoàn kết trong toàn bộ địa bàn xã. Chủ tịch xã Phan Tiến Dũng cho rằng: “NTM là đi vào lòng dân. Muốn xây dựng NTM phải bắt đầu từ mỗi cá nhân. Chính quyền địa phương chỉ định hướng cho các thôn về mặt chủ trương, còn xây dựng phương án và tổ chức thực hiện là do họ tự thực hiện. Những hộ tự nguyện hiến đất, thôn sẽ đóng góp và bù lại những công trình được xây dựng trên phần đất đã hiến. Đất Tùng Ảnh có giá trị cao nhưng nếu không có sự đồng thuận từ dưới thì chính quyền cũng buộc phải bó tay”.

Toàn bộ quá trình xây dựng nông thôn mới, chủ yếu là dựa vào nhân dân, dân đóng góp, dân tự làm, dân tự kiểm tra, đánh giá. Nhân dân đã góp một vai trò quan trọng, là nền tảng của sự phát triển của xã như hiện nay. Như lời Bác Hồ dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính lời dạy này của bác mà xã đã có chính sách cho dân tự chủ động, tự làm, tự nhận xét kết quả. Phát huy được sức mạnh tổng lực, đây cũng là một lợi thế rất lớn của xã hiện nay.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã tùng ảnh, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)