CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
5. Kết quả hiệu quả và khả năng trả nợ vay
2.6. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG
2.6.1. Nguyên nhân chủ quan
2.6.1.1. Đội ngũ nhân sự của Ngân hàng
Chuyên môn về kỹ thuật và xây dựng của nhân viên thẩm định còn một số hạn chế. Hiện tại các thông số về máy móc thiết bị của dự án phần lớn dựa vào báo cáo khả thi của khách hàng. Đây cũng là mặt tồn tại ở hầu hết các NHTM hiện nay.
Các nhân viên thẩm định chỉ có thể có đƣợc sự hiểu biết ở một số lĩnh vực nhất định trong khi đó, các dự án lại đa lĩnh vực, đòi hỏi nhân viên phải có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội. Do đó, những vấn đề này khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều.
Trong khi đó công tác thẩm định tài chính dự án không những đòi hỏi kiến thức rộng mà quan trọng là kinh nghiệm từng trải qua nhiều lần thẩm định các dự án.
2.6.1.2. Phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Việc xác định dòng tiền của dự án chƣa chính xác, chƣa thực tế, phần lớn còn dựa vào số liệu mà doanh nghiệp trình cho ngân hàng. Một số dự án nhân viên thẩm định lại lấy lãi suất vay ngân hàng là lãi suất chiết khấu trong khi dự án đƣợc tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau.
Ngân hàng chưa phát triển theo chiều sâu các phương pháp như phân tích thống kê, so sánh hay phương pháp phân tích dự báo…Đánh giá tình hình tài chính dự án trong điều kiện rủi ro chƣa thực sự đƣợc thực hiện cho dù để đƣa một số phương pháp như phân tích độ nhạy vào quá trình thẩm định nhưng việc phân tích này mới chỉ dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.6.1.3. Thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định còn hạn chế, chƣa ứng dụng những phầm mền hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp mà thủ công không làm đƣợc.
Mặc dù nhân viên thẩm định thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ từ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp mà còn từ các phương tiện thông tin khác. Nhƣng để lấy đƣợc thông tin nhanh chóng về khách hàng khi cần thiết đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng đƣợc một hệ thống thông tin riêng, xây dựng đƣợc một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định.
2.6.1.4. Tổ chức thẩm định
Tuy rằng, ACB đã xây dựng một quy trình thống nhất cho công tác thẩm định song với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành khác nhau vẫn cần có những quy định hướng dẫn cụ thể vì sự khác biệt giữa các ngành không thể áp dụng cứng nhắc một quy trình đƣợc.
2.6.1.5. Sự chú trọng của Ngân hàng đối với quy trình và nội dung thẩm định Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân viên tín dụng - thẩm định dự án còn chƣa làm được, chưa có một chương trình đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ nhân viên thẩm định ở chi nhánh. Công tác thẩm định là một công tác vất vả đòi hỏi sự hiểu biết nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực. Khi đƣa ra một quyết định phải có một trình độ tổng hợp cao. Những nhân viên làm công tác này mới phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình thẩm định.
2.6.2. Nguyên nhân khách quan 2.6.2.1. Về phía khách hàng
Một số doanh nghiệp kinh doanh bất ổn, chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, không coi trọng uy tín của doanh nghiệp để nhằm cung cấp thông tin giả để vay ngân hàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Định hướng phát triển kinh tế của từng ngành, từng dịa phương trong công ty chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn cho công tác thẩm định và quyết định cho vay ở chỗ, xét về mặt tài chính thì đạt nhƣng xét về mặt kinh tế - xã hội thì không đƣợc, có thể tại doanh nghiệp hoạt đông thì thiếu sản phẩm đó nhƣng trên bình diện chung thì là thừa và ngƣợc lại ngoài ra những quy hoạch phát triển kinh tế không ổn định sẽ làm dự án ngừng hoạt động.
2.6.2.2. Về môi trường thẩm định
Các văn bản quy định về đầu tƣ, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thống kế toán ... của cấp Nhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, lại hay thay đổi gây khó khăn cho việc thẩm định. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa phương chưa ổn định, cụ thể cùng với sự can thiệp quá nhiều trong hoạt động cho vay của các bộ, ngành, UBND các cấp đã làm giảm hiệu quả công tác thẩm định.
Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chƣa nghiêm túc, đại đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chƣa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh.
Chƣa có hệ thống chỉ tiêu thống nhất cụ thể chuẩn mực cho công tác thẩm định Ngành Ngân hàng tuy đã có những tiến bộ vƣợt bậc nhƣng vẫn còn những yếu kém trong cơ chế hoạt động, điều hành, cạnh tranh, công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu. Bên cạnh đó quan hệ của các NHTM Việt Nam chƣa chặt chẽ chƣa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thẩm định dự án đầu tƣ, thẩm định dự án ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Vai trò chỉ đạo trong hướng dẫn, hỗ trợ quản lý của Nhà nước về thẩm định chưa tốt.
Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp hiện chƣa có cơ quan nào chính thức thực hiện. Nhƣ ở Mỹ có hai tổ chức đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp theo các chỉ số tài chính. Họ có thể sắp xếp thứ tự theo năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả… Để có thể căn cứ vào đó mà bỏ vốn đầu tƣ của mình các doanh nghiệp xếp hạng cao thì mức độ rủi ro đầu tƣ càng nhỏ.
Trường Đại học Kinh tế Huế