CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.3. GIẢI PHÁP VỀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
Khi một khách hàng đến Ngân hàng vay vốn, danh mục các hồ sơ bao gồm:
hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Theo Quy chế 1627 về quy định cho vay ban hành bởi NHNN, hai điều kiện quan trọng nhất để cho vay một khách hàng là đảm bảo mục đích sử dụng vốn và khả năng hoàn trả lãi và gốc.
Ngân hàng quan tâm tới tính trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các bộ hồ sơ pháp lý. Bởi vì trên thị trường không ít những công ty lừa đảo thành lập nên để vay vốn Ngân hàng. Để tránh gặp phải những truờng hợp khách hàng lừa đảo, Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, xác minh tính trung thực của các thông tin đó để tránh ra những quyết định sai lầm trong cho vay
Việc thẩm định tƣ cách khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và đánh giá về doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ có đƣợc kết luận về phong cách làm việc, quản lý điề hành, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Ngân hàng có thể lập ra một bản chi tiết các vấn đề hoặc các câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đƣa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của Ngân hàng. Nhƣ vậy nhân viên tín dụng sẽ có căn cứ để đƣa ra kết luận về tƣ cách của khách hàng dễ dàng và chủ động hơn
3.3.2. Giải pháp về thẩm định tình hình tài chính Đây là nội dung thẩm định quan trọng nhất.
Phân tích tình hình tài chính thường dựa trên các BCTC của doanh nghiệp.
Thông thường bộ hồ sơ tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Quy mô doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế đa phần là Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trường Đại học Kinh tế Huế
(SME) nên BCTC thường chỉ gồm có Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD và Thuyết minh BCTC. Tuy nhiên khi lập các báo cáo tài chính, doanh nghiệp thường cố ý làm đẹp các báo cáo, sai lệch so với thực tế để đƣợc vay vốn Ngân hàng. Theo đó nhứng nội dung chính cần thẩm định hồ sơ tài chính doanh nghiệp là:
Bảng cân đối kế toán: nhân viên tín dụng cần phải xem xét, đánh giá các khoản mục bên Tài sản, bên Nguồn vốn. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản lưu động, tài sản tài chính, tài sản cố định hữu hình và vô hình. Bên nguồn vốn xem xét nợ ngắn hạn ( nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, nợ ngắn hạn ngân hang thương mại và các tổ chức tín dụng khác), nợ dài hạn( nợ vay dài hạn ngân hang thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu), vốn chủ sở hữu( vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới).
Thông qua Bảng cân đối kế toán, nhân viên thẩm định phân tích và đánh giá để kết luận về loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Cơ cấu các thành phần từng tài khoản giúp ta nhận ra phần nào tình hình tài chính, cũng nhƣ khả năng cân đối tài chính, ., khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp vào thời điểm lập BCTC.
Báo cáo Kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết qủa kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân viên thẩm định cần xem xét những khoản mục chủ yếu đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động SXKD, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động đầu tư và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó. Trên cơ sở đó, nhân viên tín dụng phân tích BCTC: doanh thu ròng, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí lãi vay, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế;
Trường Đại học Kinh tế Huế
các thông số này sẽ đƣợc sử dụng để tính toán các tỷ số tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, là cơ sở để Ngân hàng đƣa ra quyết định tài trợ hay từ chối.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh ( từ bán hang hoá hoặc dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tƣ, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động khác.
Xác định dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động tài chính, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường
Một cách tổng quát, để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nhân viên thẩm định phải đọc và hiểu đƣợc các BCTC, qua đó họ nhận biết đƣợc nên tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan đến mục tiêu phân tích tài chính của họ, để từ đó có nhận định đúng về khả năng hòan trả nợ vay của doanh nghiệp.
3.3.3. Giải pháp về thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Một trong những yếu tố quan trọng khi cho vay là tài sản bảo đảm. Không xét những trường hợp khách hàng đủ điều kiện đi vay tín chấp
Đối với tài sản đảm bảo (kể cả tài sản của người bảo lãnh thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng…nhân viên thẩm định phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, hao mòn, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng thay đổi. Những biến động về giá trị tài sản do tăng giảm giá thị trường; do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản
Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu. TSBĐ luôn có khả năng biến động giá theo thời gian do nhiều yếu tố tác động nên việc định giá tài sản là
Trường Đại học Kinh tế Huế
3.3.4. Giải pháp về thẩm định PASXKD, DADT của doanh nghiệp
Việc thẩm định PASXKD, DAĐT sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD, DAĐT; hiệu quả về mặt xã hội, kinh tế sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của PASXKD, DAĐT
Trong thẩm định phương án, dự án vay vốn thì nhân viên thẩm định cần tiến hành phân tích , đánh giá:
Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của PASXKD, DADT
Nhu cầu sản phẩm của PASXKD, DAĐT trên thị trường
Đánh giá về cung ứng sản phẩm và khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp
Đánh giá về phương diện tổ chức, kỹ thuật của phương án, dự án
Đánh giá về hiệu quả dự tính của phương án, dự án
Đánh giá về khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Đánh giá và phân tích rủi ro có thể xảy ra
Từng nội dung này không phải đơn giản và không chỉ dựa trên thông tin trên giấy tờ mà còn dựa vào nhận xét của nhân viên thẩm định khi khảo sát và tiếp xúc thực tế, đặc biệt là khi đánh giá rủi ro có thể xảy ra của dự án. Để có đánh giá chính xác, yêu cầu kĩ năng và chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên thẩm định, kinh nghiệm trong nhận diện khách hàng…
3.3.5. Một số giải pháp đề xuất khác
Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, kiểm soát giúp ngân hàng ngăn ngừa đƣợc những vi phạm và sai sót, nâng cao ý thức cũng nhƣ thói quen tuân thủ quy trình nghiệp vụ …tránh những thiệt hại không đáng có. Định kỳ kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo thời gian quy định, ví dụ nhƣ hiện nay là 3 tháng với món vay ngắn hạn. 6 tháng với món vay trung và dài hạn. Công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác thẩm định bao gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Giám sát bảo đảm tiền vay và người bảo lãnh.
Kiểm tra việc thực hiện quy trình thẩm định tín dụng, giám sát sự tuân thủ chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
Kiểm tra hợp đồng vay vốn.
Kiểm tra việc quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.
Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện trước, trong và sau quá trình thẩm định đảm bảo tính chính xác trước khi ngân hàng quyết định cho vay.
Trường Đại học Kinh tế Huế