CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Thành – Phòng giao dịch Âu Cơ giai đoạn 2017 – 2019
2.2.3. Kết quả huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Phòng giao dịch Âu Cơ
2.2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi khách hàng cá nhân.
Bảng 2.4: Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi KHCN của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Âu Cơ giai đoạn 2017 – 2019.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2017
Năm 2018
Năm 2019
Chênh lệch 2018/2017
Chênh lệch 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Huy động từ TCKT 31.181 25.008 47.779 (6.173) (19,80) 22.771 91,05 Huy động từ KHCN 210.211 244.990 260.350 34.779 16,54 15.360 6,27 Tổng vốn huy động 241.392 269.998 308.129 28.606 11,85 38.131 14,12 Tỷ trọng % nguồn vốn
tiền gửi KHCN/Tổng vốn huy động
87,08% 90,74% 84,49%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB – PGD Âu Cơ) Nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN có xu hướng tăng về quy mô qua các năm. Năm 2017 nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN của phòng giao dịch đạt 210.211 triệu đồng. Năm 2018 đạt 244.990 triệu đồng (tương ứng tăng 34.779 triệu đồng và tỷ lệ tăng 16,54% so với năm 2017). Năm 2019, phòng giao dịch tiếp tục tăng trưởng quy mô nguồn vốn tiền gửi KHCN lên 260.350 triệu đồng (tương ứng tăng 15.360 triệu đồng và tỷ lệ tăng 6,27% so với năm 2018).
Quy mô nguồn vốn tiền gửi KHCN có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn qua các năm. Tuy nhiên khi xét trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của phòng giao dịch thì tỷ trọng huy động từ KHCN lại có sự biến động qua các năm. Năm 2017, huy động từ KHCN chiếm 87,08%
tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018, tăng lên chiếm 90,74%. Năm 2019 giảm còn 84,49%. Việc giảm về tỷ trọng cho thấy phòng giao dịch chưa đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi KHCN trong cơ cấu tổng nguồn vốn theo đúng như định hướng của ngân hàng đặt ra là tăng cường phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có hoạt động huy động vốn tiền gửi KHCN.
2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi khách hàng cá nhân.
- Cơ cấu của nguồn vốn tiền gửi khách hàng cá nhân theo kỳ hạn:
Bảng 2.5: Cơ cấu của nguồn vốn tiền gửi KHCN theo kỳ hạn tại Ngân hàng ACB – PGD Âu Cơ giai đoạn 2017 - 2019
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ Tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017
Chênh lệch 2019/2018
Số tiền Tỷ trọn
g (%)
Số tiền Tỷ trọn
g (%)
Số tiền Tỷ trọn
g (%)
Số
tiền Tỷ lệ (%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi KKH 12.255 5,83 17.909 7,31 12.497 4,80 5.654 46,1
4 (5.412) (30,22) Tiền gửi CKH 197.95
6 94,17 227.08
1 92,69 247.85
3 95,20 29.125 14,7
1 20.772 9,15 - Ngắn hạn 122.25
8 61,76 137.112 60,38 170.12
6 68,64 14.854 12,1
5 33.014 24,08 - Trung và dài hạn 75.698 32,41 89.969 32,31 77.727 26,56 14.271 18,8
5
(12.242
) (13,61) Tổng nguồn vốn 210.211 100 244.99
0 100 260.35
0 100 34.779 16,5
4 15.360 6,27 (Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB – PGD Âu Cơ) Nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN có sự tăng trưởng về cả quy mô và tốc độ nhưng trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn còn có nhiều hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn chiếm rất thấp trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Phòng giao dịch đã không khai thác được hiệu quả nguồn vốn mang tính ổn định, lâu dài này. Năm 2017 nguồn vốn huy động trung dài hạn là 75.698 triệu đồng chiếm 32,41% của tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018, nguồn vốn huy động trung dài hạn đạt 89.969 triệu đồng, chiếm 32,31% tổng nguồn vốn huy động và tăng 18,85% so với năm 2017. Năm 2019, nguồn vốn huy động trung và dài hạn giảm 12.242 triệu đồng, chỉ còn 77.727 triệu đồng, tương đương giảm 13,61% và nguồn vốn trung dài hạn chỉ chiếm 26,56% trong tổng nguồn vốn huy động.
Một phần nguyên nhân do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền với kỳ hạn dài (trên 12 tháng) mà muốn linh động trong việc sử dụng khoản tiền gửi của mình
khi có nhu cầu rút vốn nhưng lại muốn hưởng một khoản lãi nhất định từ khoản tiền nhàn rỗi khi muốn gửi vào Ngân hàng. Một nguyên nhân khác là do sự lo ngại gửi tiền dài hạn vì khó có thể dự đoán trước sự biến động của lãi suất.
Tỷ trọng vốn tiền khách hàng cá nhân trung và dài hạn qua các năm từ 2017 đến 2019 đều chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn tiền gửi huy động ngắn hạn. Với cơ cấu này khi xét trong ngắn hạn có thể giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất nhưng lại có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng trong dài hạn bởi tính kém ổn định của vốn tiền gửi ngắn hạn so với vốn tiền gửi trung và dài hạn.
- Cơ cấu của nguồn vốn tiền gửi khách hàng cá nhân theo loại tiền:
Bảng 2.6: Cơ cấu của nguồn vốn tiền gửi KHCN theo loại tiền tại Ngân hàng ACB – PGD Âu Cơ giai đoạn 2017 – 2019
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017
Chênh lệch 2019/2018 Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) VNĐ 191.818 91,26 226.665 92,52 242.75 93,24 34.847 18,17 16.085 7,1 Ngoại tệ 18.393 8,74 18.325 7,48 17.600 6,76 (0.068) 0,37 (0,725) 3,96 Tổng nguồn vốn 210.211 100 244.990 100 260.350 100 34.779 16,54 15.360 6,27
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB – PGD Âu Cơ) Trong tổng vốn tiền gửi huy động KHCN thì lượng vốn huy động bằng nội tệ (VNĐ) chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với lượng vốn ngoại tệ huy động được, nguyên nhân chủ yếu vì mức lãi suất áp dụng cho loại vốn huy động bằng ngoại tệ khá thấp cộng với hình thức huy động đối với nguồn ngoại tệ không đa dạng bằng nội tệ.
Nhìn chung, qua 3 năm từ 2017 đến năm 2019, vốn huy động ngoại tệ của phòng giao dịch giảm nhẹ, cụ thể: năm 2017 là 18.393 triệu đồng, năm 2018 là 18.325 triệu đồng giảm 68 triệu đồng hay giảm 0,37%, năm 2019 đạt 17.600 triệu đồng chiếm 6,67% trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động KHCN.
Cơ cấu nguồn tiền gửi VNĐ qua 3 năm tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2017 tiền gửi bằng VND là 191.818 triệu đồng, chiếm 91,26% trong tổng nguồn tiền dân cư. Năm 2018, nguồn này đạt 226.665 triệu đồng, tăng 34.847 triệu đồng (tương đương tăng 18,17%) so với năm 2017. Năm 2019, nguồn huy động vốn dân cư bằng VND tiếp tục tăng 16.085 triệu đồng (tương đương tăng 7,1%) so với năm 2018.
Vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn tiền gửi bởi đồng nội tệ luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất tiền gửi VNĐ luôn cao hơn nhiều so với lãi suất ngoại tệ, do đó đã luôn thu hút chủ yếu khách hàng gửi tiền VNĐ. Ngoài ra, do tình hình kinh tế ổn định nên nhu cầu tích trữ đồng ngoại tệ của KHCN không cao.
2.2.3.3. Chi phí huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân
Bảng 2.7: Chi phí huy động vốn tiền gửi KHCN tại Ngân hàng ACB – PGD Âu Cơ giai đoạn 2017 – 2019
Chỉ tiêu Năm
2017
Năm 2018
Năm 2019
Chênh lệch 2018/2017
Chênh lệch 2019/2018 Số
tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy
động 210.211 244.990 260.350 34.779 16,54 15.360 6,27
Chi phí huy động vốn 8.724 10.363 11.898 1.639 18,79 1.535 14,81 Chi phí trả lãi tiền
gửi bình quân 4,15% 4,23% 4,57%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB – PGD Âu Cơ) Trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019, tình hình huy động vốn của phòng giao dịch có nhiều khả quan. Với sự ổn định của nền kinh tế, áp lực về lãi suất được giảm nhẹ, chi phí trả lãi tiền gửi bình quân của phòng giao dịch được duy trì dưới mức 5%.
Năm 2018, nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN tăng 16,54% so với năm 2017, cùng với đó, chi phí huy động vốn cũng tăng theo tương ứng là 18,79%. Chi phí trả lãi tiền gửi bình quân năm 2018 là 4,23%.
Sang năm 2019, nguồn vốn huy động tiền gửi KHCN tăng nhẹ 6,27%, nhưng chi phí huy động vốn tăng với tỷ lệ là 14,81%, kéo theo chi phí trả lãi tiền gửi bình quân tăng từ 4,23% năm 2018 lên 4,57% năm 2019. Năm 2019, mặt bằng huy động lãi suất có sự tăng nhẹ cùng với sự cạnh tranh trên thị trường, phòng giao dịch đã phải kiến nghị lên chi nhánh tăng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới gửi tiền. Điều này đã dẫn đến chi phí lãi tăng với tốc độ cao hơn so với quy mô tiền gửi huy động kéo theo chi phí trả lãi tiền gửi bình quân cũng tăng lên.