CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TẠI PHÒNG VẬN HÀNH CỦA CÔNG TY TNHH MẶT TRỜI HẠ LONG CHI NHÁNH CÔNG VIÊN SUN WORLD HẠ LONG, QUẢNG NINH
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực tại phòng vận hành
3.2.1. Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo nhân lực
Công viên Sun World Hạ Long chỉ đào tạo khi có nhu cầu hay khi hoạt động kinh doanh của công ty có biến động mà không chú trọng đào tạo thường xuyên, liên tục.
Như vậy công ty vẫn chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo nhân lực dài hạn mà chỉ dừng lại ở việc đào tạo khi có nhu cầu phát sinh.
Do đó, để xác định đúng nhu cầu đào tạo, công ty cần:
- Phân tích công việc và đánh giá công việc theo từng giai đoạn. Việc này sẽ giúp cho nhà quản trị nắm bắt được những công việc cần phải điều chỉnh, cần sự thay đổi.
Đồng thời giúp nhà quản trị cân bằng được khả năng, trình độ giữa các bộ phận.
- Lắng nghe những tâm tư, mong muốn, nguyện vọng của nhân viên trong công ty. Nắm bắt được nhu cầu hiện tại của họ, phẩm chất, năng lực, thái độ, trách nhiệm.
- Số lượng buổi họp nội bộ của nhân viên rất ít. Trong khi làm việc không có sự trao đổi, trò chuyện, việc ai người đó làm. Do đó, công ty cần tổ chức nhiều cuộc họp nội bộ hơn nữa, đây chính là lúc để nhân viên tìm hiểu về nhau, trao đổi ý kiến.
- Xác định rõ những thiếu sót cần phải thay đổi của cả ban giám đốc và đội ngũ nhân viên. Từ đó có thể xác định được nhu cầu đào tạo của công ty trong thời gian tới.
- Lựa chọn chuẩn xác đối tượng cần đào tạo.
3.2.2. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo
Kế hoạch đào tạo mà Công viên Sun World Hạ Long xây dựng tương đối đơn giản, dập khuôn, hình thức và phương pháp đào tạo còn nhiều hạn chế, thiếu tính mới, tính đa dụng, phong phú không gây hứng thú nhiều cho người học. Vì vậy công ty cần:
- Lên kế hoạch tổng thể, chi tiết với đầy đủ các nội dung rõ ràng. Nội dung bản kế hoạch cần có sự thống nhất giữa ban giám đốc và toàn thể nhân viên. Tránh tình trạng bản kế hoạch dập khuôn, truyền thống hay được lập dựa trên ý kiến chủ quan của ban giám đốc mà thiếu sự đóng góp ý kiến từ đội ngũ nhân viên trong công ty.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy chiếu, dụng cụ… để hỗ trợ tốt nhất cho buổi đào tạo.
- Đầu tư chi phí đào tạo: Công ty cần xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của mình để bỏ ra một khoản chi phí thích đáng cho hoạt động đào tạo đội ngũ nhân lực chẳng hạn năm 2019 công ty sẽ bỏ ra nguồn chi phí khoảng 1026,8 triệu đồng cho tổ chức đào tạo nhân lực. Mục đích của việc chú trọng, tăng thêm nguồn chi phí cho đào tạo sẽ giúp cho công ty chủ động hơn, xây dụng được nhiều loại hình đào tạo đa dạng.
3.2.3. Hoàn thiện công tác thực hiện, triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực
Để hoàn thiện công tác thực hiện, triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực, công ty cần:
- Cung cấp các kiến thức mới cho nhân viên phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Tổ chức các buổi trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, tranh luận về một vấn đề nào đó thông qua các tình huống, các điểm đến du lịch…
- Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các cuộc thi du lịch do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hay Tổng cục Du lich tổ chức.
- Đào tạo trong công ty: Cần đổi mới, bổ sung, đa dụng hóa phương pháp đào tạo để thu hút người học. Xây dựng thêm nhiều tình huống sinh động, các video, clip thực tế về điểm đến du lịch. Chia nhóm, chia đội thi đua, tổ chức đóng kịch, thậm chí đội này sẽ giao tình huống cho đội kia. Đối với các nhân viên mới hay thực tập sinh thì ở
từng bộ phận sẽ cử người tiến hành cung cấp các thông tin, kiến thức cần thiết nhất cho đội ngũ này. Đồng thời vừa dạy lí thuyết, vừa kèm cặp ngay tại nới làm việc.
- Đào tạo ngoài công ty: Hầu như không có buổi đào tạo nào từ bên ngoài công ty cho nhân viên. Do đó công ty cần chú trọng hơn việc đào tạo bên ngoài công ty. Quan tâm nhiều hơn tới nhân viên, tổ chức các buổi tham quan thực tế tại điểm đến, cử nhân viên đi khảo sát, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty du lịch lớn trong cả nước hay khu vực hay các tổ chức đào tạo có uy tín. Tổ chức thêm các khóa đào tạo bổ sung cho những nhân viên còn nhiều thiếu sót.
- Khuyến khích nhân viên theo học các lớp đào tạo ngoại ngữ, đào tạo trình độ tin học ngoài thời gian làm việc trong giờ hành chính. Hoặc sau khi làm hết giờ làm việc, công ty tổ chức các lớp ngoại ngữ, tin học tự học cho nhân viên. Để thực hiện được điều đó, công ty sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho những nhân viên tích cực tham gia các buổi học và có nhiều tiến bộ.
- Tăng cường vốn đầu tư vào trang thiết bị cho tổ chức đào tạo nhân lực trong công ty. Nâng cấp hệ thống máy tính, mạng, máy chiếu, nâng cấp phòng tự học cho nhân viên (nếu có)… Việc đầu tư này sẽ giúp ích rất lớn cho công tác đào tạo nhân lực.
Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất, công ty cần chú ý tới khả năng tài chính của mình để trích một khoản đầu tư phù hợp.
- Nâng cao nguồn vốn cho đào tạo nhân lực: Công ty nên đầu tư chi phí nhiều hơn cho công tác đào tạo. Nguồn vốn đó có thể công ty tự bỏ ra dựa trên doanh thu, lợi nhuận mà công ty đạt được hoặc có thể tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư từ bên ngoài hoặc mở rộng hoạt động, lĩnh vực kinh doanh để có thể tìm kiếm thêm nguồn chi phí cho đào tạo. Khi có được nguồn chi phí đủ cho công tác đào tạo, công ty cần có kế hoạch sử dụng nó một cách có hiệu quả, phân bố chi phí cho từng bộ phận, từng khóa đào tạo phù hợp. Đồng thời công ty cũng cần tính đến các rủi ro có thể xảy ra khi hiệu quả sử dụng nguồn vốn không triệt để, hiệu quả kém.
3.2.4. Hoàn thiện các đánh giá hiệu quả công tác tổ chức đào tạo nhân lực
- Lấy ý kiến người học không chỉ dừng lại ở việc nên cảm nhận chung như buổi học có thú vị hay không? Buổi học có đáp ứng như mong đợi hay không? Mà cần chỉ rõ hơn mục tiêu đào tạo đã phù hợp với nhân viên chưa? Phương pháp dạy có hiệu quả không? Mức đó tiếp cận nội dung đào tạo có khó khăn gì không? ...Việc đánh giả thông qua ý kiến người học này sẽ giúp công ty nắm bắt được tình hình chung của buổi đào tạo từ đó có những thay đổi phù hợp và hoàn thiện hơn.
- Không chỉ dừng lại ở bài kiểm tra cuối khóa mà công ty cần xây dựng bài kiểm tra dựa trên sự phối hợp cả lý thuyết và bài tập tình huống thực tế. Có thể chiếu video
hay cho nhân viên một khoảng thời gian nhất đinh xây dụng một tình huống nhỏ có liên quan tới nội dung của buổi đào tạo. Như vậy nhân viên sẽ vừa tổng hợp lại kiến thức đã được học trong buổi đào tạo vừa vận dụng lượng kiến thức đó vào thực tiễn.
Điều đó sẽ giúp cho khả năng lĩnh hội của nhân viên cao hơn, buổi học sẽ thu hút hơn, hiệu quả hơn.
- Thay vì làm bài kiểm tra cuối buổi, công ty có thể sử dụng phương pháp thi, hỏi vấn đáp. Đây là phương pháp đánh giá khách quan, hiệu quả, có thể đo lường trực tiếp mức độ lĩnh hội kiến thức của người học. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này thì công ty cần lựa chọn kỹ đối tượng sẽ tham gia kiểm tra vấn đáp, người đó phải có vốn kiến thức sâu, rộng, trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rõ về nội dung đào tạo và có thái độ trách nhiệm tốt đối với việc đánh giá đào tạo.
- Do một số chương trình đào tạo chỉ có thể đánh giá được mức độ hiệu quả sau một thời gian, vì vậy công ty cần tiến hành tổ chức đánh giá lại hiệu quả đào tạo sau 1 tháng hay 1 quý. Từ đó có những thay đổi phù hợp trong kế hoạch đào tạo nhân lực và đánh giá kết quả đào tạo trong các lần tiếp theo.
3.2.5. Một số giải pháp khác
* Hoàn thiện việc tuyển dụng nhân lực:
- Việc tuyển dụng nhân lực đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người lao động sau này. Do đó, công ty cần tuyển dụng theo đúng quy trình đã đề ra, tuyển dụng một cách khắt khe, lựa chọn kỹ lưỡng những ứng viên thực sự phù hợp nhất và có năng lực nhất nhằm tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo nhân lực sau này.
* Hoàn thiện bố trí, sắp xếp và sử dụng nhân lực:
- Sau khi tuyển dụng được nhân viên cần bố trí, sắp xếp nhân viên vào vị trí phù họp. Việc bố trí đúng người, đúng việc sẽ giúp cho công ty giảm bớt nỗi lo đào tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi đó việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch cũng như triển khai, đánh giá sẽ đơn giản hơn, ít tốn kém thời gian và chi phí hơn.
* Hoàn thiện đãi ngộ nhân lực:
- Công ty cần xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý, tăng lương, tặng thưởng nếu nhân viên có tinh thần và thái độ làm việc tốt, tổ chức các buổi tham quan dã ngoại kèm gia đình cho nhân viên nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết nội bộ, giảm áp lực công việc, giúp nhân viên hiểu về nhau hơn. Bổ sung thêm các chính sách đãi ngộ cao đối với những nhân viên giỏi nhằm thu hút họ, giữ chân họ gắn bó lâu dài với công ty. Những khoản đãi ngộ đó không thừa bởi khi công ty có những người giỏi thì các nhân viên còn lại sẽ có cơ hội cọ xát, học hỏi, thi đua tích cực hơn và công ty sẽ bớt chi phí đào
tạo nếu lựa chọn phương pháp đào tạo từ bên trong, đào tạo kèm cặp tại chỗ. Khuyến khích nhân viên tích cực học tập, bồi dưỡng, hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Khuyến khích nhân viên tích cực tham gia khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả các kỹ năng sống cần thiết...Công ty cũng cần liên hệ với các địa điểm, các trung tâm đào tạo uy tín giúp nhân viên yên tâm hơn khi tham gia đào tạo mà không lo phí thời gian, không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó công ty còn khuyến khích nhân viên tham gia bằng cách hỗ trợ một phần chi phí đào tạo, có khen thường nếu kết quả đào tạo tốt. Công ty cũng sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lý, thuận tiện để nhân viên tham gia buổi học một cách thoải mái nhất.
* Đa dạng hóa các phương pháp đào tạo nhân lực:
- Đối với các nhân viên trong khối tác nghiệp của bộ phận phòng vé, soát vé, chăm sóc khách hàng, cứu hộ thì có thể sử dụng phương pháp nhập vai. Đây là phương pháp sinh động, thú vị gây hứng thú cho người tham gia đồng thời phương pháp này không quá tốn kém chi phí và rất hữu ích cho phát triển kĩ năng của nhân viên.
- Đối với nhân viên mới thì sử dụng phương pháp kèm cặp giúp họ có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và tương lai thông qua sự kèm cặp, hướng dẫn của những người có kinh nghiệm làm việc trước đó, thường là người quản lý trực tiếp của bộ phận, phòng ban.
- Công ty nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo theo nhóm gồm cả nhân viên và các nhà quản trị. Trong quá trình tham gia, ban giám đốc, cán bộ quản lý cần thiếp thu ý kiến phản hồi từ nhân viên. Đồng thời nhân viên cần lĩnh hội những kiến thức mà ban lãnh đạo đưa ra để từ đó đúc kết kinh nghiệm để nâng cao kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ của mình.
* Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình đào tạo nhân lực của công ty:
- Các bộ phận sẽ hỗ trợ lẫn nhau về nhân lực trong thời gian nhân viên tham gia đào tạo, bởi quá trình đào sẽ gây ra một số khoảng trống công việc không có người thực hiện. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và không gián đoạn, các bộ phận cần có sự bố trí, hợp tác và trao đổi nhân viên với các bộ phận khác. Nhân viên chăm sóc khách hàng có thể giúp nhân viên soát vé trong việc soát vé các cổng khi lượng khách đông,… Các bộ phận hỗ trợ lẫn nhau, bộ phận nào rảnh thì giúp đỡ bộ phận kia.
- Các bộ phận có thể hỗ trợ lẫn và đào tạo lẫn nhau như bộ phận chăm sóc khách hàng có trình độ ngoại ngữ khá hơn các bộ phận khác nên có thể tranh thủ lúc không
có khách giúp các nhân viên bộ phận khác nâng cao trình độ ngoại ngữ. Việc đào tạo và hướng dẫn lẫn nhau này cũng giúp làm giảm chi phí thuê giảng viên bên ngoài. Bên cạnh đó, nhân viên giữa các bộ phận có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau để tăng cường hiệu quả học tập, giúp đỡ nhau tiến bộ trong công việc, học tập. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp các bộ phận hợp tác và cùng nhau phấn đấu, rèn luyện, nâng cao thành tích cho bộ phận mình.