Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨÚ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
a. Phương pháp đánh giá thực trạng, xác định khối lượng, nguồn gốc, thành phần rác thải
Tiến hành theo dõi việc tập kết CTRSH tại các điểm tập kết của từng khu vực để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong vòng 1 tuần. Mỗi ngày 1 lần trước giờ thu gom của xe chuyên dùng. Các xe đẩy tay được đẩy đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của tổ thu gom. Với phương pháp đếm số xe và cân sẽ biết được khối lượng CTRSH được thu gom hàng ngày. Do lượng thải là tương đối ổn định từ các nguồn thải, ít biến động nên tiến hành xác định khối lượng, thành phần rác và sau đó tính trung bình.
Đối với các hộ gia đình và khu dân cư (bình quân người/ngày):
Địa bàn huyện được chia thành 2 khu vực khác nhau về mật độ phân bố dân cư, điều kiện cơ sở hạ tầng, địa hình gồm khu vực 02 thị trấn và khu vực 02 xã.
Tiến hành phỏng vấn, điều tra khoảng 100 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp. Mỗi hộ gia đình đặt 02 túi nilong (để chứa rác hữu cơ và vô cơ) và hướng dẫn hộ gia đình thu gom toàn bộ rác của gia đình vào 02 túi.
Cân rác hàng ngày và cân trong 7 ngày liên tiếp. Kết quả xác định khối lượng, thành phần CTRSH của khu dân cư là kết quả trung bình của 2 tháng theo dõi.
+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại cân, theo dõi.
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 01 lần/ngày.
Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom đến các điểm tập trung rác của từng xã, thị trấn. Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 01 hộ/ngày và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
Đối với rác tại các chợ (kg/ngày):
Dựa trên việc nghiên cứu điều tra về đặc điểm các chợ ở từng xã, thị trấn: Số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ (hàng ngày hay theo phiên) từ đó có cách theo dõi sau:
+ Xã, thị trấn được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, trong tháng (tiến hành điều tra 3 ngày liên tiếp của phiên chợ). Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
+ Xã, thị trấn chưa tổ chức thu gom rác: Sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng.
Số lần cân của các phiên chợ liên tiếp, theo dõi trong 3 phiên chợ.
Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học, cơ sở dịch vụ (kg/ngày):
Đối tượng này có đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh ở các xã, thị trấn; các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học, cơ sở kinh doanh để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan trường học (trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND), cơ sở kinh doanh sau đó cân
thí điểm (cân 7 lần, cân trong 2 tuần) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom. Từ đó ước tính khối lượng rác phát sinh và tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.
Điều tra khảo sát phương pháp thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hiện tại kết hợp với phỏng vấn, phiếu điều tra:
Tiến hành điều tra khảo sát tại các địa điểm trên địa bàn:
- Khảo sát chợ (gồm chợ thị trấn Cao Lộc, chợ thị trấn Đồng Đăng và chợ của xã Tân Thành và xã Hợp Thành).
- Khảo sát trường học trên địa bàn (trường THCS, PTTH thị trấn Cao Lộc và THCS, PTTH thị trấn Đồng Đăng).
- Khảo sát các đoạn đường Quốc lộ chạy qua huyện (Tuyến đường 1A, 4B).
- Khảo sát một số cơ quan trên địa bàn huyện (UBND 02 thị trấn: Cao Lộc, Đồng Đăng và 02 xã: Tân Thành và Hợp Thành, các cơ quan chuyên môn của huyện...).
- Khảo sát CTRSH tại hộ gia đình (tập trung tại 02 thị trấn Cao Lộc và Đồng Đăng, xã Tân Thành, xã Hợp Thành).
Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm các nội dung:
- Việc phân loại CTRSH tại nguồn.
- Lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình.
- Tần suất thu gom.
- Việc nộp lệ phí thu gom CTRSH của các đối tượng được tiến hành thu gom.
- Hình thức xử lý CTRSH của gia đình.
- Công tác tuyên truyền để tăng hiểu biết của người dân về công tác bảo vệ môi trường.
- kiến của người dân về công tác thu gom CTRSH tại địa bàn.
Tiến hành phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Cao Lộc.
- Hình thức phỏng vấn: phát phiếu điều tra.
- Tiến hành phỏng vấn khoảng 100 hộ gia đình, cá nhân, trong đó mỗi khu vực phỏng vấn điều tra 50 hộ gia đình, cá nhân (Khu vực 02 thị trấn, khu vực 02 xã) theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp. Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới.
+ Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài những câu hỏi trong phiếu cần hỏi thêm những vấn đề liên quan nhằm có kết quả khách quan hơn. Cụ thể phiếu điều tra.
Dự báo gia tăng rác thải trong giai đoạn 2019 - 2025: Dự báo theo quy mô dân số qua số liệu thống kê về dân số, mức độ gia tăng dân số và lượng CTR phát sinh để tính lượng CTR phát thải đầu người từ đó tính được lượng CTRSH trong tương lai trên cơ sở dự báo dân số. Phương pháp này có thể dự báo lượng CTRSH tương đối chính xác. Công thức áp dụng để tính lượng CTRSH gia tăng như sau:
Tw = (Gw x P)/1.000
Tính toán khối lượng CTRSH được thu gom, xử lý theo công thức sau:
Tm = (Gw x P)/1.000 x Rc
Trong đó: Tw: Tổng lượng CTR SH phát sinh (tấn/ngày); Gw: Chỉ số CTRSH bình quân đầu người (kg/người/ngày); P: Dân số (người); Tm: Tổng lượng CTR SH được thu gom, xử lý ( tấn/ngày); Rc: Tỷ lệ thu gom dự kiến (%)
b. Phương pháp tổng hợp, đánh giá hiệu quả việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Từ kết quả việc trực tiếp điều tra, khảo sát công tác thu gom, vận chuyển rác thải, tình hình quản lý rác thải, các phương pháp thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hiện tại: việc bố trí các điểm thu gom, cách thức thu gom, vận chuyển rác của các xã, thị trấn giúp có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng địa bàn.
c. Phương pháp đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT: Mô hình SWOT giúp xác định: Điểm mạnh (S) là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng (như:
Trình độ, nền tảng, mối quan hệ…); Điểm yếu (W) (như: những cách không phù hợp gây tiêu cực...); Cơ hội (O) là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại thành công (như: xu hướng, những chính sách mới được áp dụng…); Thách thức (T) là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những ứng biến (như: cơ cấu và tổ chức ngành nghề, áp lực thị trường...). Vì vậy sử dụng mô hình này giúp hiểu rõ những hành động cần làm, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, tránh các nguy cơ, rủi ro.
Số liệu đầu vào:
- Tình hình kinh tế - xã hội hiện tại, định hướng phát triển của huyện;
- Tình hình công tác quản lý CTRSH hiện tại, các dự báo về khối lượng CTRSH phát sinh của huyện;
- Các chính sách, quy định của tỉnh liên quan đến công tác quản lý CTR. Kết quả đầu ra.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong công tác quản lý CTRSH làm cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH của huyện.
Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được đề tài tiến hành thống kê và xử lý số liệu bằng các phần mềm như Word, Excel ….kết quả của quá trình này là các bảng số liệu được trình bày trong đề tài.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong nhà trường, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ trực tiếp quản lý về rác thải sinh hoạt tại huyện, tỉnh. Do đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là khá rộng nên đây được xem là phương pháp ưu việt, phù hợp và đưa ra kết quả cần thiết cho đề tài.
d. Phương pháp đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt cho huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
- Đề xuất các giải pháp về thể chế, pháp luật;
- Đề xuất các giải pháp về khoa học, công nghệ;
- Đề xuất các giải pháp về kinh tế, xã hội.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Cao Lộc là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 22001' đến 210 46' vĩ độ Bắc và từ 106037' đến 107004' kinh độ Đông, có vị trí địa lý như sau:
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Cao Lộc
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, với đường biên giới dài 74,153 km thuộc thị trấn Đồng Đăng và các xã Bảo Lâm, Thanh Lòa, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn.
- Phía Đông giáp huyện Lộc Bình;
- Phía Tây giáp huyện Văn Lãng;
- Phía Nam giáp huyện Văn Quan và huyện Chi Lăng.
Đơn vị hành chính của huyện gồm 2 thị trấn (Cao Lộc và Đồng Đăng) và 21 xã (Thụy Hùng, Hồng Phong, Bảo Lâm, Phú Xá, Song Giáp, Bình Trung, Gia Cát, Tân Liên, Yên Trạch, Xuân Long, Tân Thành, Hợp Thành, Thạch Đạn, Hòa Cư, Lộc Yên, Thanh Loà, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn, Công Sơn). Thị trấn Đồng Đăng là trung tâm kinh tế sầm uất của huyện và của tỉnh Lạng Sơn. Là một thị trấn biên giới, cách thành phố Lạng Sơn 13 km, nằm trên trục đường từ thành phố đến cửa khẩu Tân Thanh, theo quốc lộ 1A đến cửa khẩu Hữu Nghị, có ga liên vận quốc tế và một số con đường bộ sang Trung Quốc… Đồng Đăng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị nằm tại km0 của tuyến đường 1A huyết mạch, là điểm nối giữa tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Bằng Tường (Trung Quốc) và Lạng Sơn - Hà Nội. Do đó cửa khẩu Hữu Nghị có vai trò quan trọng trong phát triển giao lưu kinh tế giữa Lạng Sơn - Trung Quốc nói riêng, cũng như giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung [15].
3.1.2. Địa hình
Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bình của toàn huyện khoảng 260m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao 1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn.
Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: núi Mẫu Sơn ở phần Đông của huyện và núi đá vôi Đồng Đăng ở Tây - Tây Bắc huyện. Dải đường biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 - 300, dải tiếp giáp với địa bàn huyện Lộc Bình (núi Mẫu Sơn) có độ dốc lớn, chia cắt mạnh.
Khu vực có địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện [15].
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của Cao Lộc chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là
210C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 270C - 320C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 130C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 90C, có nơi, có ngày nhiệt độ xuống dưới -10 C.
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.320mm, 70%
lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiều xã mùa khô thiếu nước như Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Lộc Yên. Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa đông có gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Độ ẩm trung bình cả năm là 82% [15].
3.1.4. Tài nguyên đất
Theo thống kê đất đai của huyện năm 2017 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 63.427,06 ha chiếm 7,66% diện tích toàn tỉnh được phân chia thành 23 đơn vị hành chính. Theo địa giới hiện tại diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện chiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên (52.397 ha), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 13,85 %, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn bằng 85,99%.
Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,9% tổng diện tích tự nhiên (3109,02 ha), trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 50,7%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 28,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, khoảng 12,49% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2,41%, đất đồi núi chưa sử dụng có 6702 ha, bằng 84,6% diện tích đất chưa sử dụng. Núi đá không có rừng cây có 1.028,24 ha chiếm 12,98% tổng diện tích đất chưa sử dụng [15].
Về cơ cấu thổ nhưỡng, đất của các xã phía Nam huyện Cao Lộc là đất feralit hình thành trên đá cát kết và cát bột kết, phân bố chủ yếu trên dạng địa hình đồi trung bình và đồi cao. Các xã Mẫu Sơn, Công Sơn, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ có đất feralit phát triển trên đá cát, phiến thạch sét và cát bột.
Các xã Gia Cát, Hoà Cư, Hợp Thành là đất feralit phát triển trên đất phù sa cổ
đệ tam. Trên địa phận xã Mẫu Sơn và Công Sơn tồn tại hai loại đất có tầng đất mỏng, đất từ chua đến rất chua:
- Trên độ cao 700 – 1.000 m là đất feralit có mùn trên núi, đất màu vàng nhạt, hàm lượng mùn trên 6%.
- Trên độ cao > 1.000m là loại đất mùn alít với tầng đất mặt màu đen, hàm lượng mùn thô đạt đến 10%.
3.1.5. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt
Cao Lộc có mật độ sông suối tương đối dày, lớn nhất là con sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã. Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Trên địa bàn hiện có 75,1 ha mặt nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, 101 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ với năng lực tưới thực tế là 1.120 ha (theo thiết kế là 1.391 ha) [15].
b. Nguồn nước ngầm
Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trữ lượng và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại [15].
3.1.6. Tài nguyên rừng
Huyện Cao Lộc có trữ lượng rừng không lớn, thực vật, động vật đa dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên
nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt rất nhiều. Năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Cao Lộc chỉ đạt 25%.
Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc đã nỗ lực trồng thêm rừng, vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp phần bảo vệ môi sinh và cải thiện môi trường. Năm 2010 tỷ lệ che phủ là 52%, trong đó rừng trồng và vườn ươm là 20.763,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích rừng của huyện [15].
3.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Cao Lộc không nhiều và trữ lượng nhỏ, có thể khai thác bằng các hình thức tận thu phục vụ phát triển công nghiệp địa phương, phân bố các loại khoáng sản gồm: Quặng nhôm Tam Lung -Thụy Hùng, đa kim Tình Slung - Gia Cát, vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (Tân Liên và Gia Cát), đất sét, cao lanh ở Cao Lộc, Hợp Thành; cát xây dựng nằm rải rác dọc sông Kỳ Cùng (Gia Cát, Song Giáp) và mỏ đá vôi - Hồng Phong, Phú Xá, Bình Trung; suối khoáng Mẫu Sơn có thể cung cấp lượng nước khoáng khoảng 500 nghìn m3/năm [15].
3.1.8. Tài nguyên du lịch
Cao Lộc là huyện miền núi có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi cao là tiềm năng tự nhiên quý giá để phát triển du lịch. Điển hình là khu vực Mẫu Sơn cách TP Lạng Sơn 30 km về phía Đông, liên kết 03 xã Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) có diện tích 10.470 ha, nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 15,60C, rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
Mẫu Sơn được bao bọc bởi trăm quả núi lớn nhỏ. Mùa hè mát mẻ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ, những ngày giá rét thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng như đào Mẫu Sơn, chè Mẫu Sơn, hoa đào Mẫu Sơn... lại rất thuận lợi về giao thông, giầu tài nguyên thiên nhiên, cách Hà Nội không đến 180 km, từ Mẫu Sơn du khách có thể đi thăm