Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cao Lộc
4.4.1. Giải pháp quản lý CTRSH tập trung theo cụm xã/thị trấn
Rác thải từ nguồn phát sinh tại 12 xã/thị trấn được các tổ chức, hộ gia đình phân loại tại nguồn và phân thành 2 loại là rác hữu cơ và vô cơ. Tổ chức dịch vụ vệ sinh môi trường sẽ thu gom riêng từng loại về nơi tập kết tại các xã/thị trấn. Sau đó sẽ vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết về khu xử lý tập trung và xử lý riêng từng loại.
Hiện nay năng lực tổ chức của các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường còn hạn chế, người dân chưa nhận thức được những lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn vì vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Hiện tại HTX Đồng Tâm đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý rác
thải sinh hoạt bằng lò đốt rác thải sinh hoạt tại thôn Tềnh Chè, xã Hồng Phong với công suất là 30 tấn/ngày. Công nghệ là Lò đốt T-Tech CNC 1000.
Dự kiến cuối quý II năm 2019 sẽ đưa vào vận hành chính thức.
Hình 4.3: Sơ đồ quản lý CTRSH tập trung theo cụm xã/thị trấn 4..4.2. Giải pháp quản lý CTRSH tập trung theo cụm dân cư thôn/xóm
Phân vùng quản lý CTRSH huyện Cao Lộc gồm xã Cao Lâu, xã Xuất Lễ, xã Thạch Đạn, xã Hòa Cư, xã Tân Thành không thuận tiện đường giao thông để vận chuyển rác thải về khu xử lý tập trung của huyện. Các xã tự tổ chức thu gom, xử lý rác thải theo hình thức tập trung cả xã hoặc tập trung theo cụm dân cư thôn/xóm, có thể 1 xóm hoặc 2 - 3 thôn/xóm chung một khu xử lý. Với phương án này giúp quy hoạch các bãi xử lý rác thải hợp vệ sinh quy mô nhỏ đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ đơn giản, dễ quản lý vận hành để phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng quản lý cấp xã.
Nguồn phát sinh
Hữu Cơ Vô cơ
Thức ăn cho gia súc, gia
cầm
Trạm trung chuyển của xã/thị trấn
Tro, chất trơ (chôn lấp hợp vệ sinh) Ủ làm
phân bón
Có thể tái chế
Khu xử lý rác thải của HTX Đồng Tâm
a. Sơ đồ quản lý CTRSH theo địa bàn, phân bố dân cư
Căn cứ vào địa bàn, phân bố dân cư có thể tổ chức quản lý CTRSH theo quy mô cấp xã gồm có 2 hình thức quản lý:
- Xử lý tập trung trong toàn xã: CTRSH được thu gom theo từng thôn sau đó vận chuyển và xử lý tại khu xử lý tập trung của cả xã. Mô hình này áp dụng đối với các xã dân cư tập trung, khoảng cách từ các thôn đến bãi rác tập trung không quá 5 km (Sơ đồ 4.4).
Sơ đồ 4.4: Thu gom, xử lý CTRSH tập trung theo xã
- Xử lý tập trung theo từng thôn hoặc cụm thôn: Đối với các xã có dân cư phân bố rải rác, khoảng cách từ các thôn đến bãi rác tập trung trên 5km cần bố trí khu xử lý rác thải cho từng thôn hoặc cụm 2-3 thôn chung 1 khu xử lý (Sơ đồ 4.5).
Sơ đồ 4.5: Thu gom, xử lý CTRSH theo thôn CTRSH
Bãi tập kết ở các thôn
Bãi chôn lấp tập trung của xã
Bãi chôn lấp thôn 1
Bãi chôn lấp thôn 4
Thôn 3
Bãi chôn lấp thôn 2 hoặc 3 hhhhhoacwj hoawcj hoặc 3
CTRSH
Thôn 1 Thôn 2 Thôn 4
b. Sơ đồ quản lý CTRSH theo điều kiện kinh tế và trình độ quản lý
Khi đã chuẩn bị được các điều kiện cơ sở vật chất, năng lực quản lý để triển khai phân loại rác tại nguồn phát sinh thì có thể quản lý CTRSH theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.6: Quản lý CTRSH quy mô cấp xã
Rác thải được các tổ chức, hộ gia đình phân thành 2 loại: rác hữu cơ và rác vô cơ (các loại rác còn lại). Tổ thu gom tự quản của xã/thôn thu gom và vận chuyển riêng từng loại về bãi rác tập trung của xã/thôn. Rác hữu cơ được xử lý theo phương pháp thủ công để thu hồi phân bón, rác vô cơ chôn lấp cố định. CTRSH được phân loại tại nguồn phát sinh sẽ tiết kiệm được thiết bị và giảm công phân loại tập trung, đồng thời việc thực hiện phân loại tại nguồn giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và gắn trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình trong quản lý CTRSH.
Hộ gia đình
Phân loại tại nguồn
Dịch vụ/tổ thu gom
Khu xử lý rác tập trung
Rác còn lại
Phân loại thủ công
Cơ sở tái chế Rác hữu cơ
Rác có thể tái chế Chất trơ
Chôn lấp cố định Thu hồi phân
hữu cơ
Nguồn phát sinh CTRSH
Rác hữu cơ Rác còn lại