MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện văn chấn (Trang 35 - 40)

2.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá đƣợc thực trạng và hiệu quả của việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá được thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Phân tích đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa bàn nghiên cứu.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phạm vi về không gian: 21 xã, thị trấn nằm trong lưu vực sông Chảy được chi trả tiền DVMTR huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

- Phạm vi về thời gian: Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nội dung nghiên cứu

Từ các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu hiện trạng rừng và tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc:

- Các thông tin đƣợc thu thập từ sách báo, các quy định của Chính phủ, các dự án chi trả dịch vụ môi trường, các nghiên cứu đã có và nguồn internet,…

- Các tài liệu dự kiến thu thập: tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của huyện Văn Chấn bao gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hải văn), tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, nước, du lịch, rừng, khoáng sản), điều kiện kinh tế - xã hội (cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, vấn đề dân số, văn hóa-giáo dục, cơ sở hạ tầng,…), hiện trạng quản lý, bảo vệ, khai thác, phát triển rừng…thực hiện các nội dung nghiên cứu về hiện trạng rừng và tài nguyên khu vực nghiên cứu, hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp điều tra xã hội học, ph ng vấn trực tiếp - đánh giá hoạt động và hiệu quả của việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

* Danh mục điều tra gồm những vấn đề:

- Bộ phận dùng để nhận dạng: Bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,… của đối tƣợng đƣợc điều tra.

- Bộ phận dùng để thu thập thông tin. Bộ phận này là bộ phận quan trọng nhất của phiếu điều tra. Nó giúp cho chúng ta thu đƣợc các thông tin cần thiết để tính toán các chỉ tiêu thống kê mà mục tiêu của cuộc điều tra đặt ra.

+ Các câu hỏi liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp;

+ Các câu hỏi liên quan PFES;

+ Mức độ đánh giá về dịch vụ môi trường rừng của bên sử dụng, bên cung cấp và nhà quản lí;

+ Các đề nghị, yêu cầu của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.

* Phương pháp xây dựng phiếu điều tra:

- Phiếu điều tra phải đảm bảo sao cho sau khi xử lý thu đƣợc các thông tin cần thiết đã đặt ra;

- Hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra trong quá trình điều tra;

- Các câu hỏi trong phiếu phải là các câu hỏi đơn nghĩa;

- Phải tạo điều kiện cho khâu nhập thông tin đƣợc dễ dàng không bị sai sót;

- Tiết kiệm đƣợc thời gian, kinh phí trong quá trình điều tra, thu thập thông tin

Khi thiết kế các câu hỏi cho phiếu cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

các câu hỏi càng ngắn càng tốt; các chủ đề thông tin hay tiêu thức điều tra cần đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên và một tƣ duy lôgic tự nhiên có liên quan đến việc trả lời câu hỏi; các chủ đề hay tiêu thức điều tra phải rõ ràng, chỉ có một nghĩa để tránh hiểu sang nghĩa khác; các tiêu thức và câu hỏi phải ở dạng dễ hiểu; tránh sử dụng các câu hỏi nặng nề; các câu hỏi và mã của chúng phải đƣợc xếp đặt sao cho khi nhập thông tin (các mã số) vào máy ít bị sai sót nhất; bố cục của câu hỏi phải đƣợc sắp xếp sao cho việc tính toán các chỉ tiêu thuận lợi.

* Các loại phiếu điều tra đƣợc áp dụng:

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đã xây dựng 03 mẫu phiếu áp dụng cho 03 đối tượng: Cán bộ quản lý các cấp; Hộ gia đình, cá nhân; người được cung cấp dịch vụ (Phụ lục….)

- Phỏng vấn cán bộ quản lý rừng từ cơ quan quản lí huyện, xã tại khu vực nghiên cứu về hiệu quả việc áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Số lƣợng 05 phiếu;

- Phỏng vấn người dân sinh sống thuộc khu vực nghiên cứu, cũng là những người được hưởng lợi từ chính sách. Số lượng phiếu điều tra: 150 phiếu;

- Phỏng vấn (03 phiếu) từ đại diện người sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

b. Điều tra, khảo sát thực địa

Phương pháp điều tra khảo sát tại thực địa được tổ chức thành một hoặc nhiều đợt hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương nhằm quan sát thực tế trực tiếp khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tƣ liệu ảnh, đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đó giúp làm rõ hơn về các đặc điểm điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển KT-XH, các biểu hiện và dấu tích liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cuộc sống của người dân địa phương.

Phương pháp này được áp dụng để đánh giá, kiểm chứng lại các số liệu, thông tin thu thập được về hiện trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng. đồng thời đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường rừng.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu

Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Kết quả từ các số liệu điều tra, khảo sát thực địa sẽ đƣợc diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết.

2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Dựa vào số liệu từ việc thu thập thông tin, quá trình trực tiếp điều tra, khảo sát thực địa. Phân tích việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để đưa ra đƣợc các tác động tốt của chính sách, các mặt còn hạn chế và kiến nghị những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hiện nay.

Sử dụng các phần mềm Word, Excel và các phần mềm khác để tổng hợp, phân tích, xử lý các số liệu đã thu thập đƣợc.

Để đánh giá mức độ tác động của các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa bàn nghiên cứu, tác giả thực hiện phương pháp xử lý số liệu tách riêng

điều kiện kinh tế khi chưa áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đem so sánh với khi đã áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ đây tìm ra sự khác biệt, qua đó đánh giá sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội nhƣ thế nào khi người dân tham gia và được chi trả phí dịch vụ môi trường rừng

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện văn chấn (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)