Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chi trả DVMTR

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện văn chấn (Trang 79 - 85)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chi trả DVMTR

4.3.1. Những thách thức khi triển khai chính sách chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn

Các nước trên thế giới đã và đang thực hiện PFES đã đưa ra những tiêu chí cho một mô hình PFES hoàn thiện, gồm có:

- Tự nguyện trong giao dịch

- Các dịch vụ môi trường được xác định rõ

- Phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường (tính điều kiện) - Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ môi trường

- Có ít nhất một người mua các dịch vụ môi trường

Căn cứ theo 5 tiêu chí trên, mô hình dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại Văn Chấn vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ, nhất là liên quan đến các tiêu chí “tự nguyện” và “tính điều kiện”. Vì vậy, những thách thức và hạn chế trong quá trình thực hiện là điều không tránh khỏi.

Thứ nhất, nhận thức của các tổ chức, cá nhân và chính quyền về PFES còn nhiều hạn chế và chưa chính xác.

Chi trả dịch vụ môi trường là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam do đó đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Chính điều này sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án vì không có cách hiểu đồng nhất, chính xác giữa người chi trả, người cung cấp và bên trung gian. Chẳng hạn, có rất nhiều người cho rằng PFES là một loại thuế và phí mới về môi trường, đây là quan niệm sai lầm vì PFES dựa trên cơ chế chi trả tự nguyện. Do đó, khi hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai mà không mang lại hiệu quả mong muốn.

Người dân thiếu các hiểu biết phổ thông về PFES trong khi các công chức thiếu các hiểu biết chuyên môn để hướng PFES đến với người nghèo, trong đó có việc định hướng thị trường để hướng đến PFES. Hệ quả kéo theo là không định hướng đúng việc triển khai PFES và người dân không thấy được lợi ích mình sẽ có nên không mở rộng được số người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường.

Bên cạnh đó, thị trường về các dịch vụ môi trường chưa xuất hiện ở Việt Nam, các giá trị của dịch vụ môi trường rừng chưa được đánh giá một cách chính xác nên cũng tạo ra nhiều ngỡ ngàng trong cách tiếp cận PFES. Trước đây, chưa có ai đứng ra cung cấp dịch vụ về môi trường và không có ai bỏ tiền ra cho việc hưởng các lợi ích từ môi trường. Vì thế chưa thiết lập được thị trường về các dịch vụ sinh thái nên người dân chưa nhận thức được vai trò và những lợi ích có được từ dự án.

Thứ hai, còn nhiều hạn chế trong tổ chức thực hiện các chính sách chương trình

Sự dàn trải và chống chéo trong tổ chức và phân công chức năng giữa và trong các bộ làm tăng thêm chi phí giao dịch, đồng thời việc lập kế hoạch và kiểm soát từ trên xuống dưới làm hạn chế sự độc lập của các cơ quan trong việc đề xuất và thực hiện các cách tiếp cận mới. Thêm nữa, lãng phí nguồn nhân lực và tăng chi phí giao dịch có thể xảy ra khi có nhiều cơ quan cùng làm lại một việc. Đây là một vấn đề tồn tại lâu trong hệ thống hành chính của nước ta, sự chồng chéo nhiệm vụ và chức năng trong thực hiện gây ra lãng phí thời gian và nguồn lực không cần thiết. Do đó, khi triển khai chương trình trong những năm tiếp theo cần chú ý đến hạn chế này và khắc phục nó.

Thứ ba, thể chế và các quy định cụ thể về PFES mới thay đổi nên địa phương vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng

Các quy định có tính pháp lý liên quan đến PFES mới chỉ có Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Khi thực hiện PFES tại các địa phương vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai. Các chính sách quy định về quyền sử dụng đất còn chƣa rõ ràng gây khó khăn trong việc xác định chi trả cho ai và ai là người thực sự được hưởng lợi?

Thêm vào đó, các quy định về trách nhiệm của các bên tham gia chƣa đƣợc xây dựng sẽ gây khó khăn khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền lợi trong tương lai. Một kịch bản hoàn toàn có khả năng xảy ra là trong quá trình tham gia dự án, người làm rừng nhận tiền chi trả nhưng không đảm bảo được các dịch vụ môi trường cho bên mua (ở đây là các nhà máy thuỷ điện). Đây là tình huống rất dễ xảy ra, vì thế cần phải xem xét và đƣa ra giải pháp khắc phục vấn đề này.

Thứ tư, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện PFES còn yếu kém

Các cán bộ địa phương chưa được tiếp cận với các vấn đề về dịch vụ môi trường nên năng lực nhận thức và thực hiện còn rất hạn chế, thiếu năng lực để xây dựng, quản lý và giám sát PFES. Đội ngũ cán bộ chƣa đƣợc đào tạo và tập huấn nhiều về đánh giá, quản lý môi trường, chuyên môn về các vấn đề môi trường chưa được nâng cao nên khả năng tiếp nhận và thực hiện cơ chế quản lý môi trường mới còn nhiều khó khăn. Ngoài ta, các phương pháp và kỹ năng để xác định, định lƣợng và giám sát PFES còn nhiều thiếu thốn nên chƣa kiểm soát đƣợc hết trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế, hiện tƣợng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và thực thi PFES sẽ là một thách thức lớn đối với những người thực hiện và quản lý PFES.

Thứ năm, thiếu cơ chế ưu tiên cho người nghèo tham gia PFES

Sự tham gia của người nghèo chưa nhiều và mức chi trả cho dịch vụ môi trường trên 1ha và diện tích rừng giao cho người nghèo còn ít nên mức thu nhập chỉ có thể nói là có cải thiện, chứ không thể đánh giá là giúp người dân thoát nghèo nhanh chóng. Hơn nữa, nhiều người dân nghèo không có quyền sử dụng đất, quyền này chủ yếu tập trung trong tay những người giàu. Như vậy, tình trạng thuê người nghèo làm việc và trả công thấp hơn mức chi trả đáng lẽ họ được hưởng rất có thể xảy ra. Thực tế là những người mua thường thích giao dịch trực tiếp với người chủ đất hơn là thông qua cộng đồng hay đất không có chứng nhận pháp.

4.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Với những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện, việc đƣa ra các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả của dự án là hết sức cấp thiết.

Các đề xuất giải quyết cần có sự thực hiện đồng bộ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất khi triển khai các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Văn Chấn.

- Cần tăng thêm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người cung cấp dịch vụ môi trường rừng. Với mức chi trả thấp như hiện nay, người dân chưa thể sống bằng nghề rừng mà chỉ có thể cải thiện phần nào đời sống của họ hiện nay mà thôi.

- UBND huyện Văn Chấn cần có các chỉ đạo, định hướng ưu tiên hơn nữa cho người nghèo, người dân có rừng ở những xã cực kỳ khó khăn tham gia vào chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, có chính sách riêng hỗ trợ các đối tƣợng này trong bảo vệ và phát triển rừng, có cơ chế giao khoán thêm diện tích rừng, đặc biệt là các loại rừng có chất lƣợng để đối tƣợng này có cơ hội nhận thêm chi trả, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ năng lực xây dựng, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện. Các cơ quan liên quan đến PFES nên tiến hành nhiều khoá tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ thực hiện chương trình. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ hết sức quan trọng vì họ là những người thực thi chương trình tại địa phương, là một bên trung gian quan trọng trong hiệu quả của PFES.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các kiến thức thiết yếu về dịch vụ môi trường, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia PFES. Hoạt động này là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích thêm nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường. Các hình thức tuyên truyền nên thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và dễ hiểu và gắn với đời sống của nhân dân để họ hiểu đƣợc vai trò và những lợi ích mình sẽ

nhận được. Các hoạt động này cũng nên được tổ chức thường xuyên chứ không chỉ trong giai đoạn khởi động triển khai chương trình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện văn chấn (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)