Xử lý rác thải tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 22 - 27)

Từ trước tới nay, phần lớn rác thải sinh hoạt đô thị ở nước ta không được tiêu hủy một cách an toàn, chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và là ổ phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ.

Các biện pháp thông dụng đơn giản, dễ thực hiện sử dụng trong thực tế để xử lý chất thải rắn ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay nhƣ: Đổ đống, chôn lấp,

thiêu đốt, chế biến phân bón.... Hiệu quả xử lý cũng nhƣ những tác động về mặt môi trường phụ thuộc rất nhiều vào thành phần chất thải rắn và biện pháp sử dụng.

Việc chôn lấp rác đã và đang gây tác động nhiều mặt đến môi trường sống của cộng đồng: tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác; gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng sống cạnh hố chôn rác; nước thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng gây ô nhễm đất và ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp; những bãi chôn rác thường ở xa các đô thị nên tốn kém cho công đoạn chuyên chở rác và các loại túi ni lông đựng rác khi chôn không bị phân hủy, tồn tại rất lâu trong đất dẫn đến làm giảm độ phì nhiêu đất. Từ đặc điểm này cho thấy muốn tận dụng các chất thải hữu cơ sinh hoạt làm phân bón, cần thiết phải tiến hành thu gom và phân loại rác tại nguồn. Theo báo cáo của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc của 3 vùng mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tƣ xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã đƣợc đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một cách tương đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rác thải hiện đại nhƣ Gò Cát ở TP. Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động không hợp vệ sinh. Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999 đến nay với tổng năng lực chôn lấp khoảng 13 triệu tấn chất thải sinh hoạt trên tổng diện tích 83 ha.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, gần đây, đã có một số công nghệ trong nước được nghiên cứu, phát triển với nhiều ưu điểm như khả năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng đƣợc phần lớn lƣợng chất thải, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế làm nhiên

liệu, đã đƣợc triển khai áp dụng tại Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội); Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TT- Huế); Nhà máy xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam), bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, các công nghệ trong nước đều do doanh nghiệp tư nhân tự nghiên cứu phát triển nên việc hoàn thiện công nghệ cũng nhƣ triển khai ứng dụng trong thực tế còn gặp một số khó khăn.

Vì vậy, Bộ Xây dựng đã xây dựng Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tư của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong toàn quốc.

Giai đoạn 2009 đến 2015 có 85% tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó khoảng 60%

đƣợc tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lƣợng.

Giai đoạn 2016 đến 2020 đạt khoảng 90% tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lƣợng.

Việc thực hiện Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020 có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia giải quyết những bức xúc về chất thải rắn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn trong cả nước. Các nhà máy xử lý rác thải của chương trình đƣợc xây dựng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hạn chế chôn lấp rác thải,

tiết kiệm kinh phí, đất đai, hạn chế gây ô nhiễm môi trường... và giải quyết triệt để vấn đề.

* Một số công nghệ xử lý rác thải thành phân hữu cơ tại Việt Nam:

+ Công nghệ Dano System:

Đây là công nghệ đƣợc đƣa vào sử dụng tại Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh năm 1981 do chính phủ Vương Quốc Đan Mạch viện trợ. Công suất xử lý 240 tấn rác/ngày, sản xuất quy mô 25.000 tấn phân hữu cơ/năm.

Ƣu điểm của công nghệp này là quá trình lên men ủ phân rất đều, quá trình đƣợc đảo trộn liên tục trong ống sinh hóa, các vi sinh vật hiếm khí đƣợc cung cấp khí và độ ẩm nên phát triển rất nhanh. Nhƣợc điểm của công nghệ này là: thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn (670 kwh) làm cho giá thành sản phẩm cao. Chất lƣợng sản phẩm thô không phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam, mà chỉ phù hợp với nền nông nghiệp cơ giới hóa. Nhà máy đã ngừng hoạt động từ lâu do không đáp ứng đƣợc các điều kiện sử dụng.

+ Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn:

Công nghệ này đƣa vào sử dụng vào năm 1992 do UNDP tài trợ. Đây là công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí, quá trình lên men đƣợc kiểm soát bằng hệ thống điều khiển tự động nhiệt độ. Nhà máy xử lý nằm trên diện tích 4 ha, với công suất theo thiết kế 210 tấn/ngày. Sản phẩm phân hữu cơ đƣợc đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng và đang đƣợc bán trên toàn quốc. Các sản phẩm thu hồi phục vụ tái chế là: sắt, nylon, nhựa, giấy, thủy tinh.

Công nghệ này có ƣu điểm: đơn giản, dễ vận hành, máy móc thiết bị dễ chế tạo, thay thế thuận lợi, tiêu thụ năng lƣợng ít, đảm bảo hợp vệ sinh, thu hồi được nước rác để phục vụ quá trình ủ lên men, không ảnh hưởng tới tầng nước ngầm, có điều kiện để nhà máy nâng công suất. Tuy nhiên nhƣợc điểm của công

nghệ là: rác lẫn quá nhiều tạp chất, chƣa đƣợc cơ giới hóa trong khâu phân loại, chất lƣợng phân bón chƣa cao vì còn lẫn tạp chất, dây chuyền chế biến, đóng gói còn thủ công, không có quy trình thu hồi vật liệu tái chế.

+ Công nghệ Seraphin:

Seraphin là dây chuyền công nghệ, thiết bị xử lý và tái chế rác thải theo bản quyền sáng chế của Công ty Thủy lực-Máy theo định hướng tái chế thành phân hữu cơ vi sinh và hạt nhựa, do Công ty Thủy lực-Máy thiết kế, chế tạo, lắp đặt. Công ty cổ phần Môi Trường Xanh đã ứng dụng triển khai và vận hành công nghệ này tại Nhà máy xử lý rác Đông Vinh tại thành phố Vinh-Nghệ An vào năm 2003. Công nghệ này phù hợp với đặc điểm rác thải Việt Nam là không đƣợc phân loại từ nguồn. Với công suất 80-150 tấn/ngày, công nghệ Seraphin có thể xử lý rác thải sinh hoạt hỗn tạp hàng ngày để tái chế thành phân hữu cơ và nguyên liệu làm vật liệu xây dựng.

So với những những công nghệ đã đƣợc ứng dụng ở Việt Nam, công nghệ Seraphin có những ƣu điểm nhƣ: có khả năng giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường vì rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày, hiệu quả tái chế rác cao, giảm thiểu chôn lấp rác do đó tiết kiệm đƣợc diện tích đất và tiến dần tới xóa bỏ các bãi rác đã chôn lấp, thu hồi diện tích đất phục vụ cho các mục đích khác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các bãi rác gây ra, giải quyết được công việc cho nhiều lao động ở mỗi nhà máy xử lý rác. Tuy nhiên nhƣợc điểm của công nghệ này là chi phí đầu tƣ xây dựng nhà máy, duy trì hoạt động, bảo dƣỡng sửa chữa lớn và vận hành tương đối phức tạp.

+ Công nghệ ASC:

Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Công ty Cổ phần AN SINH (ASC) kết hợp với Công ty Thủy lực-Máy (HMC) và Công ty Cổ phần phát triển Môi Trường Xanh SERAPHIN nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và được lắp đặt, vận hành tại Nhà máy xử lý rác Thủy Phương - thành phố Huế năm 2004.

Năm 2008 Công ty Cổ phần Đầu tƣ - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận Nhà máy xử lý rác Thủy Phương với công suất xử lý 200 tấn/ngày đã lắp đặt thêm những thiết bị sản xuất trong nước nên vốn đầu tư cho nhà máy giảm đáng kể, đồng thời các nguyên liệu có đƣợc sau phân loại và xử lý rác có thể sản xuất ra các sản phẩm ứng dụng rộng rãi.

Các sản phẩm được chế biến từ rác của Nhà máy xủ lý rác Thủy Phương gồm: phân hữu cơ vi sinh dạng bột, phân hữu cơ vi sinh dạng dẻo, phân hữu cơ vi sinh dạng lỏng, mùn hữu cơ vi sinh, ống cống dùng cho thoát nước, cọc An sinh dùng cho trụ cây tiêu và cây thanh long, thùng đựng rác, giải phân cách đường, ống bọc cáp điện...

+ Công nghệ xủ lý chất thải rắn bằng phương pháp yếm khí tùy nghi A.B.T của Công ty Công trình đô thị Ninh Thuận:

Trong công nghệ này, rác thải trước hết được xủ lý mùi bằng chế phẩm sinh học, sau đó đƣa vào hầm ủ và bổ sung thêm chế phẩm và chất phụ gia sinh học. Hầm ủ đƣợc phủ kín bạt và ủ trong thời gian 28 ngày, trong thời gian ủ cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày ủ, đƣa rác lên phân loại, rác phi hữu cơ chế biến riêng, mùn hữu cơ chế biến thành phân hữu cơ sinh học.

Ƣu điểm của công nghệ là: tái chế các chất không phân hủy thành những vật liệu có thể tái sử dụng đƣợc, không tốn đất chôn lấp chất thải rắn, không cần phân loại ban đầu do đó không làm ảnh hưởng đến công nhân lao động trực tiếp sản xuất, vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên không cao. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của công nghệ đó là công xuất xử lý thấp, thời gian xủ lý lâu và chỉ hiệu quả cho xử lý rác thải sinh hoạt cho các cụm dân cƣ nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố lạng sơn (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)