Thành phố Lạng Sơn là một trong những thành phố của nước ta được đánh giá là một đô thị năng động, sáng tạo, không chỉ có vị trí địa lý hết sức
thuận lợi, thiên nhiên ƣu đãi nhiều cảnh quan và danh lam thắng cảnh kỳ thú nhƣ động Tam Thanh; Nhị Thanh, hòn Tô Thị và nhiều di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng: Đoàn Thành Chùa Diêm Khánh, mang lại tiềm năng to lớn cho thành phố Lạng Sơn phát triển ngành “công nghệ không khói” với nhiều loại hình tham quan, nghỉ mát, du lịch sinh thái ngày càng phát triển. Thành phố Lạng Sơn còn là cửa ngõ phục vụ phát triển kinh tế trong nước với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cùng với tốc độ phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, quá trình đô thị hóa khiến thành phố Lạng Sơn thay da đổi thịt hàng ngày, nhiều công trình xây dựng của dân cƣ, khu đô thị, nhà máy xí nghiệp cơ quan của tỉnh và xây dựng của thành phố Lạng Sơn càng phát triển, lƣợng chất thải rắn càng nhiều bao gồm chất thải xây dựng, sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải y tế ngày càng gia tăng, tỷ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa.
Công tác quản lý chất thải rắn của Lạng Sơn vẫn còn nhiều bất cập. Việc thu gom chất thải rắn chủ yếu do các công ty tƣ nhân đảm nhận ở các thị trấn và thành phố Lạng Sơn, trong khi rác thải tại các khu vực nông thôn chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Tại các khu công nghiệp, thị trấn và thành phố Lạng Sơn chất thải nguy hại không đƣợc phân loại riêng và chôn lấp chung với rác thải sinh hoạt.
Hầu hết các bãi chôn lấp rác ở Lạng Sơn chƣa hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình nên ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Hiện nay một số huyện trên địa bàn tỉnh chƣa có bãi chôn lấp phải vận chuyển rác đến bãi chôn lấp Tân Lang huyện Văn Lãng. Việc lựa chọn các điểm chôn lấp chất thải rắn cũng rất khó khăn, không có được sự ủng hộ của dân địa phương. Công nghệ xử lý chất thải rắn chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng. Các bãi rác ở Lạng Sơn hiện nay đều chôn lấp lộ thiên không có sự kiểm soát, gây mùi nặng nề ảnh hưởng đến môi trường. Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2018.
Hệ thống quản lý: UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan quản lý nhà nước có vai trò lớn nhất trong công tác quản lý môi trường của tỉnh. Ban hành theo thẩm
quyền các văn bản pháp luật môi trường, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật môi trường của tỉnh. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo và kiến nghị về bảo vệ môi trường trong quyền hạn được giao hoặc chuyển cho các cơ quan thẩm quyền để xử lý.
UBND các huyện/thành phố Lạng Sơn: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn trong phạm vi quyền hạn cho phép. Quy hoạch, quản lý các khu đô thị, các phương/xã và việc thu các loại phí. Lập chương trình và tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường.
UBND các phường/xã: Chỉ đạo việc quản lý rác trên địa bàn, phổ biến, tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức theo quy định quản lý rác thải của tỉnh Lạng Sơn.
Sở TNMT tinh Lạng Sơn: là sở chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực quản lý môi trường tỉnh. Sở TNMT tỉnh Lạng Sơn hiện có chi cục bảo vệ môi trường đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn ở các đơn vị môi trường, cơ quan, xí nghiệp, trường học, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh thanh tra, giám sát chất lượng môi trường. Nâng cao nhận thức cộng đồng.
Hiện nay việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt vẫn chƣa đáp ứng được yêu cầu đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của Lạng Sơn.
Tại các thị trấn, thành phố Lạng Sơn rác thải sinh hoạt không đƣợc phân loại tại nguồn mà đƣợc thu gom lẫn lộn, sau đó đƣợc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Mạng lưới thu gom chưa phủ kín các địa bàn và ý thức giữ gìn vệ sinh của nhân dân còn chưa cao, việc người dân đổ rác bừa bãi không đúng giờ, không đúng nơi quy định còn diễn ra khá phổ biến gây ô nhiễm môi trường.