Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
4.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
a. Tổ chức theo quản lý nhà nước
Hình 4.3. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn Nguồn: Công ty TNHH Huy Hoàng UBND thành phố
Lạng Sơn
Phòng tài nguyên &
Môi trường
Công ty TNHH Huy Hoàng
UBND các phường , xã
Các tổ, đội VS Tƣ nhân Khu phố, xóm
- UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và có bộ phận chuyên môn thực hiện công việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn của các UBND huyện/thành phố. Ban hành những quy định chung về quản lý chất thải rắn, ban hành mức thu phí vệ sinh thích thích hợp. Số người phụ trách kiêm nhiệm với số lượng 02 người.
- UBND thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn, chỉ đạo các phòng, ban, UBND các phường, xã, công ty TNHH Huy Hoàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Số người phụ trách với số lƣợng 01 cán bộ kiêm nhiệm.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Giám sát chất lượng vệ sinh từ khâu thu gom, vận chuyển trên địa bàn của từng phường, xã đối với chất thải rắn sinh hoạt; phối hợp với Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho UBND thành phố lựa chọn địa điểm các trạm trung chuyển rác trên địa bàn. Số người phụ trách với số lƣợng 01 cán bộ chuyên môn.
- UBND các phường, xã tổ chức và quản lý các đội thu gom rác dân lập, vận động, tuyên truyền các hộ dân, tổ chức trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (số lượng người tham gia tùy thuộc vào các phường, xã, có hoặc không có).
- Công ty TNHH Huy Hoàng đƣợc thành lập và chịu sự quản lý của UBND thành phố và là đơn vị chuyên trách thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho thành phố Lạng Sơn. Công ty vệ sinh môi trường có trách nhiệm:
+ Thu gom, vận chuyển và xử lý/tiêu hủy chất thải rắn từ điểm tập kết tại các đường phố, xã phường trên địa bàn thành phố đến khu xử lý/bãi chôn lấp.
+ Hướng dẫn các tổ, đội vệ sinh về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý vệ sinh đô thị và hướng dẫn an toàn lao động.
- Các tổ/Đội vệ sinh môi trường: Chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của Công ty vệ sinh môi trường (số lượng người cụ thể tại phần cơ cấu của Công ty)
Nhận xét chung : Ƣu điểm :
Hệ thống quản lý đƣợc phân cấp và quy định từng chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Trong thời gian qua bằng nỗ lực của chính quyền và nhân dân việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có nhiều tiến bộ, các phường cũng đã thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường trong dân, để thu gom.
Nhƣợc điểm :
Do là đơn vị tƣ nhân đảm nhiệm chức năng thu gom, xử lý nên kinh phí đầu tƣ các hạng mục xử lý cũng nhƣ thu gom còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thu gom, xử lý chƣa triệt để.
Lƣợng rác thải sinh hoạt hàng ngày thu gom đƣợc đều không đƣợc phân loại. Hiện nay biện pháp chủ yếu dùng để xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Tân Lang, Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn.
b. Tổ chức quản lý tư nhân
Hiện nay đơn vị chuyên trách về vấn đề vệ sinh môi trường của thành phố là Công ty TNHH Huy Hoàng (đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn):
Công ty TNHH Huy Hoàng đƣợc thành lập ngày 22/06/1993. Trụ sở chính tại Số 305 Bà Triệu, phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn.
Công ty đã hoạt động đƣợc 21 năm, lĩnh vực hoạt động là bảo vệ môi trường bao gồm dịch vụ vệ sinh môi trường, quét dọn thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt đô thị, trồng rừng, trồng cây xanh bóng mát đô thị. Công ty hoạt động trên địa bàn 6 huyện của tỉnh Lạng Sơn bao gồm 6 thị trấn là: Hữu Lũng, Cao Lộc, Đồng Đăng, Na Sầm, Thất Khê, Tu Đồn và 3 cửa khẩu là Hữu Nghị, Cốc Nam và Tân Thanh.
Nguồn: Công ty TNHH Huy Hoàng Cơ cấu tổ chức của công ty Môi trường đô thị Huy Hoàng được thể ở hình 4.4 sau:
Hình 4.4. Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Huy Hoàng Bộ máy quản lý gồm :
- 01 Giám đốc - 02 Kế toán - 01 Thủ quỹ
- 02 Cán bộ chuyên trách về môi trường - 02 Cán bộ điều hành sản suất.
Tổ đội sản xuất 3 tổ:
- Thu gom, vận chuyển: 180 người
- Xử lý: Số lƣợng cán bộ công nhân viên tại bãi xử lý và chôn lấp có 18 người, gồm:
+ Bộ phận quản lý: 04 người.
+ Cán bộ kỹ thuật và nuôi cấy vi sinh: 03 người.
+ Lái xe chuyên dùng và sửa chữa: 07 người.
+ Vệ sinh, bảo vệ khu vực: 03 người.
+ Vận hành bơm nước: 01 người.
Kế toán trưởng
Giám đốc
Phòng tài vụ Phòng điều hành Đội sản xuất
xe
Kế toán
Thủ quỹ
Đội trưởng
Nhân viên
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Kế toán viên
Huyện Thành phố
Hiện nay, công ty TNHH Huy Hoàng đang thực hiện hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và thị trấn Bình Gia huyện Bình Gia. Đồng thời ký hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Tân Lang với các đơn vị làm dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng. Các đơn vị cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.4. Tình hình hoạt động của công ty TNHH Huy Hoàng
Stt Đơn vị Nội dung thực hiện
A. Địa bàn Thành phố Lạng Sơn Thu
gom
Vận
chuyển Xử lý
1 Phòng Quản lý đô thị X x X
2 UBND Phường Hoàng Văn Thụ X x X
3 UBND Phường Chi Lăng X x X
4 UBND Phường Vĩnh Trại X x X
5 UBND Phường Tam Thanh X x X
6 UBND Phường Đông Kinh X x X
7 UBND xã Mai Pha X x X
8 UBND xã Hoàng Đồng X x X
B. Địa bàn các huyện
1 UBND thị trấn Bình Gia X x X
2 Công ty CP ĐT XD MT Công Sơn X
3 HTX Đồng Tâm X
4 Doanh nghiệp Tƣ nhân Nguyễn Tiến Hòa X
5 Công ty CP thương mại dịch vụ Tân Minh X
6 Công ty TNHH Thành Linh X
7 Hợp tác xã xây dựng và Môi trường x
Giám đốc Công ty là người đứng đầu của Công ty điều hành các hoạt động của Công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà nước với hoạt động bảo vệ môi trường của thành phố Lạng Sơn. Giám đốc giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định của Công ty nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của Công ty và
có nghĩa vụ báo cáo với các cấp chính quyền như Bộ Tài Nguyên Môi trường, Bộ Lao động Thương binh xã hội.
Trách nhiệm của các phòng ban trong Công ty đều rất quan trọng thường xuyên báo cáo lại các hoạt động của mình với Giám đốc và chịu trách nhiệm về công việc của mình đƣợc giao.
Bảng 4.5. Danh sách phương tiện thiết bị vận chuyển rác thải của công ty TNHH Huy Hoàng
Stt Tên phương tiện Số lượng Nước sản xuất
1 KAMAT 5 Nga
2 DONGFENG 6 Trung Quốc
3 HUYN DAI 02 Hàn Quốc
4 IFA 01 Đức
5 SO LA 200 02 Nhật
6 Máy ủi ĐT 75 02 Nga
7 VEAM 15 Trung Quốc, Việt Nam
8 xe gom rác chạy điện 100 Trung Quốc, Việt Nam Trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển cơ bản đã đƣợc cơ giới hóa với 1005 xe đẩy bằng tay đƣợc thay thế bằng xe điện, nên công tác vệ sinh môi trường thành phố khá sạch sẽ, hiệu xuất thu gom đạt khoảng 90% .
Các thiết bị hoạt động bao gồm:
- Xe ép rác là xe chuyên dùng có công suất 3 – 18m3 - Xe chở rác là xe có công suất 40m3
- Xe hút bụi đường là xe có chổi quét, có khả năng hút bụi làm giảm lượng bụi cho đường phố.
- Xe tưới nước cũng làm giảm lượng bụi
- Xe bánh xích có hai chức năng cơ bản là san rác và nén rác.
- Ngoài ra còn có một số thiết bị cơ khí đặc thù: xe phục vụ lễ tang, xe vận chuyển đất, xe cẩu đất, xúc đất mà Công ty đã sử dụng.
Nguồn: Công ty môi trường đô thị Huy Hoàng Nhận xét chung:
Ƣu điểm:
Thu gom, vận chuyển trên toàn địa bàn thành phố và hợp đồng xử lý đối với 7 đơn vị thu gom, vận chuyển trên địa bàn tỉnh. Nhằm hỗ trợ công tác xử lý rác thải, đảm bảo CTR đƣợc thu gom và đƣa ra khỏi khu dân cƣ, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Hạn chế:
Hiện nay, phương tiện thu gom của Công ty trang bị còn thiếu nhiều đặc biệt là xe ô tô chuyên trở rác, thùng rác công cộng và thùng rác ở đầu các ngõ hẹp. Với tình trạng CTRSH ngày càng tăng, Công ty, cần phải bổ sung thêm phương tiện để công tác thu gom đạt hiệu quả hơn.
c/ Một số tồn tại trong công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
Những năm qua công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đã đƣợc chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành quan tâm và đầu tƣ nên công tác quản lý đã có những thay đổi, đạt đƣợc nhiều kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không tránh khỏi có những khó khăn và hạn chế, cụ thể nhƣ sau:
- Chế tài quản lý còn chƣa chặt chẽ còn nhiều đơn vị doanh nghiệp chƣa thực hiện đầy đủ các công tác bảo vệ môi truờng theo quy định theo luật bảo vệ môi trường. Cụ thể qua kết quả thanh tra, kiểm tra của UBND thành phố, sở Tài Nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng tại các cơ sở, doanh nghiệp có một số tồn tại, sai phạm trong công tác xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nhƣ sau:
+ Thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký, phê duyệt; không xây dựng, lắp đặt hoặc xây dựng, lắp đặt không đúng các công trình xử lý chất thải rắn sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt.
+ Không thực hiện việc nộp phí vệ sinh môi trường hoặc nộp chậm theo quy định.
- Kinh phí dành cho công tác thu, gom, vân chuyển, xử lý rác thải còn hạn chế, chủ yếu được lấy từ kinh phí sự nghiệp môi trường và nguồn thu từ phí vệ sinh, chƣa có sự xã hội hoá trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thu gom chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai thường xuyên và sâu rộng.
- Ý thức của đa số người dân là khá tốt, nhưng bên cạnh còn một bộ phận không nhỏ vẫn còn ý thức chưa cao về bảo vệ môi trường, do đó hiện tượng vứt rác bừa bãi ra ven đường, sông suối, ao, hồ vẫn còn.