Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn
4.4.2. Một số đề xuất giải pháp trong công tác quản lý
Trên cơ sở điều tra, phân tích hiện trạng quản lý CTRSH ở thành phố, để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý CTRSH trên địa bàn UBND thành phố Lạng Sơn,cần phải thực hiện tốt một số giải pháp về chính sách quản lý:
- UBND thành phố cần phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân có liên quan nhƣ:
+ Chủ nguồn thải phải nộp phí vệ sinh hàng tháng đầy đủ và đúng hạn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, có dụng cụ lưu giữ và bố trí địa điểm chứa chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm phân loại chất thải, đổ chất thải đúng thời gian, địa điểm quy định và ký hợp đồng với chủ thể gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
+ Đối với chủ vận chuyển chất thải rắn, phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu nhân lực và phương tiện nhằm vận chuyển toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại những điểm tập kết trên địa bàn đƣợc giao trong thời gian quy định, đảm bảo thời gian lưu chất thải rắn sinh hoạt tại điểm tập kết không quá 2 ngày. Đồng thời, chịu trách nhiệm khi để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, phát tán mùi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
+ UBND thanh phố, cấp xã/phường tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; hướng dẫn, chỉ đạo giám sát việc thành lập và hoạt động của Tổ vệ sinh môi trường tại địa phương. .
- UBND thành phố, các phường, xã và các phòng, ban rà soát tổng thể dự án Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2016-2025 nhằm bố trí cân đối, phù hợp các loại hình sử dụng đất, nhất là đất sử dụng cho mục đích chôn lấp chất thải rắn phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố sau này.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tăng cường cán bộ quản lý môi trường cho các phòng, ban, UBND cấp xã nhằm kiện toàn bộ máy quản lý, nâng
cao năng lực quản lý môi trường nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng trên địa bàn thành phố.
- Hàng năm tiến kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn của các cơ sở, tổ chức, hộ gia đình trên địa thành phố, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.Yêu cầu các chủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệm phải xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn và đƣa vào vận hành sử dụng theo quy định.
- Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất công nghiệp chấp nhận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, không phát sinh hoặc phát sinh ít chất thải. Khoản trợ cấp này đƣợc tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tƣ để thay đổi quy trình sản xuất hoặc thay đổi quy trình công nghệ sạch với các thiết bị kiễm soát ô nhiễm hiệu suất cao. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất khi đã có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi về tài chính theo quy định. Riêng các doanh nghiệp xử lý chất thải rắn cần có trợ giúp từ ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc phải tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tƣ ban đầu rất lớn.
- Đối với cán bộ, công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phải đƣợc xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp.
4.4.2.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trên địa bàn thành phố trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã đƣợc quy định
trong Luật Bảo vệ môi trường, bằng cách:
Giáo dục và đào tạo nhận thức theo 4 vấn đề lớn:
- Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng;
- Giáo dục môi trường ở các cấp học mầm non, phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh;
- Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý chất thải rắn;
- Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.
Quản lý chất thải rắn phải là một phần trong chương trình giảng dạy môi trường đang được kiến nghị đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành, những chương trình như vậy đang là xu thế ở nhiều nước dưới khẩu hiệu chung: “môi trường sẽ phải được an toàn hơn trong tay của thế hệ tương lai”, Việc nâng cao kiến thức trong lĩnh vực cấp bách này, phụ thuộc phần lớn vào việc đào tạo tại chức cán bộ thông qua:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, thông báo các trường hợp vị phạm về bảo vệ môi trường trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng hộ gia đình và vận động toàn dân thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể cƣ dân ở đô thị và các khu kinh tế cửa khẩu.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện nghe, nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Tổng liên đoàn lao động, Hội nông dân… và của địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các ngành liên quan và các chuyên gia để xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng, cho phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương.