Thích ứng với biến đổi khí hậu đến trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính và đề xuất giải pháp (Trang 51 - 57)

Trồng trọt là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời tiết, cùng với nó là nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn h n, lũ lụt, xâm nhập mặn… liên tiếp xảy ra gây khó khăn cho ngành trồng trọt. Các nghiên cứu cho thấy các biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến diện tích canh tác, sự sinh trưởng và năng suất mùa màng cây trồng. Cụ thể:

Theo tác giả Đinh Vũ Thanh, nước biển dâng sẽ khiến cho diện tích canh tác nông nghiệp giảm. Cụ thể, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và 20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn ha ven biển miền Trung Ƣớc tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số khoảng hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân (Đinh Vũ Thanh, 2013). Theo kịch bản BĐKH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật năm 2011, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập (Đinh Vũ Thanh, 2013). Cùng với kết quả nghiên cứu trên UNJP cũng cho rằng, những thay đổi về điều kiện thời tiết do biến đổi khí hậu cũng góp phần làm gia tăng c c qu trình xói mòn, sạt lở, ngập úng, ngập mặn… khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

Hậu quả là năng suất và sản lƣợng bị giảm sút. Theo dự báo sản lƣợng lúa vụ đông xuân của khu vực Nam Trung Bộ sẽ giảm 10% vào năm 2020 và giảm 8% vào năm 2070, còn khu vực đồng bằng sông Hồng sẽ giảm là 12,5% và 16,5% (UNJP, 2011).

Biến đổi khí hậu còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng trưởng các loại hoa màu bằng việc rút ngắn thời gian tăng trưởng và giảm năng suất cây trồng (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014; UNJP, 2011). Khi nhiệt độ tăng thêm 10C, nó sẽ làm chậm quá trình phát triển của lúa từ 5 đến 8 ngày, và đối với đậu và khoai tây là 3 đến 5 ngày (FAO, 2011). Nhiệt độ tăng cao và sự thay đổi lƣợng mƣa cũng là nguyên nhân gây làm gia tăng c c loài sinh vật gây hại cho cây trồng như sâu cuốn l , dày nâu, sâu bướm, bọ cánh cứng, nấm,…

(FAO, 2011). Nghiên cứu của tác giả Đinh Vũ Thanh cũng cho thấy, nhiệt độ tăng lên khiến cho lượng nước bốc hơi cũng tăng cao dẫn đến lượng nước tưới tiêu bị thiếu hụt nghiêm trọng (Đinh Vũ Thanh, 2013).

Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng ngập lụt và khiến mùa màng bị thay đổi: “Khoảng giữa th ng 6 đến th ng 9 và th ng 12 đến tháng 4 là thời vụ chính cho nông nghiệp, nhƣng những năm gần đây những cơn lũ có chiều hướng thay đổi, đ ảnh hưởng tới mùa vụ” (Rajib Shaw, 2006). Cũng chung quan điểm này IIED cho rằng: Nông nghiệp trở nên khó khăn và rủi ro hơn bởi vì tính bất thường của thời tiết, không thể biết được mùa mưa và lượng mƣa do vậy không thể quyết định đƣợc thời điểm thích hợp để trồng trọt, gieo hạt, thu hoạch (IIED, 2009a).

Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hoạt động trồng trọt, các nghiên cứu cũng cho thấy người dân đưa ra nhiều hoạt động thích ứng khác nhau. Các biện pháp thích ứng chính được người dân chủ động sử dụng là thay đổi giống cây trồng, thay đổi kỹ thuật canh t c, thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh kh c nhƣ nuôi trồng thủy sản, làm thuê trong các ngành nghề kh c,…

Tha đổi giống cây trồng:

Nông nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời tiết. Biến đổi khí hậu cùng với nó là nước biển dâng và các hình thức thời tiết cực đoan nhƣ nắng nóng, hạn h n, lũ lụt, xâm nhập mặn… liên tiếp xảy ra gây khó khăn cho ngành nông nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy các biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến diện tích canh tác, sự sinh trưởng và năng suất mùa màng cây trồng. Cụ thể:

Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng nhƣ trong khu vực và trên thế giới:

Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Coretha Komba và Edwin Muchapondwa năm 2012, Gutu năm 2014… cho thấy việc thay đổi giống cây trồng phù hợp với tình hình thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng được coi là phương thức thích ứng hợp lý:

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hoa và cộng sự tại ven biển Nam Định cho thấy, để thích ứng với những t c động tiêu cực do biến đổi khí hậu trong trồng trọt cụ thể là trồng lúa nước, nhiều người đ thay đổi giống lúa từ kém chống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn, ngắn ngày hơn và thích ứng với điều kiện ngập mặn (ví dụ: đối với lúa thuần:

chuyển từ Bắc Thơm sang BC15, RVT thơm,…; đối với lúa lai: chuyển từ Tạp giao 838, 903, CT16 sang TH3-3) (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014) Nghiên cứu của Trần Văn Hiếu tại nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy người dân trồng những loại lúa nổi để thích ứng với tình hình ngập lụt (Tran Van Hieu, 2010).

Nghiên cứu tại nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu cũng cho thấy việc thay đổi sang những giống cây trồng ngắn ngày đƣợc người dân lựa chọn khá phổ biến. Nghiên cứu tại Tazania, một đất nước thuộc khu vực châu Phi với nền nông nghiệp đƣợc coi là hoạt động sinh kế chính, Coretha Komba và Edwin Muchapondwa cho thấy trong các hoạt động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp thì hoạt động chủ yếu là thay đổi những giống cây trồng ngắn ngày hoặc các giống chịu hạn (Coretha

Komba and Edwin Muchapondwa, 2012). Ngoài ra, việc chuyển hẳn sang giống cây trồng kh c cũng là một lựa chọn, ví dụ người dân Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế chuyển sang các loại cây trên đất cao nhƣ lạc và khoai tây, vốn không cần nhiều nước (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2010). Hay nghiên cứu tại quận Seke ở Zimbawei, người dân tự chuyển sang trồng cây thuốc l do năng suất trồng ngô giảm về chất lƣợng, năng suất và giá cả (Palmah Gutu, 2014).

Tha đổi cơ cấu cây trồng:

Thay đổi cơ cấu cây trồng cũng đƣợc áp dụng khá phổ biến: thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa (Palmah Gutu, 2014), thử nghiệm xen giống lúa cá hoặc luân canh cây trồng (Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014; Trần Văn Hiếu, 2010). Các hộ gia đình ven biển Tây Nam, Camerun để thích ứng với những ảnh hưởng ngày càng tăng của lũ lụt, bão, sóng lớn họ tự đa dạng hóa cây trồng bằng cách trồng thêm các loại cây ăn quả bên cạnh các cây trồng truyền thống (Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hoài Thu, 2012) Tại Ninh Bình, trong những năm gần đây, người dân cấy lúa theo tỷ lệ 50%-50%. Tức là, 50% diện tích canh tác của mỗi hộ gia đình đƣợc dùng để cấy lúa cao sản, nhằm tăng nâng suất. 50% diện tích đất còn lại đƣợc dung để cấy lúa chất lượng cao. Việc thay đổi tỷ lệ diện tích gieo trồng như thế này giúp cho người dân ở đây vừa có gạo chất lƣợng cao để ăn, vừa tr nh đƣợc suy giảm năng suất, hay thiệt hại Đối với những loại giống cho năng suất cao, chống chọi tốt hơn với thời tiết bất thường, nhưng chất lượng gạo không được ngon thì có thể dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm (Nguyễn Tuấn Anh, 2012).

Tha đổi kỹ thuật canh tác:

Cùng với thay đổi giống cây trồng thì thay đổi kỹ thuật canh t c cũng được người dân chú trọng. Bởi việc thay đổi giống mới cũng cần song hành với kỹ thuật canh tác mới nhƣ: phân bón, thời gian gieo trồng, thuốc trừ sâu,…

(Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014).

Nhiều nghiên cứu tại các khu vực ven biển Việt Nam: Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà năm 2014,… cho thấy trước c c thay đổi về quy luật mùa màng. Cụ thể, những biểu hiện thời tiết không mang tính đặc trƣng của mùa đó Ví dụ, Thông thường, mùa xuân là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp nhưng những năm gần đây nó lại thể hiện không rõ nét là mùa xuân Đ ng ra phải ấm áp thì nó vẫn cứ rét buốt Hay, Đôi khi lại sang mùa hạ sớm, mùa xuân ít, mùa hạ nắng rất nóng (Nguyễn Tuấn Anh, 2012). Do vậy, các cộng đồng phải tính toán cụ thể về thời gian hoạt động sinh kế để giảm thiểu khả năng tổn thương trước những rủi ro về biến đổi khí hậu: ví dụ, họ thay đổi thời gian trồng và thu hoạch lúa (chuyển vụ mùa lên sớm hoặc muộn hơn) nhằm tr nh mùa lũ hoặc nguy cơ thời tiết xấu (Nguyễn Tuấn Anh, 2012; Bộ Tài nguyên Môi trường, 2010; Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014) Nghiên cứu của Trần Văn Hiếu tại An Giang cho thấy, người dân chuyển từ việc cấy hai vụ dài ngày sang 3 vụ ngắn ngày (Tran Van Hieu, 2010).

Việc chú ý đến thay đổi kỹ thuật cũng đƣợc chú trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, tại Myanma, nông dân thích ứng bằng cách thay đổi thời gian trồng trọt (ví dụ họ tính thời điểm, lƣợng mƣa để gieo trồng), đa dạng hóa mùa vụ, cải tạo đất đai Trong những năm gần đây, họ chú trọng nhiều đến việc phối hợp các phương ph p cũ và chú trọng cải tiến kỹ thuật trồng trọt. Tại Khu vực châu Phi như Tazania, Zimbawei người dân cũng chú trọng đến việc thay đổi thời gian trồng trọt nhƣ trồng sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào lƣợng mƣa trong mùa (Palmah Gutu, 2014; Coretha Komba and Edwin Muchapondwa, 2012).

Thậm chí, tại Bangladesh để thích ứng với tình hình ngập nước vào mùa mưa người dân thiết lập c c “khu vườn nổi” để trồng rau Khu vườn thường rộng từ 1-2m, dài khoảng 7-9m và cao từ 0 9 đến 1,2 m Để trồng đƣợc rau, họ có thể tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn như: ống nước, vỏ dừa,… và đặt chúng vào những thanh tre và không cần sử dụng đến đất. Những loại rau ngắn ngày

được trồng và thu hoạch giúp người dân không chỉ cung cấp được nguồn rau cho gia đình mà thậm chí còn tăng thêm nguồn thu đ ng kể (Mesbahul Alam et al, 2013; Jessica Ayers and Tim Forsyth, 2009).

Ngoài các biện pháp thích ứng trên, người dân cũng chú trọng đến công tác thủy lợi, tưới tiêu Đây cũng được coi là biện pháp thích ứng hữu hiệu Đối với hoạt động thích ứng này, người dân chủ động tôn bờ, nâng cấp hệ thống thủy lợi, khơi thông kênh mương, rửa mặn đồng ruộng,… nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan (Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hoài Thu, 2013; Tran Van Hieu, 2010). Ví dụ, tại đồng bằng Sông Cửu Long, bên cạnh xây dựng thêm hệ thống đê điều, người dân tự đắp bờ cao xung quanh ruộng để bảo vệ mùa màng (Tran Van Hieu, 2010). Tại Tazania bên cạnh các biện pháp thích ứng trên công trình thủy lợi nhằm giải quyết tình hình hạn hán hoặc lũ lụt trong trồng trọt (Coretha Komba and Edwin Muchapondwa, 2012).

Tương tự vậy, nghiên cứu của Uddin, Bokelmann và cộng sự tại vùng ven biển của quận Sathkhira thuộc Bangladesh cho thấy để thích ứng với những điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu như: triều cường, lốc xoáy, xâm nhập mặn, lũ lụt và hạn hán, bên cạnh các biện ph p đa dạng hóa mùa vụ, trồng loại giống ngắn ngày thì việc chú trọng vào biện ph p tưới tiêu, thủy lợi được quan tâm hàng đầu. Bởi theo người dân ở đây, biện pháp thủy lợi, tưới tiêu giúp làm tăng sản lƣợng, nâng cao dinh dƣỡng cho cây trồng (Mohammed Nasir Uddin và Wolfgang Bokelmann and Jason Scott Entsminger, 2014).

Chuyển sang hoạt động sản xuất khác:

Ngoài hai biện ph p thay đổi giống cây và thay đổi kỹ thuật canh tác, nhiều hộ gia đình đặc biệt những gia đình có điều kiện kinh tế khá và vừa chuyển sang hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trần Thọ Đạt và Vũ Thi Hoài Thu, 2012; Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà, 2014; Đặng Thị Hoa, Ngô Tuấn Quang và Ngô Thị Thanh, 2013), hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động phi nông nghiệp, đi làm ăn xa ở c c địa phương kh c; liên kết sản xuất giữa các hộ, dưới hình thức vài hộ gia đình cùng nhau đóng góp làm ăn chung với nhau,

điều này giúp giảm gánh nặng đầu tƣ (Mohammed Nasir Uddin và Wolfgang Bokelmann and Jason Scott Entsminger, 2014).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu biến đổi đến sản xuất một số cây trồng chính và đề xuất giải pháp (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)