Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Giải pháp thích ứng với khí hậu biến đổi vùng lưu vực sông Phó Đ y
3.6.1. Lựa chọn giống cây trồng thích ứng với khí hậu biến đổi
3.6.1.1. Giải pháp lựa chọn đề xuất giống lúa thích ứng với khí hậu biến đổi
Để đ nh gi khả năng thích ứng với BĐKH và điều kiện thực tế tại khu vực, đề tài đ tiến hành thí nghiệm khảo sát 2 giống lúa BC15 và BG1 vụ Xuân 2015 và vụ Xuân 2016 tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương
Kết quả thí nghiệm tuyển chọn các giống lúa BC15, giống lúa BG1 qua 2 vụ, cho thấy:
- Về thời gian sinh trưởng, chiều cao:
Giống BG1 chiều cao cây đạt 100,2 cm, cao hơn giống đối chứng BC15 gần 10 cm, thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng đang trồng đại trà khoảng 8 ngày (Bảng 3.16).
Bảng 3.16. Thời gian sinh trưởng của c c giống lúa qua 2 vụ TT Giống Thời gian sinh trưởng
(ngày) Chiều cao cây (cm)
1 BC15 132,1 90,5
2 BG1 124,2 100,2
- Về tình hình sâu bệnh hại, chịu hạn, chịu rét của các giống lúa:
Số liệu bảng 3.17 cho thấy giống BG1 nhiễm sâu bệnh ít hơn so với giống đối chứng BC15, nhiễm sâu đục thân, bệnh khô vằn trong nhẹ hơn giống đối chứng Đặc biệt giống BG1 qua theo dõi chƣa thấy nhiễm rầy nâu, đạo ôn trong khi giống đối chứng BC15 nhiễm rầy nâu, đạo ôn. Về khả năng chịu rét, chịu hạn kh hơn giống đối chứng BC15.
Bảng 3.17. Sâu bệnh hại, chịu hạn, chịu rét của c c giống lúa qua 2 vụ
TT Giống
Sâu đục thân
Rầy nâu
Bệnh bạc lá
Bệnh khô vằn
Bệnh đạo ôn
Khả năng chịu rét
Khả năng chịu hạn
1 BG1 * 0 * * 0 T T
2 BC15 ** ** * ** ** K K
Ghi chú:
Ký hiệu 0: không nhiễm, *: nhiễm nhẹ **: nhiễm trung bình; T: tốt, K: khá.
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa trong 2 vụ Xuân 2015 và 2016 đuợc trình bày trong bảng 3.18.
Bảng 3.18. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của c c giống lúa qua 2 vụ
TT Giống Bông/m2 Số
hạt/bông
Tỷ lệ lép (%)
NSTT (tạ/ha) 1 BC15 284 ± 4,50 144±5,03 24,5±0,45 54,8±0,36 2 BG1 330± 5,00 160±6,02 18,2±0,70 63,4±0,65 Ghi chú: Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn
Giống lúa BG1 cho năng suất cao hơn hẳn giống lúa BC15, tỷ lệ hạt lép ít hơn, số bông/m2 và số hạt/bông cao hơn hẳn. Do vậy, giải pháp lựa chọn thay thế giống lúa BC15 bằng giống lúa BG1 giúp nâng cao năng suất lúa cho địa phương là có khả thi.
3.6.1.2. Giải pháp lựa chọn đề xuất giống ngô thích ứng với khí hậu biến đổi Để đ nh gi khả năng chống chịu và chịu hạn của các giống ngô, đề tài đ tiến hành thí nghiệm khảo sát 3 giống ngô ở 2 chế độ tưới nước chủ động và không chủ động tưới nước vụ Đông 2015 và Xuân 2016 tại xã Bình Yên, Sơn Dương
- Về sinh trưởng của ngô:
Kết quả thí nghiệm tại bảng 3.19 cho thấy: Trong điều kiện tưới nước chủ động, các giống có chiều cao cây biến động từ 214,6 cm (giống P 4199) đến
225 cm (giống LVN61) Còn trong điều kiện không chủ động tưới, chiều cao cây có xu hướng giảm, biến động từ 186,8 cm đến 196,9 cm. Giống P.4199 là giống có chênh lệch chiều cao thấp nhất là 8,4%, tiếp đến là giống HT119 (13,1%) và giống LVN 61 (17%). Hầu hết các giống có xu hướng giảm số lá trong điều kiện hạn, các giống có sự chênh lệch giữa tưới chủ động và không chủ động tưới sẽ có khả năng chịu hạn tốt hơn
Bảng 3.19. Sinh trưởng c c giống ngô thí nghiệm qua 2 vụ
Giống
Cao cây (cm) Số lá (lá) Giảm so chủ động (%) Tưới chủ
động
Không chủ động
Tưới chủ động
Không chủ động
Cao
cây Số lá LVN61 225,0±5,00 186,6±0,41 18,3±0,55 16,1±0,55 17,06 12,02 HT119 221,3±6,11 191,2±0,70 19,1±0,45 17,2±0,70 13,60 9,94 P.4199 214,6±6,50 196,8±0,60 19,6±0,45 17,7±0,84 8,29 9,69
Ghi chú: Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấy, giống HT119 và giống P.4199 có khả năng chịu hạn tốt hơn hẳn giống LVN61 mà địa phương đang trồng trong những năm gần đây Trong đó, giống P.4199 có sự thay đổi các chỉ tiêu ít nhất trong 2 điều kiện trồng, là giống có khả năng chịu hạn tốt nhất.
- Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô:
Kết quả theo dõi đƣợc trình bày tại bảng 3.20.
Số liệu bảng 3.20 cho thấy, trong điều kiện tưới chủ động, số bắp bình quân ở các giống ngô thí nghiệm là 1 - 1,1 bắp/cây. Giống HT119 và giống P.4199 có tỷ lệ bắp cao (1,1 bắp) Trong điều kiện không tưới chủ động, số bắp trên các giống giảm còn từ 0,79 - 0,93 bắp/cây. Giống P.4199 là giống có tỷ lệ bắp/cây cao nhất (0,93).
Bảng 3.20. C c yếu tố cấu thành năng suất ngô qua 2 vụ
TT Các chỉ tiêu đ nh gi Giống
LVN61 HT119 P4199
1 Mật độ trồng (cây/m2)
Tưới chủ động 5,1±0,40 5,2±6,11 5,2±0,45 Không C động 5,2±0,55 5,3±0,62 5,2±0,61 4 Số bắp/cây Tưới chủ động 1,0±0,45 1,1±0,45 1,1±0,55 Không C động 0,77±0,07 0,85±0,12 0,93±0,06 3 Chiều dài bắp
(cm)
Tưới chủ động 18,5±0,45 20,2±0,7 22,5±0,5 Không C động 11,5±0,55 13,7±0,7 14,3±0,36 4 Đường kính
bắp (cm)
Tưới chủ động 4,3±0,65 4,5±0,45 4,3±0,55 Không C động 2,9±0,65 3,4±0,45 3,5±0,45 5 Bình quân số
hạt/hàng
Tưới chủ động 32,3±4,50 35,0±4,50 35,3±5,50 Không C động 22,7±0,60 24,2±0,55 24,6±0,47 6 Số hàng/bắp Tưới chủ động 13,6±3,51 14,6±5,03 16,3±5,50 Không C động 12,8±0,80 13,0±50 13,3±0,45 7 Khối lƣợng
1000 hạt (g)
Tưới chủ động 271,3±0,61 283,5±0,45 286,4±0,55 Không C động 223,7±0,65 239,3±0,55 240,2±0,70 Ghi chú: Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn
Chiều dài bắp của các giống trong điều kiện tưới chủ động dao động từ 18,5 - 22,5 cm Trong điều kiện tưới không chủ động, chiều dài bắp giảm, còn dao động từ 11,6 - 14,2 cm. Giống HT119 và giống P.4199 có chiều dài bắp và đường kính bắp lớn hơn so với giống địa phương đang sử dụng LVN61 trong cả thí nghiệm có tưới và thí nghiệm tưới không chủ động Trong điều kiện tưới chủ động, bình quân số hạt/hàng của các giống dao động từ 32 - 35 hạt/hàng và số hàng/bắp dao động từ 14 - 16 hàng/bắp Trong điều kiện tưới không chủ động, các giá trị này giảm, bình quân số hạt/hàng của các giống từ 22 - 24 hạt/hàng và số hàng/bắp dao động từ 12,8 - 13,3 hàng/bắp.
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, giống HT119 và giống P.4199 có chỉ tiêu ít chênh lệch giữa hai thí nghiệm tưới chủ động và tưới không chủ động Điều này chứng tỏ 2 giống này có khả năng chịu hạn tốt hơn giống ngô địa phương đang trồng.
- Năng suất của các giống ngô:
Năng suất của các giống ngô trong các thí nghiệm tưới nước chủ động và tưới không chủ động được thể hiện ở bảng 3.21.
Bảng 3.21. Năng suất c c giống ngô thí nghiệm qua 2 vụ
TT Giống
Tưới chủ động (tạ/ha)
Không chủ động (tạ/ha)
Chênh lệch so với không chủ động (%)
1 LVN61 65,21±0,10c 34,90±0,06c 46,48
2 HT119 72,82±0,06b 44,57±0,07ê 38,79
3 P.4199 73,43±0,06a 44,25±0,05b 39,72
CV(%) 0,11 0,16
LSD0,05 0,16 0,13
Ghi chú: Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn. Theo cột, các số có các chữ cái (a,b,c) theo sau giống nhau thì kh c nhau không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Nghiên cứu về năng suất giữa hai thí nghiệm tưới nước chủ động và tưới không chủ động cho thấy, các giống có năng suất cao có sự chênh lệch năng suất ít hơn giống địa phương đang trồng, cụ thể:
+ Vụ Đông 2015 và Xuân 2016 có diễn biến thời thiết phức tạp, hạn hán kéo dài, do vậy ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển của cây con, giai đoạn trỗ cờ gặp nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn. Tuy nhiên so với các giống ngô kh c đang trồng tại địa phương thì giống ngô HT119 và P4199 đặc biệt là giống P4199 có ƣu điểm nổi trội hơn về năng suất, khả năng chống chịu, nhìn tổng thể trên ruộng ngô thì giống ngô HT119 và P4199 cho bắp to, dài và đều.
+ Giống HT119 và P4199 có khả năng chống đổ tốt, có ƣu điểm là chịu hạn, hạt kín đều múp bắp, cây sinh trưởng khỏe, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện địa phương
3.6.1.3. Giải pháp lựa chọn đề xuất giống lạc thích ứng với khí hậu biến đổi Để đ nh gi khả năng chống chịu hạn của các giống lạc, đề tài đ tiến hành thí nghiệm khảo sát 4 giống lạc (L14, L19, TB25, TK10) trồng vụ Xuân và vụ Hè Thu 2015 tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương
- Về sinh trưởng của các giống lac:
Số liệu thí nghiệm tại bảng 3.22 cho thấy các giống lạc có thời gian sinh trưởng từ 122,2 - 126,1 ngày, trong đó 2 giống L19 và TK10 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 122,2 ngày, giống TB25 có thời gian sinh trưởng 124,3 ngày và giống L14 có thời gian sinh trưởng dài nhất 126,1 ngày Như vậy cả 3 giống mới đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống đối chứng L14 từ 2 - 4 ngày.
Bảng 3.22. Sinh trưởng của c c giống lạc qua 2 vụ
TT Chỉ tiêu Giống lạc
L19 TK10 TB25 L14 (ĐC) 1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 122,2 122,2 124,3 126,1
2 Chiều cao cây (cm) 62,3 58,6 52,4 62,2
Chiều cao cây biến động giữa các giống từ 52,4 - 62,3 cm; trong đó giống L14 và L19 cao nhất (đạt 62,2 - 62,3cm), giống TB 25 có chiều cao cây thấp nhất (52,4 cm).
Thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của các giống phù hợp với lý lịch giống và tương đương với kết quả theo dõi ở nhiều điểm sản xuất khác cùng thời vụ.
- Về đặc điểm về màu sắc, hình dạng quả của các giống:
Để đ nh gi về màu sắc vỏ hạt và tỷ lệ các dạng quả 1, 2, 3 hạt đề tài đ tiến hành kiểm tra đ nh gi nhƣ sau: mỗi giống kiểm tra 4 mẫu (lấy mẫu ngẫu nhiên tại 4 điểm), mỗi mẫu 100 quả, kết quả thu đƣợc tại bảng 3.22.
Bảng 3.23. C c chỉ tiêu về màu sắc, dạng quả của c c giống lạc qua 2 vụ
TT Chỉ tiêu Giống lạc
L19 TK10 TB25 L14 (ĐC)
1 Màu sắc vỏ hạt Hồng cánh sen Hồng nhạt Trắng hồng Hồng
2 Hình dạng quả
Eo quả trung bình; gân quả
rõ
Eo quả nông;
gân quả rõ
Eo quả trung bình; gân quả nổi trung bình
Eo quả nông; gân
quả nông
3 Tỷ lệ quả 1 hạt (%) 11,3 13,8 13,7 13,4
4 Tỷ lệ quả 2 hạt (%) 88,7 86,2 27,5 86,6
5 Tỷ lệ quả 3 hạt (%) 0 0 58,8 0,9
6 Tỷ lệ hạt/quả (%) 71,3 70,2 68,0 72,1
Màu sắc hạt và dạng quả của các giống đều thể hiện nhƣ mô tả trong lý lịch giống và được người dân chấp nhận.
Số hạt/quả: 3 giống L19, L14, TK10 quả có 2 hạt chiếm chủ yếu (từ 86,2 - 88,7%), giống TB25 có tỷ lệ quả 3 hạt đạt 58,8% phù hợp với đặc điểm của giống.
Tỷ lệ hạt/quả: Tỷ lệ hạt/quả của các giống tương đối cao (đạt từ 68 - 72,1%) và biến động giữa các giống không lớn, trong đó giống đối chứng L14 có tỷ lệ cao nhất (72,1%), giống TB25 có tỷ lệ hạt/quả thấp nhất (68,0%).
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lạc mới:
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.23 cho thấy:
+ Số cây/m2: đạt từ 25,5 - 27,5 cây; tỷ lệ hao hụt (cây chết) so với mật độ trồng ban đầu từ 7,1 - 13,9%, trong đó giống L14 (ĐC) cây chết ít nhất (7,1%) và giống TB25 có tỷ lệ cây hụt cao nhất (13,9%). Mặc dù sau khi trồng đề tài đ tiến hành trồng dặm cây chết, nhƣng giống TB25 và giống TK10 hao hụt mật độ vẫn nhiều hơn do sức mọc mầm ban đầu của cây kém hơn
+ Số quả/cây của các giống biến động từ 14,3 - 16,4 quả, phù hợp với đặc điểm của các giống. Số quả chắc/cây của các giống đạt từ 12,3 - 15,1 quả. Tỷ lệ quả chắc/số quả của các giống đều đạt cao do các giống đƣợc trồng ở vụ xuân và hè thu nên thuận lợi cho sinh trưởng phát triển.
Bảng 3.24. Năng suất và c c yếu tố cấu thành năng suất c c giống lạc qua 2 vụ
TT
Chỉ tiêu Giống lạc
L19 TK10 TB25 L14 (ĐC)
1 Số cây/m2 (cây) 27,5±0,55 26,2±0,60 25,5±0,45 27,5±0,55 2 Số quả/cây (quả) 16,4±0,60 15,6±0,45 14,3±0,65 15,6±0,60 3 Số quả chắc/cây (quả) 15,1±0,45 14,5±0,60 12,3±0,61 14,5±0,70 4 P100 quả (gam) 150,6±4,04 155,0±4,58 181,0±4,58 152,6±6,02 5 P100 hạt (gam) 56,0±5,56 55,6±4,50 54,6±4,50 61,0±6,55 6 NSLT (tạ/ha) 46,6±3,51 43,7±0,66 41,8±0,75 45,2±0,55 7 NSTT (tạ/ha) 33,3±0,61 30,7±0,70 28,7±0,65 32,5±0,60 Ghi chú: Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn
+ Khối lƣợng 100 quả, khối lƣợng 100 hạt của các giống phù hợp với đặc điểm của giống theo lý lịch và kết quả theo dõi ở nhiều điểm sản xuất khác.
+ Năng suất: Năng suất thực thu của giống L19 cao nhất (cao hơn giống đối chứng L14 là 0,6 tạ/ha, tương đương 101,8%) Năng suất thực thu của giống TK10 thấp hơn giống đối chứng L14 là 1,8 tạ/ha, tương đương 94,5%.
Năng suất giống TB25 thấp nhất, thấp hơn giống đối chứng L14 là 3,8 tạ/ha tương đương với 88,3% Năng suất thực thu so với năng suất lý thuyết của các giống biến động không lớn (từ 69,1 - 72%).
Như vậy, giống lạc L19 là giống thích nghi tốt với điều kiện địa phương và cho năng suất cao nhất.