Bài học kinh nghiệm cho Cơ quan Bộ Xây dựng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 59 - 62)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

1.5. Một số kinh nghiệm nâng cao đội ngũ công chứccủa một số cơ quan Bộ và bài học kinh nghiệm cho Bộ Xây dự ng

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Cơ quan Bộ Xây dựng

Quakinh nghiệm đơn vị bạn trong việc nâng cao ĐNCC, có thể thấy một số bài học kinh nghiệm mà Cơ quan Bộ Xây dựng có thể áp dụng:

Một là: Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc đánh giá trách nhiệm người đứng đầu hàng năm. Trong đó, đưa các nội dung: Tiến độ và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức;thực hiện thời gian làm việc; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; đánh giá xếp loại công chức vào tiêu chí đánh giá trách nhiệm lãnh đạo đơn vịhàng năm.

Hai là: Nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ, công chức:

Trước mắt cần rà soát, đánh giá sâu về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và vị trí chức danh còn thiếu để có lộ trình sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức; giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế đảm bảo đúng quy định. Đồng thời, nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ, công chức. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế, thực hiện dân chủ, công khai minh bạch, khách quan, đúng quy định. Trình độ chuyên môn, có chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm, có chính sách thu hút đối với người có năng lực chuyên môn cao. Ba là, Thực hiện tốt công tác quy hoạch, sử dụng, gắn đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Quy hoạch cán bộ chủ chốt đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình, dân chủ, công khai; rõ đối tượng, đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn và cơ cấu. Đặc biệt quan tâm lựa chọn cán bộ để quy hoạch và sử dụng trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, năng lực thực tiễn và kết quả đánh giá cán bộ, công chức.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng; đưa những chuyên ngành, lĩnhvực công việc hiện nay ở cơ sở còn yếu vào bồi dưỡng như: Kiến thức pháp luật mới, quản lý kinh tế, đất đai, hành chính công, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, vận động quần chúng, giải phóng mặt bằng, đơn thư...

Bốn là: Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ

Tiếp tục thực hiệnviệc kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ, duy trì làm việc theo quy chế. Thực hiện thí điểm việc chấm công tại một số đơn vị kết hợp với việc tăng cường kiểm tra đột xuất công vụ để xem xét, đánh giá kết quả thực hiện công vụ; cùng với đó là thực hiện chế độ khen thưởng động viên người làm tốt và xem xét, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Năm là: Tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ, công chứcnhằm từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ.

Việc điều động, luân chuyển lãnh đạo các phòng, ban về giữ các chức danh chủ chốt; đồng thời rà soát lựa chọn những cán bộ, công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có phẩm chất, năng lực, thành tích trong công tác luân chuyển.

Sáu là:Có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập, rèn luyện để nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ như hỗ trợ kinh phí học tập, tổ chức kiểm tra sát hạch công chức, kết hợp với khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người dân về thái độ, tinh thần phục vụ, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ công chức cho việc quy hoạch, sử dụng và giải quyết chính sách tinh giản biên chế, thôi việc.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã đi vào phân tích mấy một số nội dung lớn như sau:

Đưa ra các khái niệm cơ bản về công chức, đội ngũ công chức, về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cùng các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực.

Nghiên cứu, phân tích các nhân tố (khách quan và chủ quan) ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.

Trong chương này, tác giả đã trình bày cụ thể nội dung của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cơ quan Bộ Xây dựng, các hoạt động để nâng cao, đồng thời tác giả đã nghiên cứu về thể lực, trí lực, tâm lực và hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực vàqua một số Cơ quan Bộ khác, trên cơ sở đó Cơ quan Bộ Xây dựng đã đưa ra bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng CBCC. Trên cơ sở đó làm tiền đề để tác giả đưa ra các thực trạng ở chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)