Quy hoạch đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 95 - 101)

Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨCTẠI CƠ QUAN BỘ XÂY DỰNG

2.3. Phân tích thực trạng các hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại Cơ quan Bộ Xây dựng

2.3.2. Quy hoạch đội ngũ công chức

Quy hoạch CC Cơ quan Bộ Xây dựng đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Cho đến nay, Cơ quan Bộ Xây dựng đã xây dựng được Quy hoạch CC lãnh đạo. Trong đó, có quy hoạch các chức danh Thứ trưởng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng và tương đương, Phó trưởng phòng và tương đương (xem số liệu ở Bảng 2.7). Quy hoạch CC quản lý được xây dựng trên cơ sở các quy định của NN và của ngành Xây dựng về quy hoạch chức danh lãnh đạo, tiêu chuẩn chức danh CC.

Bảng 2.7: Công chức lãnh đạo quản lý đƣợc quy hoạch Cơ quan Bộ Xây dựng trong các năm 2017 - 2019

Đơn vị tính: Người Nội dung chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thứ trưởng 05 05 05

Cấp trưởng khối Cục, Vụ, VP, TT 17 17 17

Cấp phó khối Cục, Vụ, VP, TT 51 51 51

Trưởng phòng và tương đương (37

phòng) 37 37 37

Phó trưởng phòng và tương đương 74 74 74

Tổng số 224 224 224

Nguồn: Vụ tổ chức, Bộ Xây dựng

“Qua bảng 2.7, chúng ta có thể thấy rõ quy hoạch CC tại Cơ quan Bộ Xây dựng từ năm 2017 đến 2019 đã có những bước chuyển biến đáng kể, đã được thực hiện khá tốt.

Xây dựng quy hoạch của Cơ quan Bộ Xây dựng được dựa trên cơ sở dự báo và tuyển dụng nhân sự phù hợp với số lượng công việc cụ thể hiện tại.

Mặt khác, quy hoạch CC của Cơ quan Bộ Xây dựng được xây dựng để đảm bảo cả về CLĐNCC là những CC nòng cốt, tâm huyết với công việc, luôn sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong xây dựng quy hoạch CC,Cơ quan Bộ Xây dựng đã dựa trên kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa nhằm đảm bảo nguồn CC lãnh đạo kế cận mạnh cả về chất và lượng để có thể điều hành tốt hoạt động của Cơ quan.

Trong quy hoạch CClãnh đạo quản lý, Cơ quan Bộ Xây dựng đã nhận thức sâu sắc đó là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng CC Lãnh đạo phải là những người có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Hiện nay, quy hoạch Lãnh đạo được thực hiện bám sát với điều kiện thực tiễn. Quy hoạch đảm bảo việc đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển thường xuyên và liên tục, bố trí sử dụng CC phù hợp trên cơ sở nắm chắc ĐNCC hiện có và CC dự nguồn. Đặc biệt quan tâm đến ĐNCC trẻ, được đào tạo cơ bản, có thành tích xuất sắc, công chứcnữ, điều kiện hoàn cảnh gia đình...

Tính tới thời điểm 2019, Cơ quan Bộ Xây dựng có tổng số CC lãnh đạo là 114 người. Cơ cấu cụ thể được trình bày trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Số lƣợng công chức lãnh đạo, quản lý của Cơ quan Bộ Xây dựnggiai ðoạn 2017 - 2019

Ðõn vị tính: Ngýời Năm và

Cấp quản

Lãnh đạo Bộ

Lãnh đạo cấp vụ trưởng

Lãnh đạo cấp phó vụ trưởng

Trưởng phòng

Phó trưởng

phòng

Tổng số

2017 6 17 51 13 25 112

2018 6 17 51 14 26 114

2019 6 17 51 14 26 114

(Nguồn: Điều tra của tác giả) Nhìn vào bảng số liệu 2.8 cho ta thấy so với từ năm 2017 đến năm 2019 số lượng công chức lãnh đạo tại Cơ quan Bộ Xây dựng ổn định.

Theo kết quả khảo sát của tác giả, ý kiến của 30 CBCC trong cơ quan về công tác quy hoạch như sau:

+ 95% CBCC cho rằng Hài lòng và Rất hài lòng về kế hoạch quy hoạch nhân sự của Cơ quan Bộ Xây dựng.

+ 05% còn lại là Bình thường.

Qua đây cho ta thấy được công tác thực hiện quy hoạch tương đối tốt, tạo sự đồng thuận trong cơ quan.

Như vậy, Cơ quan Bộ Xây dựng đã và đang thực hiện quy hoạch tổng thể, dài hạn và tạo nguồn xây dựng đội ngũ công chức một cách chủ động trong giai đoạn hiện nay và chú trọng đến công tác quy hoạch công chứccho giai đoạn 2017 – 2019.

2.3.3. Tuyển dụng, điều động, luân chuyển công chức

Tuyển chọn công chức: Tuyển chọn CC trong xây dựng ĐNCC của Cơ quan Bộ Xây dựng thông qua tuyển chọn từ ĐNCC có sẵn và tuyển dụng mới cho các vị trí việc làm. Trong đó tuyển dụng mới là chủ yếu, một phần nhỏ là tuyển chọn từ đơn vị khác.

Số lượng CC chuyển công tác về phải căn cứ vào nhu cầu vị trí việc làm của cơ quan. Tuyển dụng CC vào Bộ Xây dựng thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Quy trình tuyển dụng như sau: Vụ tổ chức xem xét, dự báo số lượng biên chế cần bổ sung, sau đó gửi bảng tổng hợp đề xuất số lượng CC cần tuyển dụng thêm là bao nhiêu, chuyên ngành gì. Trên cơ sở đó, tổng hợp với đề xuất của các đơn vị khác, đồng thời cân nhắc số lượng CC cần tuyển dụng cho các đơn vị. Vụ Tổ chức lập kế hoạch tuyển dụng trình Bộ trưởng phê duyệt và bắt đầu tổ chức tuyển dụng, tổ chức thông báo cho thí sinh, tổ chức thi và chấm thi, thông báo kết quả thi cho thí sinh. Sau khi có kết quả cho thí sinh, tiếp nhận công chức mới. Đối với CC ký hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP còn gọi là Hợp đồng 68, thì ủy quyền cho đơn vị trực tiếp xem xét dự trên định biên và thực hiện công việccần thiết để ký hợp đồng lao động với người lao động.

Từ năm 2017 đến năm 2019, Cơ quan Bộ Xây dựng đã không tổ chức tuyển dụng công chức, mà chỉ tiếp nhận những CC từ đơn vị khác chuyển về, hầu hết nhứng CC này được đào tạo cơ bản về chuyên môn, trẻ tuổi. Trong đó, đã có một số người được bổ nhiệm, nắm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong đơn vị. Tuỳ thuộc vào trình độ, năng lực và nhiệm vụ được phân công, CC được tuyển dụng vào làm việc được bố trí vào các ngạch công chức.

Điều động, luân chuyển công chức:Quán triệt mục tiêu luân chuyển lãnh đạo, quản lý giữa các đơn vị, các cấp nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng đều trong ĐNCC; bồi dưỡng toàn diện CC, tạo điều kiện cho CC trẻ có triển vọng, trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín.

Trong những năm qua, điều động luân chuyển CC trong xây dựng ĐNCC QLNN về Cơ quan Bộ Xây dựng đã đáp ứng được mục đích, yêu cầu.

Số lượng CC được điều động, luân chuyển giữa các bộ phận trong Cơ quan Bộ Xây dựng trung bình khoảng 150 lượt. CC được điều động, luân chuyển chủ yếu ở các bộ phận thực hiện nghiệp vụ làm việc tại một vị trí tối đa là 3 năm đối với nhân viên và tối đa là 5 năm đối với lãnh đạo. Luân chuyển CC có thể trong cùng một đơn vị này sang đơn vị khác hoặc từ đơn vị này sang đơn vị khác. Điều động CC được thực hiện chủ yếu do nhu cầu về công việc tăng, giảm đột xuất. Điều động, luân chuyển CC tại Cơ quan Bộ Xây dựng dựa trên quy hoạch công chức.Điều động luân chuyển đã góp phần bồi dưỡng rèn luyện toàn diện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kinh nghiệm thực tế cho công chức theo yêu cầu quy hoạch công chức; điều chỉnh tăng cường cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết khắc phục tình trạng khép kín cục bộ khi có yêu cầu; ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm; đồng thời đáp ứng yêu cầu ổn định, tính thống nhất, đoàn kết, xây dựng và phát triển đơn vị. Bên cạnh đó, điều động luân chuyển cũng làm tăng liêm chính.

2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đào tạo bồi dưỡng công chức QLNN được đẩy mạnh từng bước cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các mặt: chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, lý luận chính trị...

Tính đến tháng 12/2019, Số lượng CC có bằng tiến sỹ, Thạc sỹlà 205 người, Đại học là 167 người. Trên cơ sở xác định học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của CCCơ quan Bộ Xây dựng đã cử nhiều lượt CC tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra,Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có nội dung đào tạo thiết thực, phương pháp khoa học sát với thực tế, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cải cách hiện đại hoá và hội nhập.

Về chủ trương, nhận thức về công tác bồi dưỡng công chức:

Để thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách, hiện đại hoá, Cơ quan Bộ Xây dựng nhận thức được vai trò của ĐNCC đóng vai trò chủ đạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CC được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng nên ĐNCC Cơ quan Bộ Xây dựng chuyên nghiệp, hiệu quả.

Về chương trình, nội dung của các loại hình bồi dưỡng:

Cơ quan Bộ Xây dựng thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời cử các cán bộCC tham gia các khoá đào tạo ở trong và ngoài nước.

Nội dung về đào tạo: sau đại học; đào tạo, bồi dưỡng tin học; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ; đào tạo, bồi dưỡng cánbộ quy hoạch lãnh đạo.

Về các hình thức đào tạo:

Đào tạo bên ngoài:

Tham dự các khoá học bên ngoài: là “hình thức cử công chức tham dự các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn, khoá đào tạo các lớp tập huấn, dự hội thảo... ở các trường đại học, ở các đơn vị tư vấn đào tạo bên ngoài (trong nước, ngoài nước) nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của các CBCC”.

Đào tạo bên ngoài có thể theo hình thức ngắn hạn và dài hạn, chính quy và

không chính quy tuỳ theo yêu cầu chất lượng công việc đối với từng CC. Trong trường hợp này nguồn kinh phí đào tạo sẽ do ngân sách Nhà nướccấp.

Đào tạo tại chỗ:

Tự đào tạo: Khuyến khích tất cả cácCBCC tự chủ động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, sử dụng thích ứng với các máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ 4.0 phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát.

Đào tạo theo nhóm: tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng làm việc theo nhóm, các kỹ năng quản lý Lãnh đạo nhằm định hướng cho CC luôn luôn phải có ý thức thức học tập, trau dồi kiến thức để học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thích ứng tốt với mọi khó khăn đặc thù của ngành và hoàn thành tốt công việc được giao nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Đào tạo trên công việc thực tế: áp dụng cho người lao động mới vào công tác hoặc điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác trong nội bộ.

Việc đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc sau: cấp trên kèm cặp cho cấp dưới thuộc quyền điều hành, có đánh giá kết quả đào tạo theo định kỳ tháng, quý hoặc năm, hay nói cách khác đây là hình thức cầm tay chỉ việc.

Kết quả bồi dưỡng:

Năm 2017: đã cử 55 lượt công chức đi đào tạo.

Năm 2018: đã cử 60 lượt công chức đi đào tạo.

Năm 2019: đã cử 66 lượt công chức đi đào tạo.

Có thể thấy rằng, công tác bồi dưỡng công chức được Lãnh đạo các cấp quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi tối đa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng diễn ra thường xuyên, liên tục, nội dung, chương trình được cập nhật, đổi mới nhằm giúp CC nắm bắt kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp luật của NN, của ngành. CC tham gia học tập nghiêm túc, có ý thức học hỏi nâng cao trình độ.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng CC vẫn còn có một số hạn chế: đội ngũ giáo viên kiêm chức còn thiếu; tài liệu đào tạo chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ; cơ sở vật chất hạn chế; các mức kinh phí được chi còn hạn hẹp...

Nhận thức được rõ vai trò quan trọng của ĐNCC phục vụ cho quản lý luôn chú trọng việc phát hiện, sử dụng nhân tài, bố trí, sắp xếp để công chức có năng lực nhằm khả năng phát huy tối đa năng lực cá nhân, góp phần vào sự thành công, phát triển của đơn vị.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)