Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ CHỈ SỐ KPI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Dệt - May Huế
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm sản xuất kinh doanh
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí công ty cổ phần Dêt May Huế Bộ máy tổ chức quản lý ở Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Mô hình rất phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty; giúp cho việc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các trưởng bộ phận cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác của từng bộ phận nói riêng nhưng vẫn đảm bảo phát huy được tài năng của các cá nhân, bộ phận đóng góp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng QuangThành
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO
GĐĐH Kỹ thuật
Đầu tư GĐĐH
Khối May P.TGĐ
Dệt Nhuộm
P.TGĐ Phụ trách Sợi
Trưởng Ban Bảo vệ Trưởng
phòng Điều hành May
Trưởng phòng Nhân sự
Trưởng Trạm Y
tế
Trưởng phòng Kỹ thuật
Đầu tư Trưởng
BanĐờis ống
Giám đốcXí nghiệp
Cơ Điện Trưởng
phòng Kế hoạch
XNK May
Trưởng phòng
Tài Chính Kế toán Giám
đốc Nhà máy Dệt Nhuộm
Trưởng phòng Quản Lí chất lượng Giámđ
ốcNhà máy May 3 Giámđ ốcNhà máyM ay
2 Giám
đốc Nhà máy May 1
Trưởng phòng
Kinh doanh
Giám đốc Nhà máy Sợi Cửa
hàng KD giới thiệu SP
GĐĐH Nội chính
Quan hệ trực truyến Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức quản lí công ty cổ phần Dệt - May Huế (Nguồn Công ty Dệt May Huế)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng QuangThành
Chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của từng bộ phận cụ thể:
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt là các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lược và quyền lợi của Công ty, phù hợp với Luật pháp và Điều lệ Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Bá Quang là Chủ tịch hội đồng quản trị kiểm tổng giám đốc công ty. Là người được lựa chọn trong đại hội đồng thành viên, người có trách nhiệm cao nhất trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, xem xét và ký duyệt các phương án kinh doanh có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ông Hồ Ngọc Lan và ông Trần Hữu Phong là thành viên Hội đồng quản trị và là Phó giám đốc Công ty, là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty.
Ngoài ra, các phòng ban, nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc, trực tiếp điều hành theo các chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban giám đốc. Công ty hiện có một số phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng QuangThành
- Phòng nhân sự: Tham mưu cho các nhà lãnh đạo Công ty về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty và các phòng nghiệp vụ. Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện trong Công ty. Giải quyết các chế độ đối với người lao động. Xây dựng các nội quy, quy định và quy chế của Công ty theo luật Lao động.
- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu May: Có chức năng khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng. Tham mưu cho ban giám đốc chiến lược thị trường trong tương lai, xác định mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp cận vật tư, tổ chức sản xuất, tiến độ thực hiện, theo dõi thực hiện hợp đồng.
- Phòng kế toán – tài chính: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động tài chính nhằm bảo toàn vốn của Công ty, tổ chức công tác kế toán hạch toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Thực hiện công tác thanh quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham mưu cho nhà lãnh đạo Công ty về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm.
- Phòng quản lý chất lượng: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kĩ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật, tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung toàn Công ty.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật – Đầu tư: Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng QuangThành
thực hiện rà soát, hiệu chỉnh ban hành định mức mới. Tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp kĩ thuật đảm bảo ổn định sản xuất và mang lại hiệu quả.
- Ban bảo vệ:Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại Công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào Công ty, Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xẩy ra.
- Trạm y tế: chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Ban Đời sống: Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Là một Công ty chuyên về Dệt - May cung cấp các sợi phẩm từ Sợi, Dệt nhuộm và May, Dệt - May Huế có một thị trường rất rộng rãi đặc biệt là thị trường nước ngoài. Với những đơn hàng xuất khẩu có giá trị rất lớn thì quy trình sản xuất cũng như mua nguyên phụ liệu và bán hàng rất là quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cả uy tín của Công ty.Vì thế Công ty đã xây dựng một quy trình mua bán hàng hóa rất cụ thể để kiểm soát một cách dễ dàng về chất lượng hàng hóa và đảm bảo cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng thời hạn.
Công ty cổ phần Dệt - May Huế hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xuất khẩu về các mặt hàng Dệt may sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Vì vậy ở đây tôi chỉ nói về hoạt động sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu.
Nguyên phụ liệu
Mẫu mã,
Cắt
Chuẩn
bị May
Hoàn thành
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng QuangThành
- Công đoạn cắt: Nhận vải từ kho Công ty -> kiểm tra khổ vải -> đi sơ đồ (công đoạn này có thể đã được làm trước theo khổ vải lí thuyết, khi có khổ vải thực tế nếu khác so với khổ vải lí thuyết sẽ có sự điều chỉnh sơ đồ) -> photo phiên bản sơ đồ ->
trải vải ( nếu là vải vừa được sản xuất ở Nhà máy Dệt Nhuộm hoặc nhận từ bên ngoài đang được đóng thành cây thì cần phải xả vải trước khi trải vải, thời gian xả vải khoảng 24h) -> cắt -> giao cho công đoạn chuẩn bị.
- Công đoạn chuẩn bị: Nhận bo cổ từ kho Công ty -> nhận phôi -> chuẩn bị phôi (rút cổ bo, lựa thân, chấm dấu, kiểm tra thông số) -> chuyển phôi đi in/thêu (nếu có) ->
nhận phôi in/thêu từ đơn vị gia công, kiểm tra, bộ phận chuẩn bị của Nhà máy xếp thàn thừng tập phôi đồng bộ của sản phẩm chuyển lên chuyền để may (phân theo tổ).
- Công đoạn lên chuyền may: Nhận bán thành phẩm từ công đoạn chuẩn bị ->
triển khai bố trí chuyền. Trong quá trình may tùy theo tính chất của sản phẩm để may công đoạn nào trước -> thoát chuyền -> công đoạn hoàn thành.
- Công đoạn hoàn thành: Nhận thành phẩm từ các chuyền may -> hút chỉ thừa ->
kiểm tra -> ủi -> kiểm tra chất lượng -> gấp xếp -> đóng kiện -> nhập kho thành phẩm.