Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã kim phượng huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 35)

PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Kim Phượng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường

A, Vị trí địa lý

- Kim Phượng là một xã thuộc huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên - Việt Nam. Xã nằm tại phía bắc của huyện và tiếp giáp với hai xã Quy Kỳ và Lam Vỹ lần lượt ở phía tây bắc và đông bắc, giáp với xã Tân Thịnh ở phía đông, giáp với xã Tân Dương và thị trấn Chợ Chu lần lượt ở phía đông nam và tây nam và giáp với xã Kim Sơn ở phía tây.

- Xã Kim Phượng có diện tích 1259,06 ha, dân số 3231 nhân khẩu, mật độ dân số 40 người/km2. Xã Kim Phượng gồm 12 xóm: Bản Lanh, Bản Lác 1, Bản Lác 2, Nam cơ, Bản Ngói, Bản Đa, Bản Mới, Bản Kết, Đông Nghèn, Nà Pẻn, Cạm Phước, Nà Bó. Kim Phượng là xã có tỉ lệ Người Hoa cao nhất tỉnh Thái Nguyên với 10,1%. Trong xã có 3 trường học (Mầm Non, Tiểu học, THCS Kim Phượng) đóng trên địa bàn.

B, Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt:

+ Mùa đông hanh khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thời tiết lạnh, có đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 - 10 ngày, mưa ít.

+ Mùa hè (mùa mưa) nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, gió mùa Đông Nam thịnh hành.

+ Mùa xuân và mùa thu có khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

- Thủy văn: các hệ thống kênh mương được xây dựng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

21 - Đất đai, thổ nhưỡng:

Theo kiểm kê, thống kê diện tích đất đai tính đến ngày 31/12/2016 tại xã Kim Phượng ta có bảng sau:

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn xã Kim Phượng

Loại đất Diện tích(ha)

Đất nông nghiệp

Đất trồng cây lâu năm 87,43 Đất trồng cây hàng năm 258,67 Đất lâm nghiệp 747,45 Đất nuôi trồng thủy sản 46,27

Đất phi nông nghiệp

Đất ở nông thôn 32,92 Đất chuyên dùng 57,65 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,2 Đất có mặt nước chuyên

dung

3,10

Đất sông, ngòi, kênh, rạch 14,60 Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng 8,35

Đất đồi núi chưa sử dụng 2,42

Tổng diện tích đất 1.259,06

(Nguồn: UBND xã Kim Phượng) Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích đất lâm nghiệp là lơn nhất có tới 747,45ha chiếm đến 59% trong tổng diện tích đất của toàn xã vì đất chủ yếu là đất đồi phù hợp để phát triển cây lâm nghiệp. Ngoài ra ta thấy cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu có tới 234,97ha.

- Đất đai xã Kim Phượng cơ bản được chia thành 2 loại chủ yếu sau:

+ Đất đồi: Đất được hình thành trên phiến thạch và đá mẹ có màu vàng nhạt, tầng đất mỏng, thành phần cơ giớ nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng

22

và có độ dốc lớn, loại đất này thích hợp trồng cây lâu năm.

+ Đất ruộng: Hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ và được người dân khai phá từ đầm lầy, một số khác là ruộng bậc thang ven đồi. Đất có tầng canh tác dày ở khu đồng mà trước đây là đầm lầy và bồi lắng phù sa, màu xám đen, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến nghèo. Loại đất này thích hợp trồng các loại cây lương thực và hoa màu vụ đông. Ngoài ra còn có những khu đồng cao hơn và ruộng bậc thang tầng đất canh tác mỏng, hàm lượng các chất đều thấp nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu cần phải tạo để canh tác có hiệu quả hơn.

3.1.1.2. Kinh tế xã hội

Hiện tại nền kinh tế chủ yếu của xã Kim Phượng phần lớn là dựa vào sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ chủ yếu là kinh tế hộ gia đình tự cung tự cấp, chủ yếu phục vụ cho gia đình.

- Trồng trọt: Người dân đã áp dụng các khoa học tiên tiến vào trong sản xuất đưa các loại giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt vào trong sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh mương được tu sửa và cải tạo thuận lợi cho công việc tưới tiêu.

Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất kinh tế xã hội của UBND xã Kim Phượng năm 2017 ta có bảng sau:

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính tại xã Kim Phượng năm 2017

STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất(tạ/ha)

1 Lúa 414,1 53,65

2 Ngô 110,8 42

3 Lạc 17,9 12

(Nguồn: UBND xã Kim Phượng)

23

Như vậy có thể thấy diện tích trồng lúa là cao nhất và đạt năng xuất cao so vơi các loại cây trông chính khác vì điều kiện tự nhiên phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

- Chăn nuôi: Trong cơ cấu kinh tế của xã, bên cạnh ngành trồng trọt là ngành chủ đạo thì ngành chăn nuôi cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế chung của xã. Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất kinh tế xã hội của UBND xã Kim Phượng năm 2017 như sau:

+ Đàn trâu bò: Tổng đàn hàng năm 371 con, trong đó bò 250 con, trâu 121 con.

+ Đàn lợn dao động khoảng 2.025 con/năm chủ yếu là lợn lai, hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại có hệ thống hầm BIO gas xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Đàn gia cầm trên 23.800 con, nuôi với hình thức thả vườn và một số trang trại nuôi gà đẻ trứng.

- Thủy sản: Toàn xã có 30,5 ha diện tích ao, chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ. Hầu hết nuôi cá theo kiểu quảng canh và bán thâm canh, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày và tiêu thụ tại thị trường địa phương 3.1.1.3. Dân số và Lao động

A, Dân số

Bảng 3.3. Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2017

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Tổng số hộ Hộ 822

2 Tổng số nhân khẩu Người 3.231

3 Tổng số lao động Người 1.860

4 Mật độ dân số Người/km2 40

(Nguồn: UBND xã Kim Phượng)

24

Xã Kim Phượng có tổng số hộ 822 hộ gồm các dân tộc kinh và một số dân tộc khác phân bổ tại 12 xóm, tổng số nhân khẩu toàn xã 3231 người, trong đó nam chiếm 49%, nữ chiếm 51%.

Số hộ nông nghiệp là 695 hộ chiếm 84,5%

Số hộ công nghiệp - Thương mại dịch vụ 209 hộ, chiếm 25,5%.

Mật độ dân số người /km2: 40

Lao động trong độ tuổi của xã là 1.860 người chiếm 57,5% so với tổng số dân trong toàn xã, lao động của chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp, thu nhập trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, các hộ nghèo đã nỗ lực vươn lên, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng mới và trong sản xuất để nâng cao năng suất sản phẩm làm cho thu nhập tăng lên. Công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng phát triển tốt, nguồn lực lao động ở nông thôn có thêm việc làm, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống an ninh xã hội được quan tâm, thu nhập bình quân đầu người được tăng cao.

Hệ thống chính trị cơ sở được giữ vững, bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển và đổi mới.

B, Hiện trạng phân bố dân cư

Kim Phượng là xã với nhiều hình thái dân cư quần tụ, xã có 9 dân tộc anh em cùng chung sống với nhau như: Kinh, Hoa, Tày, Nùng, San Chí, Sán Dìu, Sán Chay, Cao Lan, Dao. Có thể thấy số dân tộc rất đa dạng điều đó cho thấy sự đa dạng về văn hóa đây chính là thuận lợi và cũng là khó khăn trong khâu quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Mỗi một dân tộc mang một bản sắc riêng, trung tâm xã có các công trình công cộng như: Trụ sở hành chính, trường học, trạm y tế...

Dưới đây là bảng phân bố dân cư tại các xóm của xã Kim Phượng:

25

Bảng 3.4. Hiện trạng phân bố dân cư tại các xóm của xã Kim Phượng

STT Xóm Số nhân khẩu

(người)

Số hộ (hộ)

1 Bản Lanh 138 59

2 Bản Lác 1 218 55

3 Bản Lác 2 228 53

4 Bản Ngói 355 93

5 Nam Cơ 352 87

6 Bản Đa 288 71

7 Bản Mới 338 85

8 Bản Kết 397 89

9 Đông Nghèn 193 48

10 Nà Pẻn 182 47

11 Nà Bó 177 41

12 Cạm Phước 365 94

Tổng 3.231 822

(Nguồn: UBND xã Kim Phượng) Từ bảng 3.4 ta thấy dân cư xã Kim Phượng phân bố tại 12 xóm. Dân cư phân bố không đều rải rác trên địa bàn xã.

Số nhân khẩu và số hộ tập trung đông nhất vào các xóm Bản kết, Cam Phước, Bản Mới, Bản Ngói theo nhận định 4 xóm này nằm ở trung tâm xã thuận lợi cho giao lưu kinh tế, buôn bán vì có đông dân cư tập trung, tuy nhiên nhìn chung dân cư tại các xóm không tập trung mà phân bố rải rác trên địa bàn xã. Vì vậy gây khó khăn cho các hoạt động quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

26

3.1.1.4. Môi trường

Các hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh, sản xuất chăn nuôi đã được xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đã hình thành một số điểm thu rác thải:

- Môi trường đất: Không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng các chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học làm thoái hóa ô nhiễm môi trường đất.

- Môi trường nước: Nguồn nước chủ yếu của xã là từ kênh mương đảm bảo cho hoạt động sản xuất của xã, tuy nhiên chưa có hệ thống xử lý nước thải, các khu dân cư chưa có hệ thống tiêu thoát nước làm ô nhiễm môi trường nước.

- Môi trường không khí: Không khí của xã khá đảm bảo tuy nhiên việc ngăn chặn các dấu hiệu như: Đốt rác, qua trình thối rữa của xác động vật chết… cần được xử lý.

3.1.1.5. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Giao thông của xã được đầu tư xây dựng theo các chương trình của Nhà nước, đường đi đã được giải cấp phối thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

- Thủy lợi: Xã đã xây dựng các mương, các đập giữ nước được bê tông hóa để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục luôn được quan tâm, tăng cường công tác thi đua dạy tốt, học tốt, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đặt được kết quả cao trong đào tạo. Có 1 trường mần non và 1 trường THCS.

- Y tế: Công tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm. Công tác tuyên truyền vận động người dân sống theo nếp sống mới, bài trừ một số hủ tục lạc hậu trong khám chữa bệnh, sinh đẻ ăn uống,…được tăng cường.

27

3.1.1.6. Văn hóa thể dục thể thao

- Xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, động viên cán bộ nhân dân trong xã tham gia vào giữ gìn xóm thôn trong sạch lành mạnh, công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đồi sống văn hóa” và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các hoạt động văn hóa nhằm tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn như: Chào mừng 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Quốc khánh ngày 02/09…

- Các hoạt động văn hóa thể dục thể thao được tổ chức vào những ngày lễ hội, ngày tết của đất nước, các hoạt động chứa nhiều nội dung đảm bảo được yêu cầu.

3.1.1.7. Quốc phòng an ninh

Công tác an ninh chính trị của xã luôn được đảm bảo, ổn định. Xã luôn làm tốt công tác tuyên truyền, phát động phong trào an ninh Tổ Quốc giáo dục Quần chúng nhân dân luôn cảnh giác. Triển khai các hoạt động phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy trong địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã kim phượng huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)