PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.2. Kết quả tập huấn, đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân
3.2.2 Kết quả tập huấn
- Chuẩn bị các nội dung tập huấn
Khảo sát tình hình địa phương thông qua đi quan sát thực tế, hỏi cán bộ địa phương, tham gia các lớp tập huấn của các cán bộ thực hiện trên địa bàn để có căn cứ lựa chọn nội dung và phương pháp tập huấn, thời gian, địa điểm
30
tập huấn và cách thức giao tiếp với người dân cho phù hợp. Dành thời gian để tìm hiểu kỹ nội dung sẽ tập huấn và tập giảng tại nhà. Chuẩn bị phiếu điều tra sử dụng đánh giá nhu cầu và mức độ tham gia của người dân sau buổi tập huấn. Chuẩn bị các dụng cụ và những tài liệu cần thiết để tập huấn như bài giảng, tài liệu phát tay, phòng họp, thời gian, địa điểm tập huấn… Lên kế hoạch về thời gian thông báo mời tham gia tập huấn, thời gian sẽ diễn ra buổi tập huấn, địa điểm cho từng buổi tập huấn tại mỗi xóm cụ thể. Mọi sự chuẩn bị như lựa chọn nội dung, mời họp, địa điểm, các dụng cụ như loa đài…đều được sự giúp đỡ của chị Hoàng Hồng Huế cán bộ phụ trách nông nghiệp xã.
Chị đã thực hiện mời họp giúp thông qua các cô, chú trưởng xóm. Tổ chức tập huấn tại 3 xóm gồm: Bản Kết, Bản Mới, Bản Lanh. Nội dung tập huấn:
Quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm e.m và quy trình trồng Nấm Sò bằng rơm.
- Kết quả các lớp tập huấn:
+ Chiều ngày 29/03/2018 mở lớp tập huấn tại xóm bản Kết với 17 hộ tham dự trong tổng số 30 hộ được mời, thời gian diễn ra buổi tập huấn bắt đầu 2 giờ đến 5 giờ. Thành phần tham gia gồm có: Chị Hoàng Thị Trang CBKN xã và chú trưởng xóm Hoàng Văn Mạnh và người dân trong xóm. Vậy số hộ tham gia đủ để mở lớp tập huấn trong quá trình tập huấn đã có sự trao đổi và tham gia của người dân: Người dân đặt ra câu hỏi cho người tập và người tập huấn trả lời các câu hỏi của người dân có 5 câu hỏi được người dân đưa ra trong đó có 3 câu hỏi liên qua đến buổi tập huấn và 2 câu hỏi hỏi chăn nuôi bò, phần câu hỏi về Nấm sinh viên trả lời trực tiếp cho người dân, còn câu hỏi về chăn nuôi sinh viên đã nhờ chị Trang CBKN xã trả lời, người dân tiến hành thực hành đóng bịch Nấm Sò tại buổi tập huấn trong 17 hộ tham gia đã có 5 hộ lên đóng bịch thử tại buổi tập huấn, qua kết quả thống kê từ bảng hỏi
31
phần lớn người dân đều cho buổi tập huấn dễ hiểu và có thể áp dụng thực tế được. Như vậy có thể thấy lớp tập huấn tại Bản Kết đã thành công.
+ Chiều ngày 30/03/2018 tổ chức lớp tập huấn tại xóm bản Mới với 21 hộ tham gia trong tổng số 30 hộ được mới, thời gian tập huấn từ 2 giờ đến 5 giờ. Thành phần gôm chị Hoàng Thị Trang CBKN xã, chú Hoàng Văn Thái trưởng xóm và 21 hộ dân của xóm Bản Mới. Vậy xóm Bản Mới đủ điều kiện để mở lớp tập huấn, trong quá trình tập hập huấn đã có sự trao đổi giữa người dân và người tập huấn: Người dân đặt câu hỏi và người tập huấn trả lời, có 4 câu hỏi được đặt ra 3 câu hỏi liên quan đến buổi tập còn lại 1 câu người dân hỏi phòng trừ sâu bệnh trên Lúa, trong tổng số 21 hộ tham gia đã có 4 hộ lên thực hiện đóng bịch tại buổi tập huấn và có 100% những người dân tham gia đều nói về sẽ làm thử, qua bảng hỏi người dân đều rất hài lòng với buổi tập huấn và khi ra về người dân đều bắt tay cảm ơn người tập hập huấn. Như vậy có thể thấy buổi tập huấn rất thành công.
+ Chiều 31/03/2018 tổ chức tập huấn tại Bản Lanh với 17 hộ tham gia trong tổng số 30 hộ được mời, thời gian tập huấn bắt đầu từ 2 giờ đến 5 giờ.
Thành phần tham gia gồm có CBKN xã không tham gia được vì đi học, trưởng xóm cô Nông Thị Dung và 17 hộ dân của xóm Bản Lanh. Vậy xóm Bản Lanh đủ điều kiện để mở lớp tập huấn, trong quá trình tập huấn đã có sự tham gia của người dân người dân đưa ra câu hỏi những thắc mắc của người dân về buổi tập huấn có 4 câu hỏi được đưa ra, trong đó có 2 câu hỏi về buổi tập huấn và 1 câu hỏi về chăn nuôi và 1 cầu về phong trừ sâu bệnh hại trên Lúa. Trong tổng số 17 hộ tham gia đã có 3 hộ lên đóng bịch thử, mọi người đều cho rằng dễ làm và có thể thực hiện được, thông qua tổng hợp bảng hỏi mức độ hài lòng của người dân rất cao và 100% mọi người đều cho rằng về sẽ làm thử. Như vậy có thể thấy buổi tập huấn thành công.
32
- Trong quá trình tập huấn em gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
• Thuận lợi
+ Có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Mạnh Thắng giảng viên Khoa KT & PTNT.
+ Thực tập là thời gian để sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc, được tự mình trải nghiệm, được áp dụng những kiến thức kĩ năng ngành nghề đang theo học vào thực tế. Trong khi thực tập sinh viên có cơ hội quan sát, tiếp thu những thông tin bổ ích, hiểu được những yêu cầu của ngành nghề, tự đánh giá được ưu khuyết điểm của bản thân.
+ Trong quá trình thực hiện công việc nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình, sự hướng dẫn cặn kẽ của các cán bộ xã cũng như sự phối hợp của các hộ dân.
+ Được sự quan tâm và tạo điều kiện tốt của cấp lãnh đạo cơ quan, giám sát thường xuyên, sự chỉ dẫn nhiệt tình hỗ trợ của tập thể cơ quan.
+ Luôn được các cán bộ trong Ủy ban quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện một số công việc được giao. Đặc biệt, tôi luôn được cán bộ phụ trách nông nghiệp xã nhiệt tình giúp đỡ, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi từng bước làm quen với công việc mới.
+ Được các phòng ban cung cấp những thông tin, tài liệu, số liệu để phục vụ trong công việc thực tế và làm báo cáo thực tập.
+ Được cán bộ khuyến nông xã giúp đỡ mở được ba lớp tập huấn tại ba xóm (Xóm: Bản Kết, Bản Mới, Bản Lanh).
+ Được học hỏi tác phong làm việc chuyên nghiệp, cách tập huấn, các phương pháp tập huấn.
Các kiến thức học trong trường đều được áp dụng vào thực tế trong các buổi tập huấn.
+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của cơ quan đảm bảo, hoạt động tốt.
33
+ Người dân trong xã thân thiện, hòa thuận với nhau cùng chung sống hòa bình.
• Khó khăn:
+ Quá trình thực tập là quá trình sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và chuyên nghiệp, bên cạnh những thuận lợi cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc.
+ Do môi trường làm việc còn mới mẻ nên chưa thích ứng được với công việc ngay, còn lúng túng, rụt rè.
+ Khi tham gia các hoạt động với cán bộ khuyến nông ban đầu chưa biết được các phương pháp và kỹ năng làm việc với nông dân.
+ Kiến thức học được đa số là lý thuyết, thực hành ít nên khi tiếp xúc với công việc thực tế bị bỡ ngỡ, khả năng hoàn thành chậm.
+ Trình độ chuyên môn còn hạn chế: Chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa nắm rõ được toàn bộ tình hình của toàn thể nhân dân cũng như địa bàn.
+ Kĩ năng giao tiếp cộng đồng hạn chế, chưa có kinh nghiệm làm việc với bà con nông dân.
+ Kiến thức lý thuyết và thực tế công việc không giống nhau nên còn gặp khó khăn trong công việc.
+ Thời điểm tập huấn chưa phù hợp: Trong thời gian này là thời gian mà cỏ dại và sâu bệnh hại ở Lúa đang phát triển cho nên họ phải đi làm đồng và mùa này không có rơm để bà con thực hiện. Chính vì vậy mà họ không tham gia vào lớp tập huấn.