Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã kim phượng huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 56)

PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.2. Kết quả tập huấn, đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân

3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Sau khi hoàn thành đợt thực tập này em đã có đựơc những kiến thức bổ ích như hiểu được môi trường làm việc thực tế, được tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng tham gia học hỏi kinh nghiệm người dân. Tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình thực tập, học hỏi kinh nghiệm làm việc của cán bộ cấp xã, thu được những thông tin cơ bản giúp cho việc viết khóa luận. Thực tập là cơ hội rèn nghề, là sự trải nghiệm, sự so sánh giữa kiến thức lý thuyết và thực tiễn. Thực tập là cơ hội cho mỗi cá nhân tự đánh giá năng lực của bản thân, tất cả những gì học hỏi được sẽ là hành trang cho việc bước vào môi trường làm việc chính thức trong tương lai.

Qua thời gian thực tập tại UBND xã tôi đã học được:

Kỹ năng quan sát

Đây là điều quan trọng hơn hết, nó có giá trị lớn về việc học hỏi kinh nghiệm. Và không giống như ở trường, đây là một thế giới thực tế, cần quan sát về những gì đang diễn ra xung quanh để từ đó tự rút ra được những gì cần thiết cho bản thân.

Kỹ năng mềm

Đó là điều bất kể sinh viên nào cũng mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công việc đầu tiên của mình. Và sau thời gian thực tập, trong môi trường thực tế sẽ học được những kĩ năng cần thiết để giao tiếp và xử lý những tình huống xảy ra.

45 Ngôn ngữ hình thể

Về cách ăn mặc là một người cán bộ phải có phong cách ăn, mặc gọn gàng, quần áo, giày, dép phải phù hợp với công việc và tư cách của một người cán bộ.

-Về thái độ: Luôn phải có thái độ ứng xử thân thiện và đúng mực, ăn nói lịch sự, cởi mở, vui tính, luôn tôn trọng mọi người, lắng nghe và tôn trọng phong tục tập quán của địa phương.

-Về tác phong làm việc: Năng động, sáng tạo và nhanh nhẹn, có trách nhiệm cao trong công việc, không được ỷ lại, lợi dụng quyền lực mà bỏ bê công việc, bắt ép người khác làm thay cho mình.

-Tinh thần ham học hỏi và tìm hiểu: Luôn có tinh thần lắng nghe và học hỏi. Học cách làm tốt, làm hay của người khác và hỏi những gì mình chưa biết để có thêm những kiến thức và kinh nghiệm mới. Tinh thần tự giác và chủ động là yếu tố quyết định đến sự thành công của bản thân, biết chủ động.

-Sự chủ động: Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà hầu hết các sinh viên khi đi thực tập học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người… Tất cả đều giúp cho sinh viên hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới. Tinh thần tự giác và chủ động là yếu tố quyết định đến sự thành công của bản thân, biết chủ động thì có nhiều cơ hội để tiếp cận các công việc và những người cán bộ có nhiều kinh nghiệm làm việc. Thực tập là quá trình trải nghiệm về công việc thực tế cuộc sống không đơn giản chỉ nói trên lý thuyết mà đòi hỏi chúng ta phải có sự kết hợp lý thuyết đi đôi với thực hành thì mới đem lại hiệu quả cao. Thực tế là một công việc đầy khó khăn nhưng trong đó chứa đựng nhiều kiến thức thực tế bổ ích và lý thú, giúp chúng ta phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cũng như phát huy được năng lực của bản thân trong

46

công việc, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tập giúp bản thân tôi tự tin hơn trong giao tiếp, làm việc, có thể tự tin giải quyết các tình huống hay công việc một cách tốt nhất. Thông qua việc thực tập, tôi có cái nhìn rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như sở thích của bản thân. Nhận ra những điều mà tôi không thích làm như: Công việc giao không cụ thể, không thực tế, mang tính áp đặt. Thực tập đã giúp tôi phát triển những thói quen làm việc tốt hơn.

Qua thực tập, tôi đã học được cách quản lý thời gian, công việc và cách làm việc trong một môi trường tập thể.

-Kĩ năng soạn thảo văn bản: Khi làm việc tại cơ quan giúp các cán bộ trong việc đánh máy, soạn thảo tài liệu giúp tôi nâng cao được kĩ năng về soạn thảo.

-Kĩ năng phân tích: Tham gia cùng cộng đồng, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra do đó cần phân tích và nhận định vấn đề chính xác. Là yếu tố quyết định đến sự thành công của bản thân, biết chủ động.

-Nâng cao kiến thức: Tham gia hoạt động thực tế giúp cho tôi hiểu được vai trò của người làm công tác khuyến nông, kiến thức thực tế mà sách vở không thể nào đem lại được.

-Khi tham gia vào các công việc của khuyến nông: Phải chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp, ôn lại và nắm chắc những kiến thức lý thuyết đã được học, chủ động tiếp xúc và giải quyết các tình huống khó vì khi đi làm nếu gặp phải những tình huống đó thì sẽ không bị động. Cố gắng hành xử một cách chuyên nghiệp, tham gia những cuộc họp thường kỳ với người hướng dẫn thực tập, cởi mở, hòa đồng để học hỏi những kỹ năng và phương pháp luận mới.

-Kết quả thực tập phụ thuộc vào chính bản thân: Nên cần xác định rõ mục tiêu thực tập, bám sát mục tiêu đó trong quá trình viết bài thu hoạch. Cần trang bị kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, lắng nghe và lựa chọn các thông tin hữu ích tránh việc thu thập những thông tin không cần thiết. Trung tâm

47

khuyến nông khuyến lâm tỉnh và huyện cần mở các lớp tập huấn cho các cán bộ khuyến nông cơ sở tham gia nâng cao năng lực. Học hỏi và triển khai các lớp tập huấn cho cán bộ và nông dân, tăng cường củng cố kiến thức áp dụng vào thực tế địa phương. Tham gia học hỏi giữa cán bộ khuyến nông với nhau.

Thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đào tạo năng lực chuyên môn cho cán bộ và nông dân.

Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:

-Điểm mạnh:

+ Nhiệt huyết: Là sinh viên mới ra trường, tôi luôn tự tin là người năng động không ngại khó, ngại khổ. Với ý chí tự lực phấn đấu, chủ động thời gian, dành tâm huyết, nhiệt huyết của tuổi trẻ để hoàn thành công việc.

+ Khao khát cống hiến: Với tuổi trẻ, đầy sức sống, tôi tin rằng sẽ luôn đem đến niềm vui, không khí làm việc hào hứng cho đồng nghiệp của mình.

+ Sự sáng tạo: Với niềm đam mê trong lĩnh vực nông nghiệp ngay từ khi bước vào trường đại học và cho đến nay khi sắp ra trường tôi mong muốn không chỉ bản thân đi lên làm giàu từ nông nghiệp mà tất cả người dân cũng làm giàu từ nông nghiệp. Tôi không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, tìm kiếm những phương pháp mới, kinh nghiệm mới từ thực tế và nghiên cứu khoa học để sau khi ra trường cống hiến cho ngành nông nghiệp nước nhà giúp người dân được tiếp cận và áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả.

-Điểm yếu:

+ Trong thời gian thực tập mặc dù đã cố gắng nhưng bản thân tôi cảm thấy vẫn còn nhiều thiếu xót cả trong cuộc sống cũng như trong công việc. Vì vậy tôi cần trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức như cách ứng xử, xử lí các tình huống, cách truyền đạt, cách giao tiếp cũng như những kiến thức chuyên môn của ngành nông nghiệp đặc biệt là những kỹ năng cần thiết của ngành khuyến nông. Đó là những kinh nghiệm em rút ra được khi tổ chức các lớp

48

tập huấn về kỹ thuật trồng nấm sò bằng rơm và quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã kim phượng huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)