Kết quả xác định đánh giá sự tham gia và nhu cầu của người dân trong tập huấn

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã kim phượng huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 52)

PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.2. Kết quả tập huấn, đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân

3.2.3. Kết quả xác định đánh giá sự tham gia và nhu cầu của người dân trong tập huấn

Mc độ tham gia ca người dân

Thông qua danh sách số người đã tham gia vào ba lớp tập huấn đã mở thấy mức độ tham gia vào buổi tập huấn là khá cao.

34

Bảng 3.5. Số lượng người tham gia vào buổi tập huấn của 3 xóm Bản kết, Bản mới , Bản lanh

STT Địa chỉ

Số hộ tham gia Số hộ không tham gia

Tổng số phiếu mời Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Bản Kết 17 56,7 13 43,3 30 100

2 Bản Mới 21 70 9 30 30 100

3 Bản Lanh 17 56,7 13 43,3 30 100

Tổng 55 61 35 39 90 100

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Thông qua bảng hỏi tổng hợp trong bảng ta thấy:

Số hộ tham của xóm Bản Kết là 17 hộ chiếm 56,7% trong tổng số 30 hộ được mời có 13 hộ không tham gia chiếm 43,3% trong tổng số 30 hộ và xóm Bản Lanh là 17 hộ tham gia chiếm 56,7% trong tổng số 30 hộ được mời, có 13 hộ không tham gia chiếm 43,3%. Xóm Bản Mới có 21 hộ tham chiếm 70%

trong tổng số 30 hộ được mời, có 9 hộ không tham gia chiếm 30% trong tổng số hộ được mời. Như vậy có 55 hộ tham gia trong tổng số 90 hộ được mời trong đó số hộ tham gia vào buổi tập huấn của xóm Bản Mới là 21 người chiếm 70% cao hơn so với hai xóm còn lại là 4 hộ. Có thể thấy số người tham gia buổi tập huấn của xóm Bản Kết, xóm Bản Mới và xóm Bản Lanh không có sự chênh lệch:

- Số người tham gia buổi tập huấn của xóm Bản Mới nhiều hơn so với xóm Bản Kết và xóm Bản Lanh do: Người dân trong xóm quan tâm đến buổi tập huấn, họ muốn học hỏi những kỹ thuật mới để áp dụng vào trong thực tế.

- Số người tham gia buổi tập huấn của xóm Bản Kết và xóm Bản Lanh ít hơn so với xóm Bản Mới do: Nội dung tập huấn chưa được người dân quan

35

tâm, họ không có nhu cầu tập huấn… Những lý do này đã làm hạn chế sự tham gia của người dân trong các buổi tập huấn từ đó những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới không thể truyền tải đến người dân. Như vậy ta thấy:

Người dân đã có nhận thức hơn về các lớp tập huấn, họ muốn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, nâng cao đời sống. Tuy nhiên bên cạnh những người có nhận thức đó vẫn còn tồn tại những người chưa nhận thức được tầm quan trong của các lớp tập huấn.

Từ bảng 3.6 ta thấy :

-Bản kết và bản Lanh có 17 hộ chiếm 30,9% trong tổng số 55 hộ tham gia vào buổi tập huấn và bản mới 21 hộ tham gia chiếm 38,2%.

-Hộ nghèo có 4 hộ trong tổng số 55 hộ tham gia buổi tập huấn trong đó xóm Bản Kết Không có hộ nghèo tham giá, Bản Mới có 3 hộ nghèo tham gia chiếm 75% và Bản Lanh có 1 hộ tham gia chiếm 25% trong tổng số hộ nghèo tham gia buổi tập huấn, cho thấy số hộ nghèo tham gia của Bản Mới cao hơn so với với Bản Lanh và không có hộ nghèo tham gia vào buổi tập huấn tại xóm Bản Kết.

-Hộ trung bình có 35 hộ trong tổng số 55 hộ tham gia trong đó xóm Bản Kết có 12 hộ chiếm 34,3% trong tổng số hộ trung bình tham gia buổi tập huấn, Bản Mới có 15 hộ chiếm 42,9% trong tổng số hộ trung bình tham gia buổi tập huấn và Bản Lanh có 8 hộ chiếm 22,8% trong tổng số hộ trung bình tham gia buổi tập huấn. Ta thấy số hộ trung bình tham gia buổi tập huấn giữa các xóm không có sự chênh lệch nhiều đa số gần bằng nhau.

-Hộ khá có 16 hộ trong tổng 55 hộ tham gia buổi tập huấn trong đó xóm Bản Kết có 5 hộ chiếm 31,25% trong tổng số hộ khá tham gia buổi tập huấn, Bản Mới có 3 hộ chiếm 18,75% trong tổng số hộ khá tham gia buổi tập huấn và Bản Lanh có 8 hộ chiếm 50% trong tổng số hộ khá tham gia vào buổi tập

36

huấn. Có thể thấy Bản Lanh có số hộ khá tham gia buổi tập huấn nhiều nhất so với 2 xóm còn lại.

Bảng 3.6. So sánh mức độ tham gia tập huấn giữa các nhóm hộ tại 3 xóm trên địa bàn xã Kim Phượng.

STT Địa điểm

Số hộ tham

gia Nghèo Trung bình Khá

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Bản Kết 17 30,9 0 0 12 34,3 5 31,25

2 Bản Mới 21 38,2 3 75 15 42,9 3 18,75

3 Bản Lanh 17 30,9 1 25 8 22,8 8 50

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Như vậy với tổng số người tham gia vào buổi tập huấn là 55 người. Ta thấy các hộ thuộc nhóm hộ trung bình là tham gia nhiều nhất, các nhóm hộ nghèo và hộ khá tham gia với số lượng ít hơn trong đó có nhóm hộ nghèo là ít nhất. Có thể thấy sự quan tâm về buổi tập huấn của hộ trung bình và khá là nhiều hơn so với hộ nghèo. Lý do hộ nghèo tham gia có rất nhiều lý do có thể họ không được thông báo về buổi tập huấn vì danh sách mời chỉ có 30 được mời hoặc họ không quan tâm đến nội dung tập huấn và cũng có thể họ bận công việc không tham gia được.

37

Nhu cầu tập huấn

Bảng 3.7. Bảng số lượng nhu cầu mong muốn tập huấn tại 3 xóm trong thời gian sắp tới

STT Địa điểm

Số lượng nhu cầu mong muốn tập huấn tại 3 xóm trong thời gian tới

Số hộ có nhu cầu Số hộ không có nhu

cầu Số hộ tham

Số gia lượng

Tỷ lệ (%)

Số

lượng Tỷ lệ (%)

1 Bản

Kết 6 35% 11 65% 17

2 Bản

Mới 19 90% 2 10% 21

3 Bản

Lanh 12 70,5% 5 29,5% 17

Tổng 37 67% 18 33% 55

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) -Dựa vào bảng 3.7 thu thập được thông qua các buổi tập huấn tại 3 xóm em đưa ra đánh giá tổng thể về nhu cầu tập huấn như sau:

+ Xóm Bản kết có 6 hộ đưa ra nhu cầu chiếm 35% trong tổng số 17 hộ tham gia tại xóm Bản Kết, xóm Bản Mới có tới 19 hộ đưa ra nhu cầu chiếm đến 90% trong tổng số 21 hộ tham gia và xóm Bản Lanh có tới 12 hộ đưa ra nhu cầu trong tổng số 17 hộ tham gia. Ta có thể thấy nhu cầu tập huấn trong thời gian tới của xóm Bản Kết là ít nhất 6/37 hộ đưa ra nhu cầu và xóm Bản Mới là cao nhất 19/37 hộ đưa ra nhu cầu. Hầu hết những hộ có nhu cầu đều là những những hộ thuộc hộ trung bình và khá.

38

+ Từ thống kê bảng hỏi em thấy nhu cầu chủ yếu về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó đáng lưu ý là nhu cầu về phòng trừ hại sâu bệnh trên cây lúa rất cao có tới 12 trong tổng số 37 hộ đưa ra nhu cầu này. Điều này rất sát với nhu cầu thực tế của người dân vì cây Lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh cần được chăm sóc.

- Có tới 18 hộ không đưa ra nhu cầu chiếm 33% trong tổng số 55 hộ tham gia, như vậy nguyên nhân không có nhu cầu tập huấn trong thời gian tới của người dân: Do điều khiện kinh tế gia đình còn khó khăn, chưa đủ năng lực thực hiện trong các dự án nên chưa có nhu cầu tập huấn cụ thể. Do thị trường đầu ra cho các sản phẩm của người dân không ổn định. Do thị trường nông sản không ổn định nên ảnh hưởng tâm lý người dân khiến người dân chưa có nhu cầu tập huấn về một kỹ thuật nông nghiệp cụ thể. Do các dự án triển khai chưa có hỗ trợ một phần nào cho người dân nên người dân không tham gia thực hiện các dự án đó.

- Về phương pháp sử dụng trong thời gian tập huấn tiếp theo thông qua tổng hợp từ bảng hỏi: Có 22 người mong muốn phương pháp tập huấn được sử dụng tiếp theo là phương pháp có sự tham gia. Có 10 người mong muốn phương pháp tập huấn được sử dụng tiếp theo là phương pháp thuyết trình. Có 5 người mong muốn phương pháp tập huấn được sử dụng tiếp theo là phương pháp thuyết trình và sự tham gia. Như vậy có thể thấy phương pháp được mong muốn sử dụng tiếp là phương pháp có sự tham gia, người dân được tham gia vào thực hành, tiến hành trong qua trình tập huấn.

Một số đánh giá tổng hợp của người dân về buổi tập huấn

39

Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá của người dân về lớp tập huấn của SVTT

STT Nội dung đánh giá

Không Tổng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%) 1 Dự định áp dụng nội

dung vào thực tế 55 100 0 0 55 100

2

Phương pháp truyền đạt có dễ hiểu, dễ nhớ

55 100 0 0 55 100

3 Tài liệu phát tay dễ

đọc dễ hiểu 55 100 0 0 55 100

4 Tài liệu này sử dụng

trong sản xuất 55 100 0 0 55 100

5

Vật liệu trong buổi tập huấn có được sử dụng

55 100 0 0 55 100

6 Thời gian tập huấn 55 100 0 0 55 100

7 Địa điểm tập huấn 55 100 0 0 55 100 8 Buổi tập huấn có đáp

ứng được nhu cầu 55 100 0 0 55 100 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Thông qua 8 câu hỏi trong bảng 3.8 đánh giá tổng hợp dưới ta thấy rằng người dân tham gia vào lớp tập huấn này tất cả 55 người, với tỷ lệ là 100% chọn là có ở cả 8 nội dung đánh giá, như vậy có thể thấy những nội dung tập huấn rất phù hợp với nhu cầu của người dân trong 3 xóm. Đây là kết

40

quả tốt đối với sinh viên cho thấy sự chuẩn bị và lựa chọn của sinh viên là chính xác đã đánh giá đúng nhu cầu của người dân.

Bảng 3.9. Đánh giá phương pháp tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn

STT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 17 31

2 Tốt 20 36

3 Khá 7 13

4 Trung bình 11 20

5 Yếu 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Từ bảng 3.9 ta thấy rằng phương pháp tập huấn của SVTT đạt ở mức độ rất tốt là cao nhất với số lượng 17 phiếu chiếm 31% và tốt có 20 phiếu chiếm 36%, khá có 7 phiếu chiếm 13%. Trung bình có 11 phiếu chiếm 20%. Điều đó cho thấy phương pháp tập huấn của sinh viên là rất phù hợp trong các buổi tập huấn, có thể thấy rằng người dân đánh giá khá cao phương pháp sinh viên sử dụng trong buổi tập huấn này. Tuy nhiên vẫn còn có 11 ý kiến chiếm 20% cho rằng phương pháp tập huấn của sinh viên chỉ tập huấn ở mức trung bình điều này sinh viên cũng cần xem xét và đánh giá lại về mặt phương pháp đã sử dụng trong buổi tập huấn của mình.

Bảng 3.10. Đánh giá không khí trong buổi tập huấn STT Đánh giá không khí buổi tập

huấn Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Sôi nổi 43 78,2

2 Vui vẻ 9 16,4

3 Thoải mái 3 5,4

4 Trầm lắng 0 0

5 Buồn ngủ 0 0

6 Khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

41

Từ bảng 3.10 ta thấy rằng không khí của buổi tập huấn đạt ở mức độ sôi nổi là cao nhất, 43 ý kiến cho rằng sôi nổi chiếm 78,2%, vui vẻ có 9 ý kiến chiếm 16,4% và thoải mái có 3 ý kiến chiếm 5,4%. Đặc biệt không khí buổi tập huấn không trầm lắng, không gây buồn ngủ. Qua đó ta thấy rằng không khí của buổi tập huấn sôi nổi, vui vẻ và thoải mái không gây nhàm chán, buồn ngủ cho người dân, có thể thấy nội dung tập huấn rất phù hợp với nhu câu của người dân. Điều đó cho thấy phương pháp mà sinh viên thưc tập sử dung rất phù hợp với các hộ dân đã tham gia buổi tập huấn.

Bảng 3.11. Đánh giá thái độ tập huấn của SVTT

STT Thái độ tập huấn Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Cởi mở 45 81,8

2 Hòa nhã 6 10,9

3 Dễ gần 4 7,3

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Từ bảng 3.11 đánh giá thái độ tập huấn của SVTT ta thấy thái độ cởi mở có 45 phiếu chiếm 81,8%, hòa nhã có 6 phiếu chiếm 10,9%, dễ gần có 4 phiếu chiếm 7,3%. Như vậy có thể thấy về mặt thái độ sinh viên rất cởi mở, hòa nhã và dễ gần, sinh viên thân thiện cởi mở với người dần làm cho buổi tập huấn diễn ra theo đúng kế hoạch, cơ hội cho người tập huấn viên và người dân xóa dần khoảng cách, phá vỡ dào càn giữa người tập huấn viên và người dân, điều đó cũng cho thấy buổi tập huấn đã thành công.

Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hài lòng về buổi tập huấn

STT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất hài lòng 32 58,2

2 Hài lòng 20 36,4

3 Bình thường 3 5,4

4 Không hài lòng 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

42

Từ bảng 3.12 Ta thấy mức độ rất hài lòng là cao nhất với số lượng 32 phiếu chiếm 58,2%, mức độ hài lòng là 20 phiếu chiếm 36,4% và mức độ bình thường là 3 chiếm 5,4% đặc biệt không có phiếu nào không hài lòng.

Cho thấy người dân rất hài lòng với buổi tập huấn này của SVTT. Qua đó ta thấy nội dung tập huấn rất phù hợp. Tuy nhiên vẫn có 3 phiếu ở mức bình thường điều nay sinh viên cũng nên xem xét lại về buổi tập huấn, lý do có thể họ đã từng tham gia vào các buổi tập huấn tương tự hoặc là nội dung mà người tập huấn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mong muốn của họ cho nên họ cảm thấy bình thường.

Bảng 3.13. Mức độ khác nhau giữa buổi tập huấn này với những buổi tập huấn trước đây

STT Mức độ khác nhau Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất khác 15 27,3

2 Khác 39 70,9

3 Không khác 1 1,8

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Từ bảng 3.13 trên đây ta thấy rằng mức độ khác nhau giữ buổi tập huấn của SVTT với các buổi tập huấn trước đây của CBKN là có 39 ý kiến cho rằng khác nhau chiếm 70,9% và Rất khác có 15 ý kiến 27,3%, không khác có 1 phiếu chiếm 1,8%. Điều đó cho thấy rằng mức độ khác nhau giữa các buổi tập huấn là khác, tuy nhiên vẫn còn 1 ý kiến cho rằng không khác cái nay sinh viên cần xem xét lại có thể về nội dung người nay đã tham gia buổi tập huấn, cũng có thể do phương pháp tập huấn của sinh viên không khác so với các buổi tập huấn trước.

43

Bảng 3.14. So sánh phương pháp tập huấn của SVTT với CBKN

Số hộ tham

gia

Phương pháp tập huấn

Rất tốt Tốt khá Trung bình Yếu

SV CB SV CB SV CB SV CB SV CB

55 17 21 20 26 7 8 11 0 0 0

100% 31% 38,2% 36% 47,3% 13% 14,5% 20% 0% 0% 0%

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

0 5 10 15 20 25 30

SVTT CBKN

Rất tốt Tốt Khá

Trung bình Yếu

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Hình 3.1. Biểu đồ so sánh phương pháp tập huấn của SVTT với CBKN

Từ bảng 3.14 và biểu đồ hình 3.1 ta thấy rằng mức độ đánh giá rất tốt và tốt về phương pháp tập huấn là khá cao. Với 17 người cho rằng SVTT phương pháp tập huấn rất tốt chiếm 31%, có 21 người cho rằng phương pháp tập huấn của CBKN là rất tốt chiếm 38,2% cao hơn so với sinh viên là 7,2%.

Việc cao hơn 7,2% là điều dễ hiểu nguyên nhân do CBKN đã trải qua thời

44

gian làm việc lâu dài có nhiều kinh nghiệm thực tế khi tiếp xúc với người dân, cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Mức độ đánh giá trung bình vẫn còn đối với SVTT có 11 người chiếm 20% việc đánh giá trung bình này SVTT cần tìm hiểu nhu cầu thật kỹ của người dân và đưa ra phương pháp tập huấn phù hợp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã kim phượng huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)