Vai trò, vị trí của quản lý RTSH nông thôn

Một phần của tài liệu Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 38)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề thu gom và quản lý RTSH

1.1.3 Lý Luận về quản lý RTSH

1.1.3.4 Vai trò, vị trí của quản lý RTSH nông thôn

− Vai trò kinh tế: Quản lý RTNT hiện nay nếu được chú trọng và đầu tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

− Vai trò xã hội: Tăng cường sức khoẻ người dân nông thôn bầng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệ sinh môi trường nông thôn.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

− Vai trò môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường nông thôn trong sạch hơn.

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề thu gom và quản lý RTSH

1.2.1 Kinh nghiệm thu gom và quản lý RTSH của một số nước trên thế giới

Trên thế giới, các nước đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả, cụ thể:

Nhật Bản

Nhật Bản có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm trong quản lý chất thải: chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước, còn chất thải từ các công ty, nhà máy thì giao cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định xử lý. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình. Luật BVMT của Nhật Bản bắt buộc các công ty sản xuất các sản phẩm đồ dùng điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hư cũ của mình, còn người tiêu dùng phải có trách nhiệm chi trả việc vận chuyển và tái chế cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra.

Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại.

Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại như giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hóa. Dọc hai bên đường Nhật Bản, các thùng rác được đặt hai bên vệ đường, trên các thùng rác này có vẽ hình những loại rác được phép bỏ vào đó. Mỗi thùng rác có màu sắc riêng, ký hiệu để người đi dễ phân biệt khi bỏ rác vào thùng.

Singapore

Singapore là một quốc gia được đô thị hóa 100% và được coi là một trong những đô thị sạch nhất thế giới. Để làm được việc này, Singapore đã chú trọng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật hữu hiệu làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singpore được

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái chế lại còn các chất thải khác được đưa về các nhà máy để thiêu hủy.

Ở Singapore có hai thành phần tham gia chính vào đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải là: Tổ chức thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và các công ty tư nhân. Tổ chức thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường chủ yếu thu gom rác sinh hoạt từ các khu dân cư và các công ty, còn hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Hiện Singapore có 5 nhà máy xử lý rác, trong quá trình đốt rác, khói, bụi được xử lý bằng hệ thống lọc trước khi ra ống khói. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tự thu gom và xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí. Phí thu gom rác thải trực tiếp tại các hộ dân là 17 đô la Singapore (SD)/tháng, thu gom gián tiếp thì phí thu gom là 7 SD/tháng.

California

Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/thùng. Nếu có những phát sinh khác như: khối lượng rác gia tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thê, 4,92 USD/thùng. Phí thu gom rác được dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả CRT được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom , thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.

Bỉ

Tại Bỉ, công tác thu gom và xử lý rác thải được các công ty tư nhân đầu tư, hình thành ngành công nghiệp thu gom và xử lý rác thải, chính phủ chỉ kiểm tra và giám sát. Sita Belgium là công ty quản lý và xử lý rác thải lớn nhất của Bỉ, thuộc tập đoàn quốc tế Suez về năng lượng, môi trường và nước. Phạm vi hoạt động của Sita Belgium rất rộng: Thu và chọn lọc rác, tái sinh, xử lý rác hữu cơ, thu năng lượng từ rác xử lý,

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

làm sạch môi trường đât, lọc nước, nghĩa là làm trọn các khâu trong công nghiệp xử ly rác thải.

Ở đây, để tiết kiệm chi phí đầu tư và vẫn đạt được hiệu quả cao trong thu gom và xử lý rác, các gia đình ở Bỉ được khuyến khích phân loại rác tại nhà trước khi nhà máy Sita Belgium thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Theo lịch hàng tuần, các gia đình ở từng khu phố đem các túi rác đặt trước cổng vào lúc chiều tối thứ hai và thứ năm , chờ các xe rác chở rác đến thu và mang đi. Mỗi loại rác được quy định rõ ràng cho từng loại túi nilon. Rác được chọn lọc ngay từ đầu như thế sẽ giúp cho nhà máy xử lý rác làm việc có hiệu quả hơn, tiết kiệm được năng lượng và tận dụng được nguyên liệu tái sinh.

Thực tiễn trên thế giới cho thấy, trong công tác thu gom và xử lý rác thải chính phủ các nước ngày càng sử dụng các hình thức cạnh tranh thị trường và sự tham gia rộng rãi của khu vực tư nhân như là biện pháp hiệu quả nhất để khuyến khích việc đổi mới cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành này theo hướng hiện đại, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc giảm giá đối với việc cung cấp dịch vụ này.

1.2.2 Kinh nghiệm thu gom và quản lý RTSH của một số địa phương ở Việt Nam

Kinh nghiệm thu gom và quản lý rác thải ở Yên Bái

Một chiến lược phát triển rõ ràng và chính sách thu hút vốn đầu tư tốt… Yên Bái đã và đang có những bước đi cụ thể để trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp với những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là trong công tác thu gom và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.

Đi vào hoat động từ 01/06/2014 đến nay mô hình quản lý, thu gom và không cho rác thải tiếp đất thành phố Yên Bái đã phát huy hiệu quả. Toàn bộ rác thải của TP đã được đưa đến nhà máy xử lý để phân loại, sản xuất phân vi sinh và tái chế là một bước ngoặc lớn về việc BVMT của người dân nơi đây.

Trước đây, việc thu gom và xử lý rác thải của thành phố Yên Bái được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty Công trình và Môi trường đô thị chịu trách nhiệm thực hiện, tuy nhiên, do không có điều kiện đầu tư và sử dụng công nghệ mới để xử lý bãi

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

chôn lấp hoặc đầu tư các dây chuyền xử lý rác hiện đại… nên dẫn đến tình trạng tỷ lệ thu gom rác thải đạt rất thấp, phương tiện vận chuyển và nhân lực không đủ và hậu quả là nhiều địa bàn dân cư trong thành phố luôn trong tình trạng ô nhiễm môi trường, rác thải chỉ được thu gom và chôn lấp đã gây quá tải ở các bãi chôn lấp, đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường và khiếu kiện của người dân xung quanh khu vực bãi chôn lấp rác thải của thành phố Yên Bái…

Trước những khó khăn như vậy, vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài cho quá trình phát triển của Yên Bái là phải làm thế nào để giải quyết được việc thu gom và xử lý rác thải có hiệu quả. Với chính sách thu hút đầu tư, UBND tỉnh Yên Bái đã mời gọi được công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại TP Yên Bái và điều chuyển toàn bộ mảng thu gom RTSH từ công ty Công trình và Môi trường đô thị Yên Bái sang cho công ty Nam Thành đảm nhận. Công tác thu gom rác thải ở các trục đường chính đô thị, thu gom rác tại các điểm thu rác tập trung, vận chuyển rác về nhà máy xử lý, chi phí xử lý là 290.000 đồng/tấn.

Được bố trí ở vị trí thuận lợi về tự nhiên, xa khu dân cư đảm bảo môi trường cho người dân quanh vùng, Công ty Nam Thành được xây dựng trên khuôn viên rộng lớn bao gồm nhà văn phòng và các phân xưởng với trang thiết bị hiện đại theo công nghệ tiên tiến phục vụ cho nhu cầu sản xuất… Tổng diện tích xây dựng của nhà máy là 5ha, thực hiện theo dây chuyền khép kín: Rác từ địa bàn các khu dân cư trong thành phố được thu gom theo quy trình không tiếp đất, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng đến Nhà máy, tại đây, bộ phận kỹ thuật sẽ phun các chế phẩm vi sinh phân hủy, vi sinh khử mùi, sau đó được chuyển đến hệ thống tách lựa để phân loại hữu cơ lớn, hữu cơ nhỏ, đất, cát, nylon… tách đất, cát… chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Thành phần hữu cơ được chuyển đến các hầm ủ, sau khoảng 25 - 30 ngày thì chuyển đến bãi ủ chín, giảm ẩm và chuyển đến phân xưởng để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Thành phần vô cơ được chuyển đến phân xưởng sản xuất hạt nhựa, bao bì, gạch cao su… Các hạt nhựa sẽ được chuyển sang phân xưởng sản xuất và in ấn bao bì đựng phân bón do Công ty sản xuất. Phân hữu cơ vi sinh có giá thành rẻ hơn các loại phân khác 25-30%. Loại phân này làm cho đất không bị bạc màu.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Dưới sự điều hành của Ban giám đốc với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, kỹ thuật, cơ khí…, và 270 công nhân lao động được đào tạo chuyên môn, không ngừng phấn đấu, luôn tìm tòi nghiên cứu tận dụng nguồn rác thải đó để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu sống của xã hội.

Là một tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng với những gì làm được trong công tác thu gom và xử lý rác thải của Công ty Nam Thành ở tỉnh Yên Bái sẽ là những kinh nghiệm quý để các địa phương khác tham khảo, từ đó tìm ra một mô hình quản lý phù hợp và hiệu quả hơn

Kinh nghiệm thu gom và quản lý rác thải tại xã Kim Chung - Hà Tây Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...), một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ sò, vỏ ốc...). Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Ở đây, rác đựơc tiếp tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3.

Thôn Lai Xá có khoảng 5.000 dân, lượng rác thải khoảng 3 tấn/ngày. Do kinh phí ít nên trạm xử lý rác không thể đầu tư máy móc qui mô lớn như có băng truyền hoặc máy nén khí. Do lượng rác thải hàng ngày ít, nên không có hệ thống bơm khí cung cấp oxy làm cho quá trình phân hủy nhanh. Để giải quyết lên men ủ rác với các vi sinh vật hiếu khí, chịu nhiệt, đảm bảo phân hủy rác triệt để, các giải pháp khắc phục như sau:

xây 4 bể ủ rác, mỗi bể dung tích 30 - 40m3. Để làm đầy được 1 bể cần thời gian khoảng 10 - 12 ngày, rác được nạp dần dần có phối trộn BioMicromix, chiều cao của khối ủ khoảng 1,2 - 1,5m, có đảo trộn, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển.

Thời gian lên men trong bể kéo dài từ 40 - 50 ngày, nghĩa là sau khi làm đầy 3 bể còn lại thì quay về bể đầu tiên. Khi quá trình ủ đã kết thúc, đống ủ xẹp xuống, nhiệt độ xuống dưới 400 0C, rác được chuyển ra sân phơi cho khô, sau đó được đưa vào nghiền và sàng phân loại. Phần hữu cơ (mùn) tận dụng làm phân bón. Nước rác được thu gom

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

vào bể chứa qua hệ thống rãnh, khi khối ủ bị khô dùng nước này để bổ sung. Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể tái chế (thuỷ tinh, nilon, sắt thép...) được thu gom lại để bán cho các cơ sở tái chế; phần không tái chế được (sành sứ, vỏ ốc,...) được đem đi chôn lấp. Gạch ngói vỡ dùng để san nền hay bê tông hóa, lát kè đường đi, xây mương.

Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt. Mô hình hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường.

Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở qui mô nhỏ.

Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh rác vứt bừa bãi. Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày. Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác ở thôn Lai Xá cho thấy, để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)