CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN X PHÚ HẢI, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Tình hình thu gom và quản lý RTSH trên địa bàn xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Tình hình rá c thải sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn xã Phú Hải
Vì thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài tôi đã chọn ngẫu nhiên 70 hộ trong tổng số 1538 hộ gia đình để tiến hành điều tra về tình hình rác thải sinh hoạt của hộ để từ đó có thể biết được tình hình rác thải trên địa bàn xã.
Trong đó:
Cự Lại Nam: 15 hộ, Cự Lại Bắc: 15 hộ, Cự Lại Trung: 20 hộ, Cự Lại Đông: 20 hộ.
Thông tin cơ bản của các hộ điều tra như sau:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.4 Thông tin chung của các hộ điều tra ở xã Phú Hải
Chỉ tiêu Số người trả lời Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 22 31,4
Nữ 48 68,6
Tổng 70 100
Nghề nghiệp người được phỏng vấn
Buôn bán 22 31,4
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 16 22,9
Công nhân viên chức 6 8,6
Nội trợ 7 10
Các ngành nghề khác 19 27,1
Tổng 70 100
(Tổng hợp số liệu điều tra) Trong số 70 người đại diện cho 70 hộ tham gia điều tra phỏng vấn thì có 31,4%
người tham gia trả lời là nữ, còn lại là nam. Ngành nghề chính của các người được điều tra chủ yếu là buôn bán chiếm 22%, tiếp theo là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chiếm 16%. Thu nhập chính của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn được thể hiện ở bảng sau:
Hình 2.1 Tỷ lệ thu nhập chính của các hộ điều tra xã Phú Hải (Tổng hợp số liệu điều tra)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Theo số liệu điều tra, thu nhập chủ yếu của các hộ dân nơi đây chủ yếu là từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chiếm khoảng 51,4% . Xã Phú Hải một bên giáp biển, một bên giáp đầm phá nên hầu hết cá hộ dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Một số ít là buôn bán dịch vụ và làm các nghề khác như thợ điện, thợ nề, công nhân….
2.2.1.2 Khối lượng rác thải của các hộ
Lượng RTSH thải ra trong một ngày của các hộ thực tế là không ổn định, cùng một hộ gia đình có ngày có thể thải ra ít, có ngày lại thải ra nhiều hơn tùy thuộc vào những sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày. Mặc khác, những hộ gia đình có ngành nghề khác nhau, nguồn thu nhập khác nhau thì lượng RTSH thải ra cũng sẽ khác nhau.
Bảng 2.5 Khối lượng RTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau
Loại hộ Số hộ (hộ) Khối lượng bình quân
(Kg/hộ/ngàyđêm)
1. Cán bộ 6 1,33
2. Buôn bán dịch vụ 14 2,04
3. Đánh bắt và NTTS 36 1,53
4. Khác 14 1,39
Cộng 70 1,59
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Dựa vào bảng số liệu điều tra ta thấy với các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động buôn bán dịch vụ thì khối lượng RTSH thải ra hàng ngày là rất nhiều, trung bình khoảng 2,04 kg/hộ/ngày. Do lượng RTSH từ các hộ này vừa phát sinh từ quá trình sinh hoạt vừa có một lượng lớn từ hoạt động kinh doanh buôn bán thải ra. Tuy nhiên, phần lớn các hộ ở đây chủ yếu kinh doanh nhỏ lẻ nên lượng CTRSH phát sinh tùy nhiều nhưng không đáng kể.
Đối với những hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thì thì lượng CTRSH phát sinh bình quân là 1.53 kg/hộ/ngày đêm.
Đối với các hộ có nguồn thu nhập chính từ lương hành chính thì bình quân lương RTSH thải ra trong một ngày là 1,33 kg. Các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
khác như thợ mộc, thợ nề, công nhân…. thì khối lượng RTSH bình quân thải ra trong một ngày là 1,39 kg.
Như vậy, bình quân lượng RTSH thải ra môi trường của mỗi một hộ gia đình trên một ngày là 1,59 kg. Ở đây có sự chênh lệch về khối lượng RTSH thải ra môi trường của các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau là do có những điểm khác biệt nhau giữa các hộ gia đình này. Có thể thấy những hộ gia đình mà có lượng RTSH thải ra nhiều hơn là do đặc điểm sản xuất hay khả năng tài chính của họ tốt nên nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ các hàng hóa, sản phẩm nhiều hơn.
2.2.1.3 Thành phần rác thải của các hộ
Qua điều tra phỏng vấn cho thấy lượng rác thải thải ra của các hộ gia đình hầu hết là rác thải sinh hoạt như bao bì nilon, thực phẩm thừa, giấy vụn, hộp giấy, một số hộ gia đình có vườn rộng có nhiều cây xanh nên lượng rác thải ra còn có cành, lá cây khô. Thành phần rác thải tạo ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác hữu cơ dễ phân hủy, vì vậy ngoài những loại rác có thể thu gom để tái chế, tái sử dụng như lon, chai, hộp giấy thì lượng rác thải khó phân hủy thải ra môi trường chủ yếu là bao bì nilon
Bảng 2.6 Loại RTSH thải ra nhiều nhất của các hộ ở xã Phú Hải Loại rác thải Số hộ trả lời là
nhiều nhất
Tỷ lệ (%)
1. Bao bì nilon, túi bóng 51 72,9
2. Bao bì giấy, hộp giấy 4 5,7
3. Nhựa, kim loại hỏng 4 5,7
4. Vải, quần cáo cũ 0 0
5 Thực phẩm thừa 11 15,7
Tổng 70 100
(Tổng hợp số liệu điều tra) Dựa vào bảng số liệu ta thấy, đa số các hộ dân đều cho rằng bao bì nilon, túi bóng là loại rác thải rải ra nhiều nhất của gia đình, có đến 51 hộ cho rằng bao bì nilon, túi bóng là thải ra nhiều nhất, chiếm 72,9%. Ngoài ra có 11 hộ điều tra cho rằng thực phẩm thừa là loại rác thải được thải ra nhiều nhất, chiếm 15,7% số hộ được điều tra.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Túi nilon là vật dụng rất cần thiết trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nó được dùng để đựng thức ăn, đồ dùng cần thiết, thường các loại túi này chỉ được dùng một lần sau đó vức đi, loại rác này khi thải ra môi trường rất khó phân hủy và độc hại với sức khỏe con người. Túi nilon khi đốt đi thì khi thải và sản phẩm còn sót lại của chúng trên mặt đất cũng có tác động xấu tới sức khỏe con người.
2.2.1.4 Tình hình quản lý rác thải của các hộ
RTSH thải ra được các hộ gia đình thu gom lại và bỏ vào bao đựng rác hoặc giỏ rác. Các bao rác này thường được các hộ gia đình đặt ở vị trí thích hợp nhất để các công nhân vệ sinh có thể tiến hành thu gom một cách thuận lợi.
Bảng 2.7 Tình hình phân loại RTSH của các hộ gia đình
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng 70 100
1.Phân loại RTSH
- Có 63 90
- Không 7 10
2.Sự cần thiết phân loại RTSH
- Rất cần thiết 24 31.3
- Cần thiết 36 51,4
- Bình thường 10 14,3
- Không cần thiết 0 0
3.Tiêu chí phân loại
- Hữu cơ – Vô cơ 9 12,9
- Hữu cơ – Vô cơ bán được – Vô cơ không bán được
17 24,3
- Bán được – Không bán được 44 62,9
4.Mục đích phân loại
- Tận dụng lại những thứ có ích 45 64,3
- Giảm lượng RT ra môi trường 5 7,1
- Cả 2 mục đích trên 20 28,6
( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Qua điều tra từng hộ gia đình tại xã thì phần lớn các hộ gia đình đều có phân loại rác thải, chiếm khoảng 90% số hộ được khảo sát. Hầu hết các hộ dân đều cho rằng việc phân loại rác là cần thiết, có 36 hộ dân cho rằng cần thiết chiếm 51,4%, 24 hộ cho rằng việc phân loại là rất cần thiết chiếm 31,3% và không có hộ dân nào cho rằng việc phân loại rác là không cần thiết.
Có đến 62,9% số hộ thường phân rác thải thành 2 loại là loại bán được như vỏ lon, giấy két, nhựa….. và không bán được nhằm kiếm thêm được một ít tiền từ bán phế liệu. Một số hộ gia đình thì phân loại rác theo tiêu chí là hữu cơ, vô cơ bán được và vô cơ không bán được chiếm 24,3% số hộ được khảo sát.
Mặc khác, một số hộ gia đình hầu như không biết thế nào là phân loại rác, tòan bộ rác thải của họ được đổ đi, tuy nhiên các phần thức ăn thừa sẽ được để riêng một nơi để tận dụng cho heo của gia đình hoặc cho các nhà khác có nuôi heo. Một số khác thì họ đốt một phần rác thải dễ cháy như lá cây khô, giấy, bao bì khô…., những phần không đốt được sẽ để lại để các công nhân thu gom.
Như vậy, RTSH tuy chưa được phân loại một cách triệt để và khoa học nhưng các hộ gia đình bằng nhiều cách khác nhau đã góp phần làm giảm bớt lượng RTSH thu gom và tiết kiệm được một khoảng chi phí cho gia đình và xã hội.