CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ HẢI
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ HẢI
3.1 Định hướng chung cho công tác thu gom và quản lý RTSH tại xã Phú Hải Xã Phú Hải đã và đang khuyến khích toàn thể nhân dân cùng tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất rác thải, đặc biệt là trong khâu phân loại rác thải tại nguồn.
Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý chất thải để điều chỉnh hành vi.
Đóng nguồn ngân sách thích hợp cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém đẩy mạnh công tác quản lý VSMT, thu gom rác thải theo hướng xã hội hóa. Huy động trách nhiệm của toàn thể nhân dân, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã Phú Hải, từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác, tập quán, nếp sống văn minh theo hướng xã hội hóa nông thôn, làm cho bộ mặt xã Phú Hải ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thu gom và quản lý RTSH trên địa bàn xã Phú Hải
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
Đối với công tác thu gom
- Tăng cường công tác giám sát thu gom, quy định thời gian thu gom hợp lý và vạch tuyến thu gom cho công nhân. Cần tăng tần suất thu gom rác để tránh tình trạng tồn đọng rác gây bức xúc trong dân, góp phần giữ gìn môi trường trong sạch hơn.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao quá trình thu gom của các tổ thu gom để kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh các công nhân thu gom theo kế hoạch đã đưa ra.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ thu gom rác về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Trong quá trình thu gom, cần phân loại rác một
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
ần để giảm tải lượng rác thải phải xử lý. Tận dụng lại các chai lọ, giấy báo… để tái chế, tái sử dụng hoặc bán lại để tăng thêm nguồn thu nhập, những rác thải nào không gây ô nhiễm môi trường, dễ phân hủy có thể đốt hoặc chôn bớt như vậy khối lượng rác thải phải đem đi xử lý sẽ giảm đáng kể, giảm chi phí cho hoạt động xử lý rác thải.
- Vận động nhân dân phân loại rác thành 2 bao (1 bao hữu cơ, 1 bao vô cơ). Đối với rác hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường có thể chôn hoặc đốt ( lá cây, cành cây…), chỉ rác vô cơ ko tận dụng được mới chở đi, giúp giảm tải lượng rác thải cần thu gom, xử lý.
- Có chế độ phụ cấp phù hợp cho các công nhân thu gom và quy định mức tiền lương phù hợp hơn, dụng cụ lao động phải được trang bị đầy đủ đảm bảo an toàn lao động.
- Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom, vận chuyển, đạt tỷ lệ thu gom 100%.
- Cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác thu gom giữa các tổ, cũng như giữa các công nhân vệ sinh với ban quản lý để công tác thu gom rác được hiệu quả hơn. Các công nhân vệ sinh cần nêu rõ tâm tư, nguyện vọng và ý kiến cá nhân của mình đến BQL để góp phần hoàn thiện công tác quản lý và thu gom hiệu quả.
Đối với công tác xử lý
- Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nhà máy xử lý rác thải, tăng cường kêu gọi hỗ trợ từ cấp trên và kêu gọi đầu tư ủng hộ từ các nhà hảo tâm để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa nhà máy vào hoạt động góp phần xử lý được khối lượng rác thải ở xã cũng như ở các xã lân cận.
- Quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, đảm bảo lượng rác vận chuyển đi tối đa trên mỗi container, giảm thiểu số lần vận chuyển xử lý để giảm chi phí.
- Hợp đồng với các chủ xe loại 2,5 tấn vận chuyển rác lên bãi rác tập trung tỉnh nhằm giảm chi phí vận chuyển và xử lý.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Thực hiện đốt ra đúng quy định, chỉ đốt những loại rác dễ cháy và không gây ô nhiễm môi trường, khi đốt cần theo dõi, kiểm tra tránh đám cháy lây lan ra khu vực xung quanh trong quá trình đốt rác.
3.2.2 Giải pháp trong công tác quản lý 3.2.2.1 Về chính sách và cơ chế quản lý
- Kiện toàn bộ máy quản lý về VSMT, theo dõi sát sao, hướng dẫn công nhân thu gom, nâng cao hiệu quả quản lý.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý.
- Cần bổ sung thêm nguồn nhân lực cho BQL tránh tình trạng không giải quyết hết được các công việc đã đề ra do mỗi cán bộ phải làm việc quá nhiều mảng.
- Tăng ngân sách cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường. phải có quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt đông khuyến khích và giải quyết sự cố môi trường ngay tại địa phương.
3.2.2.2 Trong công tác giáo dục và tuyên truyền
Nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải và các tác động của rác thải đến môi trường, sức khỏe… do ô nhiễm rác thải còn ở mức thấp. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là hết sức cần thiết. Việc nâng cao hiểu biết của người dân có thể được thực hiện bằng cách:
- Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân thông qua các buổi tuyên truyền, các buổi tập huấn. hội thảo về môi trường.
- Phổ biến cho người dân biết thế nào là rác thải hữu cơ, thế nào là rác thải vô cơ, tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về việc phân loại rác thông qua các tổ chức chính trị như: hội nông dân, hội phụ nữ, trường học….
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những tác hại do rác thải gây ra cho môi trường và sức khỏe cộng đồng thông qua hệ thống thông tin của xã như báo, đài, phát
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
thanh, tivi, áp phích tại địa phương…
- Tổ chức các hoạt động, chương trình, phong trào làm VSMT ở các thôn, xóm:
chương trình đường phố xanh – sạch – đẹp, tháng hành động vì moi trường…..
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường về vấn đề bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế