Hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư XDCB cho ngành giáo dục đào tạo từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2015 (Trang 27 - 31)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XDCB

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.2. Đặc điểm đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT từ nguồn vốn NSNN

1.1.2.5 Hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Nói tới đầu tư là nói tới hiệu quả đầu tư, vì hiệu quả đầu tư là mục đích cuối cùng của đầu tư. Hiệu quả đầu tư được thể hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Do mục đích đầu tư khác

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

nhau nên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư ở mỗi thời kỳ cũng khác nhau. Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, cần xem xét dưới hai góc độ:

- Dưới góc độ vi mô: Hiệu quả của hoạt động đầu tư là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đó mang lại và chi phí bỏ ra, đó là lợi nhuận. Phạm trù này được xem xét ở góc độ một doanh nghiệp (hay một đơn vị) nên mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu.

- Dưới góc độ vĩ mô: Hiệu quả hoạt động đầu tư được xem xét dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế. Nó không chỉ bao gồm hiệu quả kinh tế mà còn bao gồm cả hiệu quả xã hội như: mục tiêu an ninh - quốc phòng, vấn đề lao động việc làm, cơ cấu kinh tế, mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên; những thay đổi về điều kiện sống, lao động, môi trường; về hưởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế và quyền bình đẳng…

Đối với nguồn vốn NSNN, mục đích đầu tư thường không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà vì lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài. Do đó, đối tượng sử dụng nguồn vốn NSNN để đầu tư là những dự án mang lại lợi ích cho toàn xã hội, có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Để hoạt động đầu tư có hiệu quả, cần có chiến lược đầu tư dài hạn đúng quy hoạch phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…của đất nước. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt để xác định bước đi phù hợp với mục tiêu chiến lược, từ đó bố trí kế hoạch đầu tư cho các dự án theo ngành và theo vùng; đảm bảo cân đối, hợp lý với khả năng vốn cho phép. Chất lượng và hiệu quả những nội dung trên phụ thuộc nhiều vào việc xác định quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương trong việc ra quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư.

Do nguồn lực khan hiếm, trong khi nhu cầu đầu tư luôn cao hơn khả năng đầu tư của nền kinh tế, đòi hỏi vốn đầu tư phải được sử dụng có hiệu quả trong từng thời kỳ nhất định. Với một khối lượng vốn ban đầu có hạn nhưng lại có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu đầu tư nhằm góp phần thoả mãn tối đa nhu cầu xã hội.

a. Các nhân tố tác động đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN ột là ạch và kế hoạch hoá đầu tư.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư (gọi tắt là kế hoạch hoá đầu tư) vừa là nội dung, vừa là công cụ quản lý hoạt động đầu tư. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB thì công tác kế hoạch hoá đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế. Mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.

Do đó nhu cầu của nền kinh tế là xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá, đồng thời cần căn cứ vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật. Kế hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động nguồn lực trong và ngoài nước; phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục, tính vững chắc và phải có mục tiêu rõ ràng. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB mới được nâng cao.

Hai là, các chính sách kinh tế.

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đó là các chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư… Các chính sách điều tiết vĩ mô, vi mô như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao…

Ba là, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB.

Tổ chức, quản lý vốn đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều nội dung, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất - kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí; đảm bảo dự án xây dựng đúng quy hoạch mỹ quan, bền vững; đảm bảo môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng;

áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý. Tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN. Phân định rỏ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng của công tác quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm vốn đầu tư cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng về mặt khối lượng và mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội khi khai thác, sử dụng các kết quả đầu tư này. Chính do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

thoát, lãng phí. Một số đối tượng đầu tư hoàn toàn mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn về lợi ích kinh tế - xã hội chính là những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.

Bốn là, tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành.

Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ giúp tạo ra một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu của nền kinh tế, sẽ xác định được lợi ích kinh tế của vốn đầu tư.

Tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Do tác động của việc chọn mô hình chiến lược CNH - HĐH; việc sử dụng các chính sách kinh tế và của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng. Tuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng mà có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.

- Các nhân tố thuộc bản thân của quá trình tổ chức, khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành. Đó là công tác tổ chức điều hành, nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Công tác tiếp thị, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác cải tiến mẩu mả, chất lượng sản phẩm…

Tóm lại, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thu hút các nguồn vốn đầu tư như: vốn nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp và của các tầng lớp dân cư…đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó là động lực phát triển quan trọng của mọi nền sản xuất xã hội.

Trong quá trình phát triển của đất nước không thể không cần tới vốn đầu tư.

Tuy nhiên, do những đặc thù riêng có của ngành XDCB và vốn đầu tư XDCB từ NSNN như: quy mô lớn, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều rủi ro; việc quản lý liên quan đến nhiều ngành và nhiều cấp… đồng thời do nguồn lực khan hiếm, nhu cầu đầu tư luôn luôn cao hơn khả năng của nền kinh tế, nên đòi hỏi vốn đầu tư phải được sử dụng có hiệu quả.

Ở nước ta hiện tượng thất thoát và lãng phí trong XDCB đang là một vấn đề nhức nhối. Do đó, việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một vấn đề đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành GD & ĐT

Như đã trình bày ở phần đặc điểm của vốn đầu tư cơ bản trong ngành giáo dục và đào tạo. Việc đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo là đầu tư công, do đó rất khó để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Vì vốn đầu tư vào ngành này có thể nói là số lượng lớn trong khi thời gian thu hồi vốn lại rất chậm. Tác động của việc đầu tư vào ngành giáo dục và đào tạo tuy không đem lại nhiều lợi ích về giá trị kinh tế, tuy nhiên nó lại đem lại rất nhiều lợi ích xã hội không thể lượng hóa được. Việc sử dụng các chỉ tiêu đã được học để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong trường hợp đầu tư vào giáo dục và đào tạo là rất khó khăn do các lợi ích không thể lượng hóa được. Vì đặc trưng này nên rất ít các tổ chức, cá nhân muốn tham gia vào đầu tư, nguồn vốn chủ yếu cho phát triển của ngành hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn đi vay viện trợ nước ngoài mà chỉ được nhận thấy qua các chỉ tiêu về số trường lớp được xây dựng mới, tỷ lệ trẻ lên lớp, số học sinh giỏi trong năm học, số giải đạt được trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế, tỷ lệ gia tăng về quy mô học sinh, sinh viên hàng năm… Do vậy, trong luận văn này tôi lựa chọn các chỉ tiêu về số trường học được xây dựng, số lớp học qua các năm… để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư XDCB cho ngành giáo dục đào tạo từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2015 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)