Th ực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành GD & ĐT từ nguồn vốn ngân sách Nhà n ước ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư XDCB cho ngành giáo dục đào tạo từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2015 (Trang 42 - 47)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB CHO NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỪ NGUỒN VỐN NSNN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2013- 2015

2.3. Th ực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành GD & ĐT từ nguồn vốn ngân sách Nhà n ước ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015

2.3.1. Nguồn vốn đầu tư XDCB phân theo khu vực giai đoạn 2013 - 2015 Trong những năm qua, ngoài nguồn vốn từ các nguồn tài trợ trong và ngào nước, từ các tổ chức tín dụng thì không thể không nhắc tới nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước. Sự phân chia nguồn vốn ngân sách nhà nước trong các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Vốn đầu tư XDCB tỉnh Quảng Bình phân theo lĩnh vực giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh

2015/2013 đồng Tỷ % Tỷ

đồng % Tỷ

đồng % ± %

Tổng Ngân sách 285,00 40,79 219,00 31,51 195,90 27,70 -89,10 -31,26 Công nghiệp - điện 6,00 2,11 5,70 2,60 3,00 1,56 -3,00 -50,00 Khoa học – công nghệ 20,00 7,02 17,00 7,76 18,00 9,35 -2,00 -10,00 An ninh quốc phòng 16,04 5,63 12,75 5,80 6,34 3,29 -9,70 -60,47 Quản lý nhà nước 40,20 14,11 16,54 7,55 16,60 8,63 -23,60 -58,71 Nông nghiệp 27,70 9,72 32,20 14,71 31,00 16,11 3,30 11,91 Giao thông vận tải 95,90 33,65 63,61 29,05 35,31 18,35 -60,59 -63,18 Thương mại – du lịch 9,55 3,35 5,20 2,37 3,75 0,16 -5,80 -60,73 Giaos dục & đào tạo 39,47 13,85 41,05 18,75 47,50 24,68 8,03 20,34 VH – TT – LĐ TB & XH 6,15 2,16 7,20 3,29 5,00 2,60 -1,15 -18,70

Y tế 10,70 3,79 11,55 5,28 6,30 3,27 -4,40 -41,12

Hạ tầng công cộng 13,20 4,63 6,20 2,83 12,10 6,24 -1,10 -8,33 Đầu tư cho các công trình

tại KKT CK Cha Lo 0,00 0,00 0,00 0,00 11,00 5,72 11,00 -

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

(Nguồn: Nghị quyết về phân bổ vốn của tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2015) Có thể thấy trong những năm qua, vốn đầu tư xây dựng cho cơ bản nhìn chung biến động theo chiều hướng giảm. Cụ thể, từ năm 2013 đến năm 2015, tổng ngân sách cho vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm từ 285 tỷ đồng xuống còn 195,9 tỷ đồng, giảm 89,1 tỷ đồng, tương đương giảm 31,26%. Chính điều này đã làm cho vốn đầu tư xây dựng cơ bản chia theo các ngành cũng có biến động theo chiều hướng giảm. Trong đó, giảm nhiều nhất là ngân sách xây dựng cơ bản cho giao thông vận tải với mức giảm là 60,59 tỷ đồng, tương đương giảm 63,18%. Lý giải cho sự biến động này là do các công trình giao thông hiện nay hầu như đã được hoàn thành và đem vào sử dụng, nguồn ngân sách bây giờ chi cho lĩnh vực này chủ yếu là tu sửa lớn. Kế đến là thương mại – dịch vụ và an ninh quốc phòng với mức giảm lần lượt là 5,8 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng, tương đương giảm 60,73% và 60,47%.

Tuy nhiên, các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, và đầu tư cho các công trình tại KKT CK Cha Lo lại tăng. Có thể thấy, nguồn ngân sách cho xây dựng cơ bản được tập trung chủ yếu cho các công trình tại KKT CK Cha Lo (11 tỷ đồng) do đây được xác định là khu kinh tế trọng điểm của tỉnh, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về cả kinh tế, an ninh quốc phòng. Tiếp đến là đầu tư cho giáo dục, tăng từ 39,47 tỷ đồng lên 47,50 tỷ đồng, tương đương tăng 20,34% cho thấy, ngoài tăng cường cho đầu tư phát triển kinh tế thì lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn được tỉnh nhà hết sức quan tâm.

Ngoài ra, nông nghiệp cũng được tỉnh nhà quan tâm, như việc đầu tư cho các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống lúa mới, cơ giới hóa để tăng năng suất, thu nhập cho lao động nhằm cải thiện đời sống ở khu vực nông thôn.

2.3.2. Nguồn vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục & đào tạo tăng qua các năm và cụ thể sơ liệu được thể hiện ở bảng sau:

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.5: Vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh

2015/2013

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % ± %

I. Nguồn ngân sách tập trung 24,27 61,49 25 60,90 26 54,74 1,73 7,13 II. Nguồn vốn xổ số kiến thiết 13 32,94 15 36,54 21 44,21 8 61,54 III. Đối ứng các dự án ODA 2,2 5,57 1,05 2,56 0,5 1,05 -1,7 -77,27 Tổng 39,47 100,00 41,05 100,00 47,5 100,00 8,03 20,34

( Nguồn: Báo cáo chi xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Bình) Hiện nay toàn tỉnh có 618 trường và cơ sở giáo dục. Hiện có: 215.630 học sinh, sinh viên (45.859 trẻ mầm non; 155.278 học sinh phổ thông; 1.230 học viên GDTX;

4.529 học sinh TCCN, 8.734 HS-SV liên kết đào tạo ĐH, CĐ, đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật); toàn Ngành có 13.909 giáo viên, giảng viên (3.499 giáo viên mầm non;

10.234 giáo viên phổ thông, 167 giáo viên TCCN) và 1.548cán bộ quản lý giáo dục.

Mạng lưới trường, lớp các cấp học và trình độ đào tạo cơ bản ổn định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và người lao động.

Sở GD & ĐT đã ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất các trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo đủ phòng học kiên cố; xây dựng phòng thí nghiệm, nhà đa chức năng, thư viện đồng bộ để thực hiện chương trình giáo dục chất lượng cao. Từng bước hoàn thiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.

Có thể thấy ngành GD&ĐT đang được tỉnh nhà ưu tiên, dành nhiều chương trình hỗ trợ phát triển. Trong hai năm, từ năm 2013 đến năm 2015, hầu như các nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành GD&ĐT đều tăng qua các năm. Cụ thể, nguồn vốn từ ngân sách tập trung tăng từ 24,27 tỷ đồng lên 26 tỷ đồng, tăng 1,73 tỷ đồng, tương đương tăng 7,13%, nguồn vốn từ xổ số kiến thiết tăng từ 13 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng, tương đương tăng 61,54%.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Tuy nhiên, nguồn vốn từ đối ứng các dự án ODA cho ngành giáo dục và đào tạo lại giảm mạnh, từ 2,2 tỷ đồng xuống còn 0,5 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 77%. Lý giải cho điều này là do hiện nay, nguồn vốn ODA vào Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng đang ngày càng ít lại và có thể nói là “khan hiếm”.

2.3.3. Nguồn vốn đã thực hiện cho đầu tư XDCB ngành GD & ĐT

Nhằm đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành GD & ĐT trong những năm qua, chúng ta tìm hiểu bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT tỉnh Quảng Bình phân theo thành phần đầu tư giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh

2015/2013

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % ± %

I. Hạ tầng GD – ĐT 34,85 88,28 36,27 88,36 42,92 90,36 8,07 23,16 1. Công trình hoàn thành 9,75 27,98 8,00 22,06 9,28 21,62 -0,47 -4,82 2. Công trình chuyển tiếp 10,28 29,50 12,10 33,36 11,97 27,89 1,69 16,44 3. Công trình xây dựng mới 14,82 42,52 16,17 44,58 21,67 50,49 6,85 46,22 II. Trang thiết bị, CSVC 4,63 11,72 4,78 11,64 4,58 9,64 -0,05 -1,08 Tổng vốn 39,47 100,00 41,05 100,00 47,50 100,00 8,03 20,34

(Nguồn: Báo cáo chi xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Bình) Từ năm 2013 đến năm 2015, lượng vốn đầu tư cho hạ tầng GD & ĐT đều tăng trong khi đó lượng vốn đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất lại giảm. Cụ thể, lượng vốn đầu tư cho hạ tầng GD – ĐT tăng từ 34,85 tỷ đồng lên 42,92 tỷ đồng, tăng 8,07 tỷ đồng, tương đương tăng 23,16%. Trong đó lượng vốn cho các công trình hoàn thành giảm nhẹ từ 9,75 tỷ đồng xuống còn 9,28 tỷ đồng, tương đương giảm 4,82%, thay vào đó, lượng vốn cho các công trình chuyển tiếp và công trình xây dựng mới tăng. Tăng nhanh nhất là vốn cho các công trình xây dựng mới, từ 14,82 tỷ đồng lên 21,67 tỷ đồng, tương đương tăng 46,22%. Trái lại, lượng vốn đầu tư cho trang thiết bị, CSVC lại giảm nhẹ từ 4,63 tỷ đồng xuống còn 4,58 tỷ đồng, tương đương giảm 1,08%.

Có sự thay đổi như vậy là do số lượng công trình chuyển tiếp từ năm trước và công trình xây dựng mới tăng lên qua các năm nên lượng vốn cho hạ tầng GD & ĐT

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

được ưu tiên hơn nhằm đảm bảo đúng theo tiến độ công trình đã giao và đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong tỉnh.

Qua các năm, cơ sở vật chất cho giáo dục được ngành chú trọng cải thiện và tăng cường đáng kể, các trường học ngày càng khang trang, sạch đẹp và thân thiện hơn. Số phòng học, phòng bộ môn, thư viện, thiết bị... kiên cố đạt tỷ lệ cao, trong đó tỷ lệ kiên cố hóa phòng học văn hóa, đạt 72%. Kết thúc năm học 2014-2015, toàn tỉnh có 284/586 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 48,46%, tăng 16 trường so với năm 2013-2014.

2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành GD&ĐT theo thành phố, huyện

Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn được đánh giá qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.7: Cơ cấu VĐT XDCB ngành GD & ĐT phân theo thành phố, huyện giai đoạn 2013 – 2015

Thành phố, huyện

2013 2014 2015 So sánh

2015/2013 Tỷ

đồng % Tỷ

đồng % Tỷ

đồng % ± %

1. Đồng Hới 20,30 47,90 21,54 48,39 22,85 49,66 2,55 12,56 2. Minh Hóa 2,74 6,47 2,63 5,91 2,55 5,54 -0,19 -6,93 3. Tuyên Hóa 2,41 5,69 2,48 5,57 2,41 5,24 0,00 - 4. Quảng Trạch 5,35 12,62 5,19 11,66 6,30 13,70 0,95 17,76 5. Bố Trạch 5,14 12,13 6,25 14,04 5,91 12,85 0,77 14,98 6. Quảng Ninh 2,46 5,80 2,67 5,99 2,32 5,04 -0,14 -5,69 7. Lệ Thủy 3,68 9,11 3,75 8,43 3,67 7,98 -0,01 -0,27

Tổng 42,38 100 44,51 100 46,01 100 3,63 8,57

( Nguồn: Báo cáo chi xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Bình) Qua bảng trên ta thấy nhìn chung, lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong ngành giáo dục và đào tạo phân theo thành phố, huyện giai đoạn 2013 – 2015 đều

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

trọng vốn đầu tư cao với số vốn tăng từ 5,35 tỷ đồng lên 6,30 tỷ đồng, tăng 0,95 tỷ đồng, tương đương tăng 17,76% ở huyện Quảng Trạch và từ 5,14 tỷ đồng lên 5,91 tỷ đồng, tăng 0,77 tỷ đồng, tương đương tăng 14,98% ở huyện Bố Trạch. Sau đó là thành phố Đồng Hới với mức tăng là 2,55 tỷ đồng, tương đương tăng 12,56%. Lý giải cho sự tăng lên này là do, Bố Trạch và Quảng Trạch là hai huyện nghèo của tỉnh, ở vùng bãi ngang và vùng khó khăn nên có nhiều chính sách hỗ trợ hơn trong phát triển mọi mặt, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đồng Hới là thành phố của tỉnh Quảng Bình có nhiều trường học và trường Đại học Quảng Bình cùng các trường trung cấp, dạy nghề nên cần lượng vốn đầu tư nhiều và gấp 6,2 lần so với các huyện khác trong tỉnh. Huyện có cơ cấu vốn thấp nhất là huyện Minh Hóa, giảm từ 2,74 tỷ đồng xuống 2,55 tỷ đồng, tương đương giảm 6,93%.

Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh số tuyệt đối mà không sử dụng số tương đối, chúng ta thấy rằng cơ cấu vốn dành cho ngành GD & ĐT ở thành phố Đồng Hới chiếm phần lớn với mức tăng là 2.55 tỷ đồng, kế đến mới là huyện Quảng Trạch và Bố Trạch.

Có sự chênh lệch về số thứ tự khi so sánh ở phương diện khác nhau như vậy là do lượng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản ở năm 2013 ở thành phố Đồng Hới chiếm số lớn, do đó, với mức tăng ít mà năm được chọn làm gốc là số lớn nên ảnh hưởng đến số thứ tự.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chú trọng phân bổ nguồn vốn sao cho đồng đều giữa các huyện nhằm tạo sự phát triển đồng bộ.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư XDCB cho ngành giáo dục đào tạo từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2015 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)