PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB CHO NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỪ NGUỒN VỐN NSNN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2013- 2015
2.1. Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số Quảng Bình đến năm 2015 là 872.665 người trên diện tích 8.065 km2. Mật độ dân số bình quân 108,2 người/ km2, phần lớn là người Kinh, dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối khá, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn. Bảng 2.1 dưới đây cho thấy dân số Quảng Bình qua các năm.
Bảng 2.1: Tình hình dân số Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 Năm Dân số trung bình
(Nghìn người)
Mật độ dân số (Người/km2)
2011 853,4 105,8
2012 858,3 106,4
2013 863,4 107,1
2014 868,2 107,6
Sơ bộ 2015 872,7 108,2
( Nguồn: Tổng cục thống kê ) b. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Quảng Bình đã có sự nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế phát huy các nguồn lực và có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm trên 6,76%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, các
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân nói chung và những vùng khó khăn từng bước được cải thiện. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bức tranh kinh tế xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc lạc quan, được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh
2015/2013 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % GDP toàn tỉnh 19.468 100,00 22.012 100,00 23.568 100,0 4.100 21,06 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản 4.098 21,05 4.632 21,04 4.768 20,23 670 16,35
2. Công nghiệp - xây dựng 7.015 36,04 8.068 36,65 8.800 37,34 1.785 25,45
4. Dịch vụ 8.355 42,91 9.312 42,31 10.000 42,43 1.645 19,69
( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình và Báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Quảng Bình năm 2015) Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, đã chú trọng toàn diện rộng trên cả hai lĩnh vực:
trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt, thời tiết tương đối thuận lợi cùng với việc đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật vào sản xuất và sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền nên trồng trọt cơ bản được mùa, sản lượng tăng đều qua các năm. Ngoài cây lương thực tỉnh đã chú trọng phát triển một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao: cao su, hồ tiêu, lạc... cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thực hiện chuyển đổi những diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Trong chăn nuôi, tình hình dịch bệnh ít xảy ra, tổng đàn phát triển ổn định, mở rộng quy mô nên sản lượng xuất chuồng cũng tăng.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Lâm nghiệp: đã tập trung vào đầu tư xây dựng vốn rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phần lớn diện tích rừng, đất rừng được giao cho các đơn vị, các tổ chức và cá nhân quản lý nên được bảo vệ chặt chẽ hơn, hạn chế được tình trạng khai thác trái phép, đốt phá rừng.
- Thuỷ sản: Sản lượng khai thác bình quân mỗi năm tăng 7,6%. Diện tích nuôi trồng hiện có 3.910 ha, trong đó thuỷ sản nước lợ: 2.340 ha đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp có quy mô lớn như: Quảng Phúc, Quảng Thuận, Phú Trạch, Quang Phú, Bảo Ninh... Cơ sở phục vụ chế biến thuỷ sản phát triển nhanh, ngoài ba cơ sở Nhà nước quản lý có công suất 2.160 tấn/năm còn có hàng trăm cơ sở chế biến của các thành phần kinh tế khác.
Chính vì vậy, cơ cấu của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có sự tăng nhẹ với 670 tỷ đồng chiếm 16,35%.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Đã có bước phát triển quan trọng, năng lực sản xuất tăng đáng kể. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Chalo đang ngày càng phát triển, thu hút đầu tư, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20-25%.
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh. Công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển, nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, tổ hợp tác tập trung phát triển sản xuất ở các lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng, phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Do vậy, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng cao nhất với 1.785 tỷ đồng tương đương 25,45%.
- Thương mại: Phát triển khá về số lượng, đa dạng về thành phần, ngành nghề phục vụ và phủ kín hầu hết các địa bàn dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
- Kinh tế đối ngoại: được tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả. Tuy vậy do đặc điểm của tỉnh có nhiều khó khăn nên ít thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, tỉnh
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
đã ban hành chính sách ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các khu công nghiệp, lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
- Du lịch: có bước phát triển tích cực và ngày càng thể hiện rõ là một ngành kinh tế quan trọng. Tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng các khu du lịch, mở thêm tour, tuyến nên lượng du khách đến tỉnh ngày càng tăng.
- Dịch vụ vận tải ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được nâng cao về chất lượng và mở rộng về quy mô.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tích cực khai thác các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, do nguồn lực hạn hẹp nên nguồn vốn đầu tư chưa đủ sức cơ cấu lại ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Mạng lưới điện phát triển khá, đến nay lưới điện đã phủ gần kín các xã phường.
- Bưu chính viển thông tiếp tục được hiện đại hoá một cách đồng bộ. Tỷ lệ số người dân được xem truyền hình, nghe đài tiếng nói Việt Nam tăng dần, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.
- Các công trình hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng trong các năm gần đây đã làm tăng năng lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng thêm sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt tạo được bộ mặt mới ở nông thôn ngày càng khang trang, góp phần thúc đẩy nông thôn phát triển.
- Lĩnh vực văn hoá xã hội có chuyển bước tích cực, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. An ninh - quốc phòng được giữ vững.
Vì vậy, cơ cấy tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 1.645 tỷ đồng tương đương 19,69%.
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được tăng cường một bước đáng kể nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn chậm, trình độ khoa học công nghệ còn thấp; khai thác và
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
phát huy tiềm năng nội lực trên địa bàn còn hạn chế, thu hút đầu tư từ bên ngoài còn rất ít, vốn đầu tư thiếu. Đời sống của nhân dân nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn nhiều khó khăn, lĩnh vực xã hội vẫn còn nhiều bức xúc.