Hi ệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư XDCB cho ngành giáo dục đào tạo từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2015 (Trang 47 - 51)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB CHO NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỪ NGUỒN VỐN NSNN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2013- 2015

2.4. Hi ệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB cho ngành GD & ĐT

Từ những phân tích ở trên ta thấy nguồn vốn dành cho phát triển giáo dục và dào tạo đang ngày càng được tăng lên. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đầu năm học 2014 - 2015 toàn tỉnh có 590 trường, trong đó có 180 trường và cơ sở giáo dục mầm non (tăng 1 trường); 211 trường tiểu học (trong đó, có 3 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 1 trường tư thục), tăng 2 trường so với năm học 2014 -2015; 148 trường trung học cơ sở; 27 trường trung học phổ thông, 3 trường TCCN, 1 trường cao đẳng và 1 trường đại học Quảng Bình.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.8: Số trường học từ mầm non đến đại học ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015

Cấp học Năm

2013 2014 2015

Mầm non 178 179 180

Tiểu học 207 209 211

THCS 148 148 148

THPT 27 27 27

TCCN 4 4 3

Cao đẳng 0 0 1

Đại học 1 1 1

Tổng 565 568 571

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015) Nhìn vào bảng trên ta thấy, số trường học từ các cấp từ mầm non đến THPT ít có sự biến động. Cụ thể, số trường học mầm non có sự tăng nhẹ từ 178 trường lên 180 trường, số trường tiểu học tăng nhẹ từ 207 lên 211 trường. Nguyên nhân của sự tăng này là do dân số tăng, mà cụ thể là số trẻ em trong độ tuổi này tăng lên hàng năm. Mặt khác, để đảm bảo chất lượng giáo dục, số trẻ trên một lớp đang có xu hướng giảm, chính vì vậy, cần mở thêm lớp để đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển về kinh tế cũng như nhận thức, nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con cái nên lựa chọn nhiều trường tư thục có chất lượng cao để cho con học tập. Chính vì vậy, số trường mầm non tăng lên về số trường cũng như số lớp. Số trường THCS được giữ ổn định, và trong tương lai đang có xu hướng giảm cả về số trường cũng như số lớp do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, số trẻ ngày càng ít.

Số trường TCCN có sự giảm, thay vào đó số trường cao đẳng tăng lên 1 trường là do trường Trung cấp nghề Quảng Bình được chuyển thành trường Cao đẳng nghề Quảng Bình. Số trường đại học vẫn được giữ ổn định là một trường.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một trong những chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tải tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2013 – 2015 đó là sự thể hiện quả số lớp học trên toàn tỉnh.

Trên thực tế, nguồn vốn trong xây dựng đầu tư cơ bản trong ngành giáo dục và đào tạo có thể chia đơn giản ra thành hai nguồn là công lập và ngoài công lập.

Bảng 2.9: Số lớp học trong toàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: Lớp

Năm So sánh

2013 2014 2015 2015/2013

Số lớp học (Lớp) 5,553 5,580 5,547 -6

- Tiểu học 3,031 3,023 3,001 -30

+ Công lập 3,016 3,008 2,995 -21

+ Ngoài công lập 15 15 6 -9

- Trung học cơ sở 1,734 1,773 1,768 34

+ Công lập 1,728 1,768 1,764 36

+ Ngoài công lập 6 5 4 -2

- Trung học phổ thông 788 784 778 -10

+ Công lập 787 782 774 -5

+ Ngoài công lập 1 2 4 2

(Nguồn: Niên giám thống kê và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình, 2015) Nhìn vảo bảng, ta thấy rằng nhìn chung số lớp học trên toàn tỉnh đang có xu hướng giảm xuống, trong đó giảm nhiều nhất là số lớp học ở cấp học tiểu học, kế đó là trung học phổ thông. Nếu tính trong năm 2014 đến 2015 thì tất cả ba cấp học đều giảm về số lớp học. Số lớp học trong cấp học tiểu học giảm mạnh nhất, giảm từ 3.031 lớp học xuống còn 3.001 lớp học, giảm 30 lớp. Nguyên nhân của sự giảm số lớp này là sự tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình khiến cho nhận thức của người dân ngày càng cao, số con trên một gia đình giảm, khoảng cách giữa các người con lớn nên số trẻ đến trường giảm. Lấy ví dụ như trường Tiểu học Bắc Nghĩa ở thành phố Đồng

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Hới, cách đây 10 năm, tổng số lớp của trường là 28 lớp học, đến nay, số lớp giảm chỉ còn 15 lớp học. Đặc biệt ở khối 1 của trường chỉ còn lại 2 lớp học.

Số lớp học trong cấp học THPT cũng giảm từ 788 lớp học xuống còn 778 lớp, giảm 10 lớp học. Cấp Trung học cơ sở có nhiều biến động trong 2 năm qua, tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, từ năm 2013 – 2014, số lớp học tăng lên 40 lớp, bước sang năm 2015 số lớp giảm xuống 4 lớp. Nguyên nhân của sự giảm này đó là so quá trình tách nhập lớp nên khiến cho số lớp giảm xuống.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư XDCB cho ngành giáo dục đào tạo từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2015 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)