CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY TỈNH THANH HÓ A
2.2. Th ực trạng đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của huyện
2.2.5. M ột số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT kinh tế- xã hội huyện
2.2.5.2. K ết quả đạt được và những hạn chế trong ĐTPT từ NSNN ở huyện
Kết quả và thành tựu đạt được
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm của chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội huyện, sự giúp đỡ của trung ương, của tỉnh và sự đoàn kết, nhất trí vượt qua khó khăn của nhân dân các dân tộc trong huyện, kinh tế huyện trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được tăng cường, văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, quốc phòng- an ninh được giữ vững, ổn định, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông được đảm bảo.
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong các năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,1% tới năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,4%. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người ở mức 16 triệu đồng/người/năm, tới năm 2013 là 17,6 triệu đồng/người/năm, sang năm 2014 là 19,5 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng CN-TTCN- XDCB và DV- TM tăng, tỷ trọng Nông- Lâm- Thủy sản giảm. Năm 2012, ngành Nông- Lâm- Thủy sản chiếm tỷ lệ 42,85% tổng giá trị ngành kinh tế, Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng cơ bản chiếm 18,07%, Dịch vụ- Thương mại chiếm 39,08%. Tới năm 2014, tỷ lệ 3 ngành chiếm trong tổng giá trị ngành kinh tế tương ứng là 41,75%, 18,77%, 39,48%.
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đều tăng. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2012 là 1.001,24 tỷ đồng đến năm 2014 là 1.289,94 tỷ đồng. Trong Nông nghiệp, sản xuất trồng trọt đạt kết quả khá toàn diện; diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm đạt trên 18.000 ha, an ninh lương thực của huyện luôn được đảm bảo, năm 2012 tổng sản lượng lương thực 62 nghìn tấn, đến năm 2014 sản lượng đạt trên 64 nghìn tấn, năng suất cây trồng được nâng lên rõ rệt, giá cả các sản phẩm nông nghiệp có xu hướng tăng.Trong những năm qua, lĩnh vực sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề đã có sự chuyển biến tích cực, đến nay trên địa bàn huyện có 46 doanh nghiệp, 17 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, 65 cơ sở phơi sấy, sơ chế hàng nông sản sau thu hoạch, 24 cơ sở chế biến gỗ, 52 tổ mộc đóng đồ gia dụng và có khoảng hơn 1000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp về sản xuất cơ khí, sữa chữa điện tử, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 839,12 tỷ đồng. Năm 2014 doanh thu ngành vận tải là 55,79 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2012. Tổng doanh thu ngành bưu chính viễn thông là 34,75 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2012.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Năm 2014, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện là 120.266 triệu đồng, đạt 109,1% kế hoạch đặt ra, tuy mức này còn thấp nhưng so với trình độ kinh tế của huyện thì đó là mức khá tốt.
Trong năm 2014 tiếp tục theo dõi và hoàn thiện các công trình xây dựng còn dang dở, cụ thể: 9 công trình xây dựng dân dụng; 38 công trình giao thông; 8 công trình thủy lợi; 2 công trình y tế; 8 công trình trường lớp học; 5 công trình công sở UBND xã; 5 công trình nhà văn hóa và 1 công trình nước sạch tập trung. Ngoài ra còn có các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 5 công trình xây dựng nông thôn mới; 39 công trình trong chương trình 135; 3 công trình duy tu, bảo dưỡng 135; 5 công trình phát triển giao thông nông thôn và 24 công trình xây dựng khác nữa. Từ năm 2012 đến nayđã hoàn thành và nâng cấp, tu sữa trên 51 km đường nhựa; bê tông hóa 112 km đường liên xã; 135,95 km đường liên thôn; 177,1 km đường ngõ xóm, 96,76 km đường nội đồng; 165 km đường kênh mương nội đồng, xây dựng được 42 Nhà văn hóa thôn, 01 TTVH xã, 04 trụ sở xã, làm mới 02 hồ, 04 bãi, 10 công trình thủy lợi nhỏ,...huyện quản lý đã đầu tư xây dựng được trên 15 km đường nhựa, 02 nhà làm việc của UBND huyện, 01 nhà làm việc của Huyện ủy, trên 9 km kè chống sạt lở bờ sông,...
Về xây dựng nông thôn mới: Năm 2013 toàn huyện đạt được 9/19 tiêu chí/xã, có 04 xã (Cẩm Vân, Cẩm Tân, Cẩm Ngọc, Cẩm Tú) đạt 15/19 tiêu chí, xã Phúc Do đạt 14/19 tiêu chí, xã Cẩm Bình đạt 11/19 tiêu chí. Đến cuối năm 2014 phấn đấu toàn huyện đạt 11 tiêu chí/xã; dự kiến đến 2015 toàn huyện đạt bình quân 13 tiêu chí/xã trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận là Cẩm Tú, Cẩm Vân và Cẩm Ngọc. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, huyện, trong những năm qua cùng với sự đóng góp của nhân dân để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của nhân dân như: Nhà văn hóa, đường làng, ngõ xóm, kênh mương, trạm y tế, trường học...
Về giáo dục- đào tạo: Toàn huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ trong độ tuổi. Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của huyện đã đồng bộ về chất lượng. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 78,4%. Công tác xây dựng trường Chuẩn Quốc gia được quan tâm: tính đến cuối năm 2014, huyện Cẩm Thủy có
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
29 trường được công nhận đạt Chuẩn Quốc gia, đạt 46,7%. Tỷ lệ huy động trẻ đối với nhà trẻ đạt 24,5%, mẫu giáo đạt 96,8%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Huy động 100%
trẻ trong độ tuổi tiểu học ra lớp, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Quy mô mạng lưới trường, lớp, chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng cao. Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ cho phát triển sự nghiệp giáo dục, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Trong những năm qua luôn xếp thứ nhất, nhì trong 11 huyện miền núi.
Y tế: Ngành y tế đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường được triển khai thực hiện có hiệu quả, tiêm chủng mở rộng được tiến hành thường xuyên, ngăn ngừa có hiệu quả một số loại dịch bệnh phát sinh trên địa bàn. 100% các xã trong huyện có trạm y tế, số giường bệnh/bệnh nhân, số bác sĩ/ vạn dân qua các năm đều tăng lên. Cơ sở vật chất và chất chất lượng đội ngũ y bác sĩ luôn được quan tâm và nâng cao. Năm 2014, tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi giảm còn 0,02%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 26%.
Dân số: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012: 18,99%, sang tới năm 2013 giảm còn 17,21% và năm 2014 là 14,1%. 100% số hộ dân được dùng điện và dùng nước hợp vệ sinh.
Việc làm: Công tác giải quyết việc làm được chú trong và quan tâm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trên địa bàn huyện năm 2014 là 19,46% giảm 0,54% so với năm 2012. Số lao động có việc làm mới trong năm của năm 2012 là 4.930 người, của năm 2013 là 255 người, của năm 2014 là 1.170 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo gnheef so với tổng số lao động vào năm 2014 là 36,2%, tăng 8% so với năm 2012. Công tác xuất khẩu lao động được quan tâm, số lao động xuất khẩu trung bình hàng năm đạt từ 220 - 240 lao động.
Phúc lợi xã hội được quan tâm và nâng cao nhiều hơn như: Cấp bảo hiểm xã hội miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Có các chương trình tiêm phòng cho trẻ em. Có các chính sách, chương trình hỗ trợ,
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nâng cao mức sống dân cư như: chương trình 134, 135, làm nhà 167, chương trình nước sạch,...
Tóm lại: Nhờ đầu tư phát triển, trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện phát triển bền vững, ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Huy động nguồn lực, lợi thế địa phương để phát triển kinh tế xã hội. Tạo công ăn việc làm cho người dân, giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm dần tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng chuyển dịch của phát triển kinh tế. Nâng cao số lượng lao động có tay nghề, nâng cao trình độ khoa học, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong sản xuất. Cơ sở hạ tầng được tu sửa, nâng cấp, hoàn thiện, được chú ý đầu tư phát huy tác dụng, phục vụ tối đa nhu cầu của người dân trên địa bàn, là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai. Đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Người dân được chăm sóc sức khoẻ, được chữa bệnh, con em được phổ cập giáo dục đạt 100%, cuộc sống của nhân dân ngày một nâng cao, phúc lợi xã hội được nâng cao, bộ mặt nông thôn đang dần đổi mới.
Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém trong công tác đầu tư phát triển và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện:
Thu ngân sách chưa đủ chi ngân sách, thu ngân sách trên địa bàn còn ít, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách địa phương, đời sống người dân thuộc những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, bất cập, cần được các cơ quan chính quyền quan tâm nhiều hơn trong thời gian đến.
Kết cấu hạ tầng nông thôn luôn được tăng cường, làm mới, tu sửa, nâng cấp nhưng vẫn còn chậm, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có và khả năng phát triển của huyện.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Cơ cấu kinh tế chưa phát huy, khai thác hết các tiềm năng và thế mạnh của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa bền vững. Các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng - tài chính, bảo hiểm, y tế...chưa phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo và không đồng đều giữa các vùng, miền, đồng thời lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Hạ tầng giao thông nông thôn còn khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tình hình huy động vốn ĐTPT còn, ít chủ yếu là vốn từ nguồn NSNN và nguồn vốn tỉnh và trung ương đầu tư trực tiếp trên địa bàn, các nguồn vốn góp từ nhân dân, vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, ngoài ra phân bổ vốn ĐTPT không đồng đều giữa các ngành, địa bàn, ngành này tập trung đầu tư quá nhiều trong khi ngành khác lại quá ít, vốn chỉ tập trung nhiều vào thị trấn Cẩm Thủy, các xã xung quanh thị trấn và xã Cẩm Lương, điều này chưa thể hiện được rõ chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, trọng tâm cùng trọng điểm.
Vốn đầu tư ít nhưng đầu tư lại dàn trải diễn ra từ khâu kế hoạch tới khâu bố trí VĐT gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn và tài sản mà kết quả đầu tư lại kém hiệu quả.
Môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm đặc biệt là môi trường nước và không khí.
Công tác xuất khẩu lao động; giải quyết việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, chưa vững chắc. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống còn nhiều hạn chế và chưa mang lại hiệu quả cao.
Tham ô, hối lộ, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan vẫn còn xảy ra nhiều.
- Nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan:
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước phức tạp, chứa nhiều bất ổn nhất là giá cả, lạm phát…
Thời tiết diễn biến khó lường, mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh, dịch bệnh vẫn đang là nguy cơ thường trực, tác động lớn tới sự phát triển của cả huyện.
Cẩm Thủy là một địa phương có xuất phát điểm kinh tế thấp, tuy trong giai đoạn 2012-2014 đã có bước phát triển khá nhưng chưa bền vững, nguồn vốn đầu tư
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
còn hạn hẹp; thị trường chưa ổn định; thiên tai, dịch cúm gia cầm, bệnh dịch tai xanh, lở mồm long móng xảy ra ở một số nơi làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất, chăn nuôi. Cơ sở hạ tầng còn thấp, trình độ dân trí chưa đồng đều giữa các vùng miền. Cơ chế chính sách và pháp luật thiếu đồng bộ, dẫn đến những hạn chế trong chỉ đạo điều hành và quản lý của cấp huyện.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Việc cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng và triển khai kế hoạch của cấp trên chưa được triển khai cụ thể. Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội còn yếu kém.
Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chưa thiết thực, thiếu những giải pháp mang tính đột phá để khai thác các tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, thiếu căn cứ khoa học, thiếu chiến lược lâu dài và đôi khi chưa bắt kịp với xu thế của cả nước nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế huyện.Cải cách hành chính chưa thông thoáng, chính sách, bộ máy, thủ tục, chất lượng cán bộ chưa thật sự đáp ứng được nhiệm vụ đổi mới kinh tế, quản lý xã hội.
Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâm và tăng cường đúng mức, xử lý các vụ việc trong lĩnh vực đầu tư còn chậm trễ và chưa kiên quyết.
Sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương trong việc quản lý đầu tư xây dựng còn kém, chưa nhất quán và thiếu tính đồng bộ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA