Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Hương Trà
Có vị trí địa lý thuận lợi với địa hình đa dạng nhiều đất. Bên cạnh đó với lượng mưa phong phú, ánh sáng dồi dào, tổng diện tích ôn hòa cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, các loạicây ngắn ngày như: đậu, lạc…Mặt khác nguồn nước dồi dào phong phú, với độ ẩm tương đối thích hợp cho việc trồng trọt cũng như giúp thảm thực vật ở đây phát triển. Ngoài ra với vị trí địa lý thuận lợi có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh khác.
2.2.1.2. Về điều kiện kinh tế xã hội
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại ở Thị xã Hương Trà. Tình hình chính trị ổn định, đội ngũ cán bộ đoàn kếtthống nhất đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong tổ chức cũng như lãnh đạo và điều hành. Nhân dân đồng thuận là điều kiện thuận lợi, tạo thời cơ và động lực cho sự phát triển. Ngoài ra các điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng tương đối tốt cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển người dân ở đây.
2.2.2. Về số lượng trang trại ở Thị xã Hương Trà
Bảng 2.3: Số lượng trang trại ở Thị xã Hương Trà giai đoạn 2010-2014
Năm 2010 2014
Tiêu chí Số lương
(Trang trại) Tỷ lệ (%) Số lượng
( Trang trại) Tỷ lệ (%)
Tổng số 58 100 72 100
Trang trại sản
xuất lâm nghiệp 20 34,5 24 33.3
Trang trại chăn
nuôi 23 40 30 41.7
Trang trại nuôi
trồngthủy sản 15 25,5 18 25
(Nguồn: Phòng kinh tế Thị xã Hương Trà)
Đại học Kinh tế Huế
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ Số lượng trang trại ở Thịxã Hương Trà giai đoạn 2010-2014
( Nguồn: Phòng kinh tế Thị xã Hương Trà) Qua 5 năm, ta thấy số lượng trang trại trên Thị xã Hương Trà tăng đáng kể, tuy nhiên, theo thông tư 27/2011/BNNPTNT thì tính đến năm 2014 toàn Thị xã chỉ có 29 trang trại đạt tiêu chí, trong đó gồm 15 trang trại sản xuất lâm nghiệp, 9 trang trại chăn nuôi và 5 trang trại nuôi trồng thủy sản.
2.2.2.1. Vềquy mô trang trại
Quy mô trang trại ởThị xã Hương Trà rất đa dạng, với diện tích khác nhau. Diện tích trang trại nhỏ nhất là 1 ha, lớn nhất là 26 ha, với tổng diện tích là 549,9 ha, bình quân 18,96 ha/trang trại thể hiện ở bảng 2.4:
Bảng 2.4: Quy mô trang trại Thị xã Hương Trà năm 2014
STT Tiêu chí Tổng diện tích
trang trại(ha)
Bình quân mỗi trang trại(ha)
1 Trang trại sản xuất lâm nghiệp 487,5 32,5
2 Trang trại chăn nuôi 50,4 5,6
3 Trang trại nuôi trồng thủy sản 12 2,4
4 Tổng 549,9 18,96
( Nguồn: Phòng kinh tế Thị xã Hương Trà)
Đại học Kinh tế Huế
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.4 ta thấy đến năm 2014, trên địa bàn Thị xã Hương Trà kinh tế trang trại cũng khá phát triển với quy mô ngày càng mở rộng.
2.2.2.2. Về loại hình trang trại
Loaị hình trang trại ở Thị xã Hương Trà cũng khá đa dạng.
Về chủ thể quảnlý: 100% trồng trại do hộ tư nhân xây dựng tổ chức sản xuất.
Trong phân loại hình trang trại về thu nhập, Thị xã cũng căn cứ vào tồng vốn sản xuất với giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại. Điều đó được thể hiện ở bảng 2.5:
Bảng2.5: Tổng vốn sản xuất và giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại ở Thị xã Hương Trà năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Tiêu chí
Tổng số trang
trại
Tổng vốn sản xuất
Vốn bình quân
Giá trị sản lượng
hàng hóa
Giá trị sản lượng hàng hóa bình
quân
Tổng loại trang trại 29 30.850 1.063,79 52.425 1.807,75
Trang trại lâm nghiệp 15 13.500 900 18.225 1.215
Trang trại chăn nuôi 9 10.350 1.150 22.950 2.550
Trang trại nuôi trồng
thủy sản 5 7.000 1.400 11.250 2.250
( Nguồn:Phòng kinh tế Thị xã Hương Trà ) Nhìn vào bảng 2.5ta thấy tổngsố vốn sản xuất của các trang trại cũng khá lớn (30.850 triệu đồng), với tổng giá trị sản lượng hàng hóa đạt 52.425triệu đồng.Về tổng vốn sản xuất và giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại khác nhau cũng khác nhau. Toàn Thị xã có 29 trang trại và bình quân vốn sản xuất là 1.063,79 triệu đồng/trang trại với giá trị sản lượng hàng hóa bình quân là 1.807,75 triệu đồng/trang trại.
2.2.3. Tình hình các chủ trang trại ở Thị xã Hương Trà
Trên địa bàn Thị xã có nhiều trang trại với nhiều loại hình thức khác nhau nhưng tiêu biểu nhất vẫnlà ba loại hình trang trại sau:
2.2.3.1. Trang trại chăn nuôi
Mô hình này chủ yếu là chăn nuôi gà, heo, bò, vịt.
Trang trại chăn nuôi: Nhìn chung theo khảo sát và điều tra thì mô hình trang trại chăn
Đại học Kinh tế Huế
Tâm ở thôn Bình Toàn, xã Hương Bình lợi nhuận bình quân năm của trang trại là 230 triệu đồng/năm.
Mô hình trang trại của anh Nguyễn Hữu Tâm được thành lập từ năm 2007 đến nay đã được 8 năm. Quy mô diện tích là 4 ha, với 400 con heo, quy mô diện tích chuồng trại 100m2gồm 8 ô. Trung bình mỗi năm xuất chuồng là 3 lứa.
Về lực lượng lao động: Trang trại sử dụng thường xuyên là 5 người và ở thời vụ là 8 người.
Sản phẩm chăn nuôi vừa được tiêu thụ trên thị trường vừa cho Thị Xã Hương Trà vừa cho các tỉnh, huyện lân cận.
2.2.3.2. Trang trại lâm nghiệp
Trang trại lâm nghiệp chủ yếu là các cây công nghiệp như keo, tràm, mía.
Tiêu biểu là trang trại của ông Hồ Khả Bìnhở Hương Vân với tổng diện tích là 5,2ha.
Ngoài ra trang trại còn trồng mía, tràm đem lại thu nhập cao cho gia đình. Cụ thể trang trạithu nguồn lợi nhuận từ mỗi ha mía là 35-40 triệu đồng, mặc dù hiệu quả không cao hơn so với việc trồng keo tuy nhiên cũng góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Ngoài việc trồng các cây công nghiệp trang trại còn chăn nuôi gần 1000 con gia cầm.
Lao động thường xuyên của trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình gồm 6 người.
Ngoài ra trang trại có thuê nhân công vào những vụ thu hoạch chính. Trung bình mỗi năm gia đình thu về khoảng 90-120 đồng/ năm.
2.2.3.3. Trang trại nuôi trồng thủy sản
Nhìn chung trang trại thủy sản tập trung chủ yếu ở các xã như Hải Dương, Hương Phong. Các hộ ở đây đã tận dụng được nguồn đất và các điều kiện thuận lợi cho nuôi trồngthủy sản.
Điển hình là trang trại nuôi tôm của gia đình anh Nguyễn Viết Nho ở xã Hải Dương với diện tích gần 6ha, số vốn đầu tư 200-250 triệu đồng/ha chủ yếutừ gia đình. Trung bình lợi nhuận từ trang trại hằng năm đạt từ 250-300 triệu đồng. Ngoài việc nuôi tôm là chính thì trang trại còn nuôi các loại ba ba hay ếch.
Ngoài trang trại nuôi tôm thì ở Hương Phong còn có trang trại nuôi các Hồng mỹ của gia đình anh Đoàn Nhật Huy Sơn. Với diện tích ao hồ chiếm 5ha, cùng với số vốn đầu tư 1.200triệu đồng, bên cạnh nguồn vốn tự có của gia đình, trang trại gia đình anh còn được hội khuyến nông của Thị xã hỗ trợ một phần nguồn vốn.
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn chung các trang trại trên địa bàn thị xã phong phúđa dạng với nhiều loại hình:
chăn nuôi trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Các trang trại ở đây chủ yếu áp dụng phương tiện khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngoài ra các hộ trang trại chủ động được nguồn vốn tự có để trang trải và đầu tư cho quá trình sản xuất của trang trại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì trang trại của các hộ chưa thực sự phối hợp mô hình VAC vào trang trại của mìnhđể đạt được hiệu quả hơn.
2.2.4. Áp dụng khoa học công nghệ và nguồn vốn của các trang trại 2.2.4.1. Áp dụng khoa học công nghệ
Trước đây trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trang trại nói riêng đại đa số đều sử dụng phương tiện lao động còn thô sơ, lạc hậu: cày, cuốc với sức khỏe của trâu bò chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi nền trang trại càng được chú trọng hơn, công nghiệp hóa hiện đại hóa được thúc đẩy mạnh mẽ thì các trang trại được trang bị máy móc hiện đại, sử dụng máy cày, máy gặt trên diện tích rộng với sự vận chuyển bằng xe vận tải.
Ngoài ra các hộ gia đình thuộc trang trại lâm nghiệp đã áp dụng phương tiện tiên tiến để thực hiện ươm giống nhằm thúc đẩy cây trồng phát triển nhanh hơn tiết kiệm được thời gian hơn trước, rút ngắn được thời gian ươm giống, giảm nhẹ chi phí cho các khâu trong quá trình ươm cây giống. Hiện nay trên địa bàn Thị xã có các phòng hỗ trợ cây trồng vật nuôi và con giống cho cáchộ gia đình thực hiện kinh tế trang trại. Cụ thể tính đên thời điểm hiện tại toàn huyện đã được phòng khuyến nông hỗ trợ cây giống vật nuôi. Đối với những trang trại lần đầu sẽ được hỗ trợ hoàn toàn về cây giống, còn những trang trại lâu năm sẽ được tập huấn kỹ năng về cây trồng cũng như chăm sóc vật nuôi miễn phí. Bên cạnh việc hỗ trợ trang trại nguồn vốn các phòng khuyến nông còn hướng dẫn người dân các kỹ năng chiết cành và ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phát triển các trang trại lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Cho đến nay, tỷ lệ trang trại sử dụng máy bơm nước hơn 25% chủ yếu là các trang trại chăn nuôi.
Nhìn chung thấy các hộ trang trại đã sử dụng các áp dụng khoa học công nghệ tuy nhiên một số hộ áp dụng vẫn chưa đúng cách nên dẫn tới hiệu quả năng suất thấp vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.4.2. Nguồn vốn của các trang trại
Vốn là yếu tố đầu vào rất quan trọng không thể thiếu cho sản xuất, kinh doanh và đối với việc phát triển các trang trại cũng như vậy.
Nguồn vốn hiện tại đầu tư vào các trang trại chủ yếu là của các hộ nông dân tự có hoặc do các trung tâm, hội phụ nữ, các nguồn quỹ của dân cho các hộ trang trại vay, còn nguồn vốn từ ngân hàng tương đối thấp. Nhìn chung nguồn vốn huy động trong dân là đa phần còn lại một phần nhỏ là của ngân hàng hay các trung tâm hỗ trợ cho các hộ nông dân. Tính tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thị xã cụ thể ở các xã, phường có thành lập được trung bình mỗi phường có 3 quỹ tín dụng về nông lâm-thủy sản-chăn nuôi cụ thể. Qũy tín dụng nhân dân cơ sở được thành lập chủ yếu trên địa bàn xã, phường và chủ yếu ở nông thôn. Đối tượng tín dụng chính là các hộ sản xuất thành viên của quỹ, các hợp tác xã và trang trại. Các quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức hợp tác nhằm mục tiêu chính để tương trợ hỗ trợ lẫnnhau.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư cho các trang trại lớn nhưng vẫn không đáp ứng đầy đủ các trang bị kỹ thuật máy móc cho các trang trại, đặc biệt là trang trại thủy sản.
Qua thực tế cho thấy các trang trại còn gặpnhiều khó khăn trong vay vốn: lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn. Bên cạnh việc cấp giấy chứng nhận đất vẫn còn chậm. Mặt khác do chịu nhiều tác động của các chính sách phát triển từng vùng, từng địa phương mà các chủ trangtrại ít có cơ hội huy động vốn.
2.2.5. Tình hình sản phẩm và tiêu thụ của các trang trại 2.2.5.1. Sản phẩm
Từ thực tế, các trang trại trên địa bàn Thị xã cho thấy: với sự đầu tư của khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất của trang trại.
Đối với trang trại lâm nghiệp doanh thu các trang trại hằng năm đạt hơn 1 tỷ đồng hằng năm.
Các trang trại thủy sản đạt hơn 2 tỷ đồng với sản lượng: tôm, cá các loại nước mặn, ngọt.
Các trang trại chăn nuôi đạt gần 2tỷ đồng với các loại gia cầm như vịt, gà.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.5.2. Tiêu thụ các sản phẩm
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trong tỉnh Ngoài Tỉnh Nước ngoài
Sơ đồ: Sơ đồ kênh phân phốicác sản phẩm từ trang trại trên địa bàn Thị xã Hương Trà
Nhìn chung các sản phẩm của các trang trại sản xuất ra chủ yếu là do địa bàn tiêu thụ.
Đối với những sản phẩm như bò lợn, gà hay các loại gia cầm chủ yếu thị trường tiêu thụ chính là địa bàn Thị xã và các tỉnh lân cận. Các sản phẩm như tôm, cá được khách sạn, nhà hàng thu mua tận nơi hoặc được vận chuyển đến cơ sở chế biến rồi xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đến các tỉnh thành khác. Ngoài ra hằng năm số lượng cây trồng ở
Nhà Hàng
Bán Lẻ
Bán Lẻ Nhà
Hàng
Bán buôn ở các tỉnh
lâncận
Cơ sở chế biến trong
tỉnh
Thu Gom Lớn Thu Gom Nhỏ
CÁC SẢN PHẨM TỪ TRANG TRẠI
Đại học Kinh tế Huế
các trang trại lâm nghiệp được đưa tới các nhà máy sản xuất chế biến trong công nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại lượng cây keo cũng như cây tràm được các nhà máy lớn trong tỉnh cũng nhưngoài tỉnh thu mua tận nơi. Trung bình mỗi năm các nhà máy thu mua khoảng hàng nghìn tấn/ha đối với các loại cây trên.
Nhìn chung, các sản phẩm của các trang trại mặc dù năng suất chưa cao, nhưng vẫn đảm bảo các khâu và vẫn được tiêu thụ với số lượng lớn trên địa bàn và các tỉnh lân cận, có một số mặt hàng được xuất khẩu sang nước ngoài.
2.2.6. Hiệu quả sảnxuất kinh doanh của trang trại
Bảng2.6 : Tỷ suất lợi nhuận/chi phí và tỷ suất lợi nhuận/vốn qua 3 năm (Tính bình quân cho 1 trang trại)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Tổng doanh thu Triệu đồng 1.320 1.506 1.807,75
2. Tổng chi phí Triệu đồng 1.135 1276 1.507
3. Lợi nhuận Triệu đồng 185 230 300,75
4. Lợi nhuận/chi phí Lần 0,16 0,18 0,19
5. Lợi nhuận/vốn Lần 0,245 0,256 0,282
(Nguồn: Phòng kinh tế Thịxã Hương Trà) Biểu đồ2.6. Biểu đồchi phí, lợi nhuận bình quân
(Nguồn: Phòng kinh tế Thị xã Hương Trà) Năm 2012 một đồng chi phí bỏ ra thu được 0,16 đồng lợi nhuận, năm 2013 một đồng chi phí bỏ ra thu được 0,18 đồng lợi nhuận đến năm 2014 thì một đồng chi phí bỏ ra
Đại học Kinh tế Huế
thu được 0,19đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí qua các năm nhìn chung tăng đều vàổn định.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn tăng nhanh giai đoạn năm 2013-2014. Năm 2013 một đồng vốn bỏ ra thu được 0,256 đồng lợi nhuận thì đến năm 2014 ta thấy một đồng vốn bỏ thu được 0,282 đồnglợi nhuận. Điều đó cho thấy các trang trại sử dụng vốn rất có hiệu quả.