Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế trang trại của Thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế trang trại của Thị xã Hương Trà

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại

Đảng ta luôn xác định rõ nông nghiệp là nguồn vốn của quốc gia, vì vậy trong cương lĩnh chính trị đầu tiên (1930) Đảng ta đã nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đặt nông nghiệp lên trên mặt trận hàng đầu với khẩu hiệu: “ Người cày có ruộng”.

Chính vì vậy phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật và kinh nghiêm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững tạo việc làm và tăng thêm thu nhập khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó tiếp tục phát triển trên diện rộng không chỉ ở những vùng có nhiều đất, nhất là vùng đất trống đồi trọc, đất còn hoang hóa mà cònở ngay trên những vùng đất ít bằng thâm dụng lao động.

Mặt khác: Tôn trọng nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền vững, quátrình canh tác, trồng cây, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của trang trại không vì lợi ích trước mắt mà khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên, sử dụng tài nguyên đất, nước không chú trọng cải tạo hay chú ý lợi ích lâu dài để chục năm sau đất đai bạc màu ô nhiễm.

Coi trọng hiệu quả kinh tế của các trang trại khuyến khích làm giàu hợp pháp. Bên cạnh đó cần nhìn nhận một thực tế đó là một đại bộ phận nông dân rất kém linh hoạt thiếu nhạy bén trong cơ chế thị trường, vì thế nên thu nhập của người dân và nông thôn chậm cải tiến.

Vì lẽ đó mà nguồn vốn đầu tư, có kinh nghiệm và có năng lực bất kể thành phần kinh tế nào cũng được khuyến khích làm giàu từ sản phẩm nông nghiệp. Đảng và nhà nước ta có nhiều chính sách hỗ trợ nguồn vốn, cây trồng, vật nuôi cho các trang trại, bên cạnh đó còn đào tạo cán bộ quản lý, lao động, trợ giúp kỹ thuât, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ phát triển thị trường.

Đại học Kinh tế Huế

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tếxã hội

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2015 của Thịxã Hương Trà

Tiếp tục khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, từng lĩnh vực, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh té cao. Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội để cải thiện đời sống về mọi mặt của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế so với năm 2014 : 20,5% trong đó - Ngành dịch vụ tăng: 20-25,5%

- Ngành công nghiệp- Xây dựng tăng: 24-24,5%

- Ngành nông lâm thủy sản tăng: 3,4%

Cơ cấu ngành kinh tế của Thị xã phải đạt:

- Dịch vụ: 45%

- Công nghiệp- Xây dựng: 44%

- Nông- lâm- thủy sản: 11%

3.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2015 của Thị xã Hương Trà

- Về nông lâm ngư nghiệp: Tiếp tục khẳng định các cây chủ lực: khoai, sắn, lạc, quýt…Các loại con chủ lực: Trâu, bò, lợn, gà, vịt và thủy sản chủ lực: tôm,cá, các loại. Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng khoảng 3,4%

trong đó: ngành chăn nuôi tăng 7%, lâm nghiệp tăng 2%, thủy sản tăng 4% và trồng trọt tăng 2%.

- Dịch vụ: Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ cólợi thế, có giá trị gia tăng cao như tài chính- ngân hàng, du lịch, giao thông vận tải và các dịchvụ khác hỗ trợ kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn Thị xã theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo sự liên kết giữa sản xuất và dịch vụ, giữa các địa bàn và các đơn vị nhằm mở rộng

Đại học Kinh tế Huế

thị trường giao lưu hàng hóa và dịch vụ (giá cố định 2015 là 1.585 tỷ đồng), tăng 20-25% so năm 2014.

- Công nghiệp-Xây dựng: Chú trọng phát triển sản xuất công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ thiết bị đảm bảo nguyên tắc thân thiện với môi trường trên cơ sở những tiềm năng và lợi thế của địa phương. Dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng theo giá so với năm 1994 là 1.400 tỷ đồng (giá cố định năm 2010 là 2.070 tỷ đồng), tăng 24-24,5% so với năm 2014. Một số sản phẩm chủ lực của địa phương trong năm 2015 như: điện thương phẩm 450 triệu kwh, phân hữu cơ vi sinh 15.000 tấn, chai nhựa PET 17 triệu chai, 650 tấn bao bì PP và PE, ống cống thoát nước bê tông 80.000m dài, nhang Thái Hưng 4.500 thùng, may mặc 5 triệu sản phẩm.

3.1.3.Phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của Thị xã Hương Trà 3.1.3.1. Phương hướng phát triển chung của Thị xã Hương Trà

- Khai thác nguồn lực, tiềm năng đất đai, chuyển đổi cây trồng con nuôi trong các vùng, sản xuất chuyên canh, nâng cao chất lượng của sản phẩm.

- Tăng cường thời gian thuê đất lên 20 năm cho các hộ thực hiện công tác trang trại, khai thác lợi thê đồi đất rừng, đất hoang hóa để phát triển sản xuất trang trại cây nguyên liệu như: sắn, mía, dứa.

- Nâng cao giá trị sản xuất, lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đạt giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đạt giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích năm 2015 là 80-90 triệu đồng/1 ha.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, bán công nghiệp, quy hoạch mở rộng diện tích để phục vụ chăn nuôi.

3.1.3.2. Phương hướngphát triển kinh tế trang trại ở Thị xã Hương Trà

- Đẩymạnh phát triển trang trại nhằm phát huy lợi thế so sánh hiệu quả của từng vùng.

- Vùng gò đồi phát triển trang trại chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, trang trại tổng hợp.

Đại học Kinh tế Huế

- Vùng đồng bằng phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; trang trại cây hằng năm.

- Vùng nội thị phát triển trang trại trồng rau, hoa, cây cảnh.

- Vùng đầm phá phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản, thủy cầm.

- Trước mắt tiến hành quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại các xã vùng núi, vùng chuyển đổi cơ cấucây trồng tại phường Hương Xuân, Hương Chữ.

- Nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất của các gia trại hiện có đạt tiêu chí trang trại bằng liên kết, hoán đổi đất.

- Tập trung phát triển trang trại chăn nuôi để giảm áp lực do quỹ đất ngày càng thu hẹp đồng thời đạt mục tiêu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

- Phát triển mạnh các cây có giá trị cao ở vùng nộithị.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)