Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thị xã Hương Trà
2.3.1. Thành tựu
Cùng với xu thế phát triển chung của toàn thế giới, của đất nước, phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn của Thị xã Hương Trà, đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu đạt những thành tựu.
2.3.1.1. Về xã hội
Kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tạo tiền đề cho sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn. Ngoài ra trong những năm qua, số lượng trang trại tăng lên góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Trên toàn huyện đã xây mới hơn 1000 nhà bình quân mỗi nhà từ 100-120 triệu đồng. Cơ sở vật chất phục vụ các ngành y tế, văn hóa giáo dục được tăng cường lên so với các năm trước.
Kinh tếtrang trại trên toàn huyện đã tận dụng được nguồn lao động trên địa bàn. Nhìn chung nguồn lao động chủ yếu từ gia đình từ 4-6 người, ngoài ra các vụ mùa chính trang trại còn thuê thêm nhân công trên địa bàn. Việc phát triển trang trại giúp cho người dân nhận thức được: Muốn làm giàu thoát khỏi sản xuất manh mún nhỏ lẻ, tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phải gắn liền sản xuất và chế biến với hình thức liên kết trên địa bàn nông thôn. Thực hiện tốt kinh tế trang trại đã và đang từng bước giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn Thị xã Hương Trà.
Đồng thời việc phát triển kinh tế trang trại góp phần tận dụng nguồn vốn từ cáchộ dân cũng như nguồn vốn từ các trung tâm khuyến nông khuyến ngư ở Thị xã Hương Trà.
Tính đến thời điểm hiện nay nguồn vốn huy động trong các hộ gia đình từ 40-60 triệu đồng hằng năm đối với trang trại trồng rừng và 30-40 triệu đối với trang trại nuôi trồng thủy sản.
Đại học Kinh tế Huế
2.3.1.2. Về kinh tế
Kinh tế trang trại trên địa bàn Thị xãđã huyđộng được nguồn vốn trong nhân dân đầu tư vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại đã có những đóng góp vào thu nhập kinh tế Thị xã Hương Trà. Cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2010-2015) có nhiều chuyển biến tích cực từ mức 242.734 triệu đồng năm 2010 lên tới 447.543 triệu đồng ở quý 1 năm 2015. Và trong tương lai kinh tế trang trại tiếp tục đóng góp càng nhiều vào sự phát triển kinh tế của Thị xã. Sự phát triển của các trang trại trên địa bàn đãđưa kinh tế của Thị xã theo chiều hướng đi lên. Cụ thể trung bình mỗi năm sản lượng nông nghiệp tăng lên từ 3%-4%, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn Thị xã dần dần ổn định hơn những năm trước.
Mặt khác việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ đã góp phần tăng năng suất cho các trang trại. Cụ thể trên toàn huyện đã sử dụng gần 30 máy cày các loại vào các trang trại sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ cấy ghép cây trồng cũng đem lại hiệu quả và năng suất cao. Chính vì vậy đã nâng thu nhập bình quân trênđầu người góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện.
2.3.1.3. Về môi trường.
Dựa trên những tiềm năng vốn có của Hương Trà như nguồn đất đa dạng vàlượng mưa nhiều góp phần làm cho kinh tế trang trại ngày càng phát triển. Đồng thời việc trên địa bàn Thị xãđã phủ xanh hơn 120 ha đất trống tại các phường Hương Vân, xã Bình Điền, Hương Hồ. Bên cạnh đó hạn chế khả năng xói mòn đất, cụ thể việc trồng keo và tràm trên diện tích rộng đã góp phần vào quá trình chống xói mònđất và giữ nước.
Khai thác được những lợi thế và tiềm năng có sẵn trên địa bàn, phát triển kinh tế trang trại không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và phủ xanh đất trống đồi trọc. Đồng thời hạn chế khả năng xói mòn đất, khắc phục sự rửa trôi đất dinh dưỡng. Việc phát triển kinh tế trang trại làm cho tài nguyên đất ngày càng được bồi đắp dinh dưỡng nhiều hơn trước đây. Tính trung bình mỗi trang trại bồi đắp thêm dinh dưỡng cho đất sau vụ mùa khoảng 2 ha đối với trang trại cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực.Với hiệu quả của việc phát triển trang trại như trên đã và đang từng bước góp phần tạo cho môi trường ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực hơn trước.
Đại học Kinh tế Huế
2.3.2. Tồn tại hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đáng kể thì việc phát triển kinh tế trang trại còn tồn tại nhữnghạn chế:
- Trang trại của Thị xã phát triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng có sẵn của Thị xã. Các trang trại chưa tận dụng được những điều kiện vốn có như: về nguồn đất với diện tích đất rộng tuy nhiên việc sử dụng đất vẫn chưa đạt kết quả tốt.
- Chất lượng hiệu quả của các trang trại còn nhiều hạn chế.
- Nguồn vốn của các trang trại còn nhiều khó khăn, một số trang trại phải tự xoay vốn. Nhìn chung nguồn vốn đều từ các hộ trang trại là chủ yếu. Các trang trại còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, còn mang tính tự phát.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại ở Thị xã Hương Trà
2.3.3.1. Về đất đaivà giấy chứng nhận đất
Hiện nay tình trạng quy hoạch đất đai trên địa bàn Thị xãđang được quy hoạch nhanh chóng. Tuy nhiên trong quá trình quy hoạch đã không ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các trang trại trên địa bàn. Công tác di dời đất ở đây đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như quá trình sản xuất của mọi người.
Bên cạnh đó việc cấp giấy chứng nhận về kinh tế trang trại còn chậm cho đến nay vẫn còn các hộ chưa được cấp giấy chứng nhận là hộ trang trại.Cũng chính vì điều này mà khiến các hộ phát triển kinh tế trang trại không đầu tư vào kinh tế trang trại.
Công tác di dời đất, chỗ ở cho các nông dân cũng như các trang trại đã triển khai tích cực tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả cao. Mặt khác việc di dời đất thì công tác định cư cũng rất quan trọng, nhưng tính tới thời điểm hiện tại trên địa bàn chỉ có 30 hộ dân đã hoàn toàn táiđịnh cư cố định trên vùng đất mới yên tâm cho việc phát triển kinh tế trang trại trong khi đó còn hơn 40 hộ vẫn chưa yên tâm phát triển trang trại bởi vùng đất định cư của gia đình mình.
Ngoài khó khăn về đất đai trên địa bàn Thị xã thì việc cấp giấy chứng nhận đất về kinh tế trang trại còn nhiều hạn chế. Hiện nay tính đến giai đoạn đầu năm 2015 thì chỉ có 20 trang trại được cấp giấy chứng nhận đất theo tiêu chí loại 1 chiếm 27,8% còn lại những trang trại khác vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đất đai.
Đại học Kinh tế Huế
2.3.3.2. Về nguồn vốn
Nguồn vốn là điều quan trọng cho quá trình đầu tư các trang trại,là yếu tố rất cần thiết để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên số lượng vốn mà các trang trại được vay tương đối thấp, tính trung bình mỗi trang trại được vay từ 50-60 triệu đồng/trang trại đối với trang trại chăn nuôi, từ 60-70 triệu đồng đối với trang trại lâm nghiệp và 70-85 triệu đối với trang trại nuôi trồng thủy sản. Từ thực trạng cho thấy nguồn vốn đầu tư vào các trang trại chủ yếu là nguồn vốn tự có của gia đình, ngoài ra các trang trại còn được sự hỗ trợ nguồn vốn từ các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư,hay những quỹ tín dụng của các trangtrại hợp tác. Song nguồn vốn đầu tư vào các trang trại như trên tương đối còn thấp.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thị xã, các trang trại nhìn chung lượng vốn tích lũy ban đầu chủ yếu là nguồn vốn tự có trong gia đình. Cụ thể: Nguồn vốn cho các trang trại trung bình mỗi năm là 70 triệu đồng/trang trại.
Cũng chính vì nguồn vốn hạn hẹp nên các chủ trang trại chưa mạnh dạn đầu tư vào trang trại, đồng thời cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các hộ làm kinh tế trang trại.
2.3.3.3. Về khoa họccông nghệ và nguồn lao động
Việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế trang trại đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn Thị xã, cụ thể các trang trại ứng dụng khoa học công nghệ chưa cao,trung bình chỉ có 4-5 hộ sử dụng những thiết bị ứng dụng vào quá trình sản xuất.
Trên địa bàn toàn Thị xã có gần 300 loại máy phục vụ các trang trại. Chính vì việc không sử dụng máy móc vào quá trình sản xuất nên sản lượng của các trang trại chênh lệch rấtlớn.Cụ thể trang trại trồng cây ngắn ngày nếu cósử dụng công nghệ cho năng suất đạt từ 2-3 tấn/ha. Ngược lại những trang trại không sử dụng máy móc chỉ có năng suất từ 1-1,5 tấn/ha.Đối với những trang trại trồng cây công nghiệp ngắn ngày cóứng dụng công nghệ chiết, ghép cành cho năng suất tăng lên 2-3% so với những trang trại không áp dụng công nghệ mới. Do nguồn vốn thấp cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ chưa cao nên năng suất hiệu quả sản lượng chưa tốt.
Bên cạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế thì việc sử dụng nguồn lao động vẫn chưa hợp lý. Theo kết quả báo cáo của Đảng bộ Thị xã Hương
Đại học Kinh tế Huế
Trà, nhân lực lao động chủ yếu là từ các hộ gia đình. Đại đa số các trang trại gia đình tận dụng nguồn nhân lực trong gia đình chủ yếu từ 4-6 người/trang trại, ngoài ra các trang trại còn thuê nhân công từ bên ngoài thường từ 4-5 người/trang trại. Qua báo cáo cho thấy các trang trại vẫn chưa chú trọng vào nguồn nhân lực.
Mặt khác, hiện nay tại các trang trại trên địa bàn Thị xã nguồn lao động đại đa số là lao động trong gia đình là chủ yếu, các hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại đều sử dụng nguồn lao động vốn có ít thuê lao động từ bên ngoài.
Ngoài ra nguồn lao động trong gia đình chưa có trìnhđộ về chuyên môn, cũng như tay nghề nên đã gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thị xã nói chung và các hộ gia đình nói riêng.
Đại học Kinh tế Huế