Các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3.2. Các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn tới

Để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp tốt về đất.

Đối với các trang trại lâm nghiệp, đây là những trang trại cần diện tích đất đai lớn cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày. Cụ thể tính trung bình trên mỗi xã có 5-7 hộ gia đình trồng rừng cần tăng lên 4-5 hộ/năm. Nên các ban ngành cần tập trung tới các hộ gia đình lâm nghiệp.Vì vậy, Thị xã cần có chính sách quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả. Đồng thời điều chỉnh thu hồi sử dụng đất không hợp lý để giao quyền sử dụng đất cho các hộ trang trại.

Đối với những vùng miền thiếu đất sản xuất hoặc diện tích đất còn hạn hẹp cần tổ chức khai hoang đất chưa sử dụng để tạo ra nhiều quỹ đất sản xuất cho các hộ sản xuất cũng như phát triển trang trại.

Ở những trang trại nuôi trồng thủy sản cần có những chính sách phù hợp khuyến khích các trang trại này thường xuyên xử lý nguồn đất nhằm đem lại năng suất hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, ban quản lý đất đai Thị xã cần phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất của các trang trại. Nếu trường hợp nào vi phạm sử dụng đất, dùng đất không có mục đích hoặc ngoài mục đích phát triển trang trại thì cần nhanh chóngthu hồi đất lại

Đại học Kinh tế Huế

cho các hộ trang trại khác. Song song với việc thu hồi đất đai sử dụng sai mục đích, ban chỉ đạo Thị xã đang từng bước thực hiện giao khoán đất rừng cho các hộ lâm nghiệp không chỉ tăng hiệu quả kinh tế cho các trang trại, ngoài ra còn phủ xanh đất trống đồi trọc cho các vùng đồi trước đây. Tính đến năm 2014 trên địa bàn Thị xã đã cấp đất trồng rừng như: keo, tràmcho các hộ gia đìnhở các xã,phường.

Đất đai là nhân tố quan trọng cho sụ phát triển của trang trại, tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Vì vậy trước hết phải triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các chủ trang trại để họ yên tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

Việc chuyển đổi đất phải gắn liền với chuyển dịch đất đai xây dựng trang trại của các cấp Đảng ủy, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đây cũng là công việc khó khăn phức tạp nhưng là một giải pháp tốt để phát triển kinh tế trang trại. Cần thực hiện quy hoạch, phân vùng đất đai tránh tình trạng manh mún, phân tán đất đai, tạo điều kiện tập trung đất đai cho xây dựng và phát triển trang trại. Đồng thời đối với những vùng trung du miền núi cần thực hiện khai thác tối đa tiềm năng về rừng sẵn có.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý rừng và đất trên địa bàn nhằm thúc đẩy việc trồng rừng và phát triển trang trại của địa bàn Thị xã.

Cần lập kế hoạch cụ thể để khai thác cụ thể tận dụng tài nguyên chưa sử dụng, cải tạo đất xấu để đưa vào sử dụng.

3.2.2. Giảipháp về nguồn vốn

Để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh theo quy mô lớn, sản xuất ra nhiềusản phẩm cần phải có một nguồn vốn đầu tư. Chính vì vậy các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của các phường, xã cần phải có chính sách khuyến khích huy động vốn tự có trong dân cư đầu tư, phát triển mô hình kinh tếtrang trại với quy mô lớn hơn.

Ngay từ bây giờ Thị xã cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả nguồn vốn nhằm tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế trang trại, việc sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình sản xuất cây trồng vật nuôi của các trang trại sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Nhưng hiện nay nguồn vốn đầu tư cho các trang trại còn thấp, nguồn vốn từ các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các trang trại còn thấp.

Vậy để thực hiện tốt việc huy động các nguồn vốn trước hết các ban ngành liên quan cần cần phải đưa ra những chính sách hợp lý phù hợp yêu cầu của các tiêu chí kinh tế trang trại.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.3. Về nguồn lao động

Ngoài ra việc sử dụng nguồn nhân lực vào các trang trại vẫn chưa cao, vì vậy nguồn lao động sửdụng trong trang trại chủ yếu là thành viên trong gia đình. Tuy nhiên vào các vụ mùa chính ở các trang trại vẫn thường xuyên thuê nhân công từ bên ngoài. Chính vì những đặc điểm trên cho nên đối với nguồn lao động, UBND thị xã cần đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người dân và đồng thời thực hiện tốt nguồn lao động trong các trang trại. Vì vậy cần có những biện pháp cụthể như:

Thứ nhất, hỗ trợ thêm nguồn vốn trang trại để có chi phí thuê nhân công lao động từ 5- 10 người, từ đó giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời đối với những lao động được thuê mức lương cụ thể tùy theo công việc và ngày công cụ thể.

Thứ hai, cần có những chính sách ưu đãi đối với người lao động khi làm việc ở trang trại. Đồng thời chủ hộ trang trại cần phải đảm bảo y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Thứ ba, bên cạnh việc thực hiện các chế độ về sức khỏe cho người lao đông, chủ hộ cần đảm bảo mức độ tiền lương cho nhân công.Nếu thực hiện tốt được những việc làm trên sẽ đem lại hiệu quả tốt cho người lao động cũng như phát triển kinh tế trang trại.

Nguồn lao động được xem là lực lượng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Tuy nhiên, thực trạnghiện nay chất lượng nguồn lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh tế trang trại. Vì vậy, cần tập trung nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động, nâng cao trìnhđộ hiểu biết cho người dân là điều rất quan trọng.

Để thực hiện tốt công tác này ban chỉ đạo Thị xã cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông nhiệt tình có trách nhiệm cao. Cán bộ khuyến nông ngư cần tìm hiểu rõ đặc điểm tình hình của các trang trại trên địa bàn và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại.

Mở rộng các lớp đào tạo tập huấn về kinh tế trang trại để người dân có những hiểu biết nhất định về kinh tế trang trại.

Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người dân ở nông thôn. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng và trả công theo năng lực lao động trên cơ sở thỏa thuận với lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Về khoa học-công nghệ

Khuyến khích chủ trang trại đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, sử dụng ngày càng nhiều máy móc trong sản xuất. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển trang trại là điều quan trọng và rất cần thiết nhằm thúc đẩy, tăng năng suất hiệu quả kinh tế trang trại. Hiện nay thị xãđã có những chính sách khuyến khích các chủ trang trại đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, sử dụng nhiều máy móc trong quá trình sản xuất. Để thực hiện tốt ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất trước hêt cần phải có nguồn vốn cho các trang trại đầu tư thiết bị có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần mở lớp tập huấn sử dụng các công nghệ kỹ thuật. Bên cạnh việc sử dụng máy móc thiết bị vào các trang trại, cần hướng dẫn chi tiết cho người dân thực hiện công nghệ cấy ghép lai tạo giống vật nuôi. Cụ thể đối với loại cây ăn quả hoặc cây công nghiệp ngắn ngày khi sử dụng công nghệ chiết ghép cành cần có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

Ngoài ra cần mở lớp tập huấn cho người dân tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc chăm sóc vật nuôi cây trồng cũng như diệt trừ sâu bệnh cho các loại cây,phòng trừsâu bệnh cho các trang trại chăn nuôi, thủy sản.

Hiện nay trên địa bàn các huyện lân cận có sử dụng các loại cây trồng mới cho năng suất, hiệu quả kinh tế hơn, vì vậy cần phải mở lớp liên kết, học hỏi kinh nghiệm của các huyện khác.

Đưa tiến bộ kỹ thuật, những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất, đảm bảo sản phẩm sạch, chất lượng hiệu quả, giá thành rẻ.

Đồng thời tổ chức tham quan học hỏi các mô hình, công thức sản xuất mới để lựa chọn áp dụng vào địa bàn có hiệu quả.Lai tạo và sử dụng các loại cây mới cho năng suất và chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

3.2.5. Về thị trường tiêu thụ

Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển thì việc tìmđầura sản phẩm là rất quan trọng, cần thiết và cấp bách. Các cấp chính quyền cần tổ chức việc cung cấp thông tin thị trường, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra được thị trường tiêu thụ nhanh, kích thích sản xuất phát triển. Hiện nay trên địa bàn thị xã có các sản phẩm của trang trại làm ra phần lớn đều cung ứng thị trường trong huyện, tỉnh.

Đại học Kinh tế Huế

Các công ty lớn ở Quảng Trị và Quảng Bình sẽ thu mua tận gốc các nông phẩm. Chính việc thu mua tại các trang trại này đã giảm bớt một phần chi phí cho người dân trong quá trình sản xuất. Đối với những sản phẩm từ các trang trại nuôi trồng thủy sản được các nhà máy đông lạnh ở tỉnh hoặc các tỉnh lân cận thu mua tại gia. Mặc dù sản phẩm của các trang trại sản xuất đạt hiệu quả lớn về số lượng, thị trường rộng nhưng chưa đáp ứng được chất lượng. Tồn tại lớn nhất ở các trang trại chính là sản phẩm làm ra chưa được chế biến cònở dạng thô, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, chính vì vậy nguồn lợi nhuận bị hạn chế một phần nhỏ. Để nâng cao tiêu thụ cũng như mở rộng thêm thị trường cho các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, Thị xã cần phối hợp với các ban ngành mở rộng nâng cấp thị trườngtiêu thụ đồng thời xây dựng tốt các cơ sở chế biến các nông sản nhằm đem lại chất lượng cao hơn. Mặt khác Thị xã cần có chính sách cụ thể cho các nông phẩm trang trại làm ra, đánh mức thuế thấp nhất đối với trang trại nuôi trồng kết hợp.

Bên cạnh đó cần tập trung hỗ trợ đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới thị trường tiêu thụ, như việc đầu tư phát triển các cơ sở chế biến và tiêu thụ nông sản. Tạo sự liên kết giữa các thị trường, bên cạnh thị trường của Thị xã cần mở rộng thêm thị trường lân cận, mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh và thị trường nước ngoài.

3.2.6. Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Xây dựng cơ sở hạ tầng thường tập trung vào các công trình sau:

Về giao thông: Hoàn thành cơ bản việc xây dựng và nâng cấp hệ thống các tuyến đường giao thông quan trọng, huy động nhân dân làm giao thông nông thôn đảm bảo việc đi lại, giao lưu hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo phát triển.

Điện: Hiện nay mạng lưới điện quốc gia đã có trên toàn Thị xã, nhưng mạng lưới điện nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém dẫn đến hao phí do phụ tải quá lớn. Vì vậy Thị xã cần nâng cấp, đầu tư lại mạng lưới điện cho một số đại phương, đặc biệt là những địa phương có trang trại.

Thủy lợi và nước sinh hoạt: Cần phối hợp quản lý và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có để chủ động tưới tiêu. Đồng thời tranh thủ các nguồnvốn đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương…phấn đấu chủ động tưới tiêu được 65-75% diện tích đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra cần bảo vệ và phát huy tác dụng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đãđược đầu tư xây dựng trong nhiều năm qua. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Cần nâng cấp cải tạo các nhà máy chế biến như chế biến gỗ, các nhà máy đông lạnh.

3.2.7. Nâng cao trình độ chuyên môn của cácchủ hộ

Kỹ năng và thao tác để sử dụng khoa học công nghệ lẫn kỹ thuật trồng cây và chăn nuôi cóảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế trang trại.

Hiện nay, theo kết quả điều tra thì các chủ trang trại chưa có trìnhđộ chuyên môn lẫn thao tác kỹ năng để phát triển kinh tế trang trại. Chính vì vậy mà nâng cao trình độ chuyên môn cho các chủ hộ trang trại là điều rất cần thiết và cấp bách.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng cũng như kỹ thuật cho các chủ trang trại: kỹ năng phòng dịch bệnh cho các loại cây trồng cũng như vật nuôi.

Đồng thời liên kết học tập các chủ trang trại với vùng lân cận. Cụ thể các trang trại trên địa bàn huyện Quảng Điền, Phong Điền đãđem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời các trang trại này đã thành công trong việc ứng dụng thành tựu công nghệ khoa học, áp dụng lai tạo giống cũng như cấy ghép cây trồng. Chính vì vậy việc học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác rất quan trọng đối với các hộ trang trại trên địa bàn Thị xã.

3.2.8. Tăng cường côngtác quản lý của Nhà nước đối với kinh tế trang trại

Tổ chức quản lý là trách nhiệm của các cấp Đảng ủy, của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, của trạm khuyến nông. Đổi mới cơ chế quản lý để đưa trang trại hoạt động theo khuôn khổ và quy hoạch cụ thể.

Nâng cao năng lực và chất lượng tổ chức quản lý bằng việc mở các lớp tập huấn về kinh tế trang trại cho các cấp lãnhđạo và chủ trang trại.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý về đất đai và tài nguyên môi trường, tích cực phối hợp các cơ sở ban ngành cấp tỉnh tiến hành rà soát, kiểm tra phát hiện các dự án sử dụng đất sai mục đích, hoặc quá thời hạn luật cho phép.

Học tập và quán triệt các nghị quyết mà Đảng ủy đề ra cho quần chúng nhân dân và phải tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Đồng thời các ban ngành cần chú trọng chăm lo đời sống cho người dân trên địa bàn Thị xã.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)