PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.5. Nội dung công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
1.5.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp, kỹ thuật sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành.Căn cứ vào đặc điểm sản xuất,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế bao gồm:
a) Phương pháp giản đơn
Phương pháp tính giá thành giản đơn thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn,khép kín, tổchức sản xuấtnhiều sản phẩm, chu kỳsản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục. Theo phương pháp nàyđối tượng tập hợp chi phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành.
Tổng giá trịSPHT trong kỳ
=
CPSX dở dang
đầu kỳ +
CPSX phát sinh
trong kỳ -
CPSX dở dang cuối
kỳ
-
Các khoản làm giảm
chi phí Giá thành đơn vị SP =
Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
Trường hợp cuối kỳkhông có SPDD hoặc có ít và ổn địnhthì không nhất thiết phải xác địnhtrị giá SPDD cuối kỳvà lúc này tổnggiá thành sản phẩm cũng chính là tổngCPSX phát sinh trong kỳ.
b) Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn, sử dụng cùng loại vật tư nhân công, máy móc thiết bị để sản xuất ra một lúc nhiều loại sản phẩm và giữa các sản phẩm có quan hệ hệ số với nhau. Đối tượng tập hợp CPSX được chọn là từng nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm hoặc của quy trình. Với phương pháp này, kế toán sẽ phải căn cứ vào các hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm khác về loại sản phẩm chuẩn, từ đó xác định giá thành của từng loại sản phẩm.
Trình tựcủaphương pháp tính giá thành theo hệsố:
-Xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.
-Xác định hệ số quy đổi cho từng sản phẩm.
-Xác định tổng số sản phẩm chuẩn.
Tổngsố lượng sản phẩm chuẩn = Số lượng sản phẩm
i hoàn thành x Hệsốquyđổi của sản phẩm i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Xác định giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm chuẩn (hệ số = 1) Giá thànhđơn vịsản phẩm
chuẩn = Tổnggiá thành thực tế nhóm sản phẩm Tổngsản lượng sản phẩm chuẩn -Xác định giá thành đơn vị của từng sản phẩm.
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i = giá thành thực tế đơn vị SPC x hệ số quy đổi của sản phẩm i
-Xác địnhtổng giá thành của từng sản phẩm.
Tổng giá thành thực tế sản phẩm i = giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i x số lượng sản phẩm I hoàn thành.
c) Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Chi phí các sản phẩm này không thể quy đổi theo hệ số, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức để xác định giá thành từng loại sản phẩm.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm,đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm.
Phương pháp tính:
-Xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí.
-Xác định tổng giá thành định mức nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí.
Tổng giá thành định mức
nhóm sản phẩm = Số lượng sản phẩm i hoàn thành x
Chi phí định mức đơn vị sản
phẩm i -Xác định tỷ lệ tính giá thành của từng loại CPSX.
Tỷ lệ tính giá thành = Tổnggiá thành thực tế Tổng giá thành định mức -Tính giá thành đơn vị thực tế của từng sản phẩm.
Giá thành đơn vị thực tế sản
phẩm i = Chi phí định mức
đơn vị sản phẩm i x Tỷ lệ tính giá thành - Tính tổng giá thành cho từng sản phẩm.
Tổnggiá thành thực tế sản
phẩm i = Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm i x Số lượng sản phẩm i hoàn thành
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
d) Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần loại phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.
Tổng giá thành SP chính hoàn thành trong kỳ
=
CPSX dở dang
đầu kỳ +
CPSX phát sinh
trong kỳ -
CPSX dở dang
cuối kỳ -
Giá trị SP phụ thu hồi - Khi thu hồi sản phẩm phụ nhập kho thành phẩm hoặc nhập kho nguyên vật liệughi:
Nợ TK155 Hoặc Nợ TK152
Có TK 154Trị giá sản phẩm phụ.
Sau khi tính được tổng giá thành thực tế của một loại hay một nhóm sản phẩm chính, sẽ tiếp tục tính giá thành đơn vị sản phẩm bằng phương pháp giản đơn, phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ.
e)Phương pháp định mức
Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật hoàn chỉnh,phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có hệ thống hạch toán được thiết kế có khả năng cung cấp và phân tích thông tin nhanh nhạy đảm bảo được độ tin cậy cần thiết.
Công thức tính:
Giá thành
thực tế = Giá thành
định mức + Chênh lệch do
thay đổi định mức + Chênh lệch do thực hiện định mức
Chênh lệch do thay đổi sẽ được xử lý vào đầu kỳ kế toán nên giá thành thực tế có sự khác biệt so với giá thành định mức là do việc thực hiện định mức trong kỳ kế toán.
- Đầu kỳ căn cứ vào định mức tiêu hao của từng khoản mục để xác định giá thành định mức và phản ánh vào các tài khoản liên quan theo định mức tiêu hao đã được xác định theo lượng sản phẩm sản xuất.
- Trong kỳ,khi thực hiện có thể có những khoản mục vượt định mức, hoặc tiết kiệm so với định mức. Để theo dõi chênh lệch kế toán có thể mở các tài khoản kế toán
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
để ghi chép số vượt định mức hoặc tiết kiệm. Các tài khoản chi tiết này mở riêng cho từng khoản mục tương ứng vớiTK 621, 622, 627và cuối kỳ cũng kết chuyển sang TK 154 để xác định tổng chi phí vượt mức so với định mức và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
f) Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có qui trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau theo phương pháp phân bước.
* Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song (Phương pháp không tính giá bán thành phẩm):
Phương pháp này áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm chính. Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ,còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.
Phương pháp tính:
CPSX của mỗi giai đoạn được chia thành 2 nhóm:
- Chi phí nhóm 1 tham gia từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
- Chi phí nhóm 2 tham gia vào sản phẩm theo mức độ hoàn thành của sản phẩm (thường là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Ở mỗi giai đoạn tính lần lượt CPSX tham gia vào giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Sau đó tổng hợp các CPSX của tất cả các giai đoạn sẽ được giá thành thành phẩm.
* Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục (phương pháp có tính giá bán thành phẩm):
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng quy trình sản xuất phức tạp để sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều phân xưởng chế biến kế tiếp nhau,mỗi phân xưởng chế biến có chi phí sản xuất riêng và tạo ra bán thành phẩm. Bán thành phẩm của phân xưởng trước có thể được chuyển sang phân xưởng sau để tiếp tục chế biến hoặc có thể đem đi tiêu thụ hoặc nhập kho.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ,đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Công thức tính giá thành được mô tả qua sơ đồ sau:
+ + +
Trên đây là một số phương pháp tính giá thành mà các doanh nghiệp thường áp dụng, ngoài ra còn có một số phương pháp khác như phương pháp liên hợp, phương pháp cộng tổng chi phí…