Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát địa bàn thị xã Hương Thủy
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lí
Hình 1: Bản đồ thị xã Hương Thủy
Hương Thủy nằm về phía Đông Nam, sát thành phố Huế; có tổng diện tích tự nhiên 45.602,07 ha. Có tọa độ 16o29' vĩ bắc, 107o41 kinh đông.
- Phía Đông: giáp Huyện Phú Lộc.
- Phía Tây: giáp Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà và huyện A Lưới;
- Phía Nam: giáp huyện Nam Đông - Phía Bắc: giáp huyện Phú Vang.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Hương Thủy nằm tiếp cận phía nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đông nam đến Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía đông tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ phía tây đường quốc lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía đông và đông bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất:
Diện tích tự nhiên của thị xã là 45.602,06 ha. Diện tích đất sử dụng thể hiện qua bảng 1 và hình 2:
Bảng 1: Diện tích đất thị xã hương thủy năm 2015
STT Mục đích sử dụng Diện tích
(ha) Cơ cấu (%)
Diện tích tự nhiên 45.602,07 100
1. Nhóm đất nông nghiệp 33.726,12 74
1.1. Đất trồng lúa 3.399,88
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 3.283,78 1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 1.256,22
1.3. Đất trồng cây lâu năm 345,58
1.4. Đất rừng phòng hộ 10.706,88
1.5. Đất rừng đặc dụng 985,60
1.6. Đất rừng sản xuất 16.673,38
1.7. Đất nuôi trồng thủy sản 346,48
1.8. Đất nông nghiệp khác 12,10
2. Đất phi nông nghiệp 11.422,49 25
2.1 Đất ở 1.659,16
2.2 Đất chuyên dùng 9.763,33
3. Đất chưa sử dụng 453,46 1
(Nguồn:Ban địa chính thị xã Hương Thủy năm 2014)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng của Hương Thủy được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2: Biểu đồ sử dụng đất thị xã Hương Thủy năm 2014
Nhìn vào bảng 1 và hình 2 ta thấy diện tích đất của thị xã Hương Thủy được phân chia như sau:
Nhóm đất chiếm tỷ lệ cao nhất đó là nhóm đất nông nghiệp với tổng diện tích là 33.726,12 ha chiếm 74% diện tích đất của hị xã. Trong đó, diện tích đất trồng lúa chiếm 3.399,88 ha. Đất trồng cây hàng năm có diện tích là 1.256,22 ha, cây lâu năm là 345,58 ha và đất nông nghiệp khác 12,1 ha. Do đặc điểm địa hình có nhiều đồi núi nên phần đất chiếm diện tích lớn nhất đó là đất trồng rừng với tổng diện tích là 28.365,86 ha dùng để trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Nhóm đất thứ 2 là đất phi nông nghiệp so với toàn thị xã thì nhóm đất này chiếm 25% tổng diện tích đất với 11.422,49 ha. Trong đó đất ở là 1.659,16 ha và đất chuyên dùng là 9.763,33 ha.
Nhóm đất thứ 3 là đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1% trong tổng diện tích đất của thị xã với 453,46ha.
75%
24%
1%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
b. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong thị xã được lấy từ 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu trữ trong các ao, hồ, kênh mương, mặt ruộng. Ngoài ra còn có nguồn nước của các con sông được điều tiết qua hệ thống thủy nông cung cấp nước tưới cho đồng ruộng.
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn tài nguyên nước ngầm của Hương Thủy đã được điều tra thăm dò, nghiên cứu kỹ. Kết quả cho thấy ở vùng ven đồi, vùng đồng bằng, nguồn nước ngầm khá phong phú, nhất là vùng Phú Bài và các khu vực rìa đồi Bắc Nam. Tầng chứa nước chính nằm ở độ sâu khá lớn, từ 20 m trở xuống. Kết quả bơm thí nghiệm cho thấy tầng này giàu nước, nước nhạt, có ý nghĩa trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt một cách đều đặn, thường xuyên trong năm. Trữ lượng nước cung cấp ước tính trên 10.000 m3/ngày.
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế thể hiện sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực trong địa bàn. Là nhân tố và điều kiện để đánh giá sự lớn mạnh của một vùng. Điều kiện về kinh tế của thị xã Hương Thủy biến động qua 3 năm được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Tình hình về kinh tế thị xã Hương Thủy năm 2013 - 2015
STT Ngành
Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng)
So sánh (%)
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
1 Nông nghiệp 12.536 12.423 12.130 -0,9 -2,36
2 Công nghiệp – xây dựng 752 954 1.140 16,86 19,49
3 Dịch vụ 304 450 594,5 48,03 32
4 Tổng thực hiện 13.690 13.827 13.864,5 1 0,27
(Nguồn: Ban thống kê UBND thị xã Hương Thủy)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Qua bảng số liệu 2 ta thấy:
Cơ cấu kinh tế của thị xã Hương Thủy có 3 ngành kinh tế chính là nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ với tổng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm.
Năm 2013 với tổng giá trị là 13.690 tỷ đồng đến năm 2014 tăng lên 13.827 tỷ đồng (tăng 1%), đến năm 2015 tổng giá trị đạt 13864,5 tỷ đồng so với năm 2014 thì vẫn tiếp tục tăng (tăng 0,27%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Ngành nông nghiệp có tổng giá trị sản xuất lớn nhất. Năm 2013 đạt 12.536 tỷ đồng đến năm 2014 giảm còn 12.423 tỷ đồng (giảm 0,9%), đếnn năm 2015 giảm còn 12.130 tỷ đồng (giảm 2.36%) so với năm 2014.
Ngành công nghiệp xây dựng với tổng giá trị mang lại trong năm 2013 là 752 tỷ đồng và có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2014 đạt 954 tỷ đồng (tăng 16,86%) so với năm 2013, năm 2015 đạt 1.140 tỷ đồng (tăng 19,49%) so với năm 2014.
Và cuối cùng là ngành dịch vụ với tổng giá trị sản xuất trong năm 2013 là 304 tỷ đồng đến năm 2014 đạt 450 tỷ đồng (tăng 48,03%), năm 2015 đạt 594,5 tỷ đồng (tăng 32%) so với năm 2014.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi đối với công cuộc CNH – HĐH.
2.1.3. Điều kiện về xă hội
Thị xã Hương Thủy hiện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 05 phường (Phú Bài, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương), 07 xã (Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Tân, Thủy Phù, Phú sơn, Dương Hòa).