Kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã hương thủy – tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 42 - 45)

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. Đánh giá thực trạng theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

2.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

Đây là chỉ tiêu quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Tình hình kinh tế và tổ chức sản xuất trong quá trình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hương Thủy đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí nằm trong nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất đạt hay không đạt so với tiêu chí về nông thôn mới, nằm trong bộ tiêu chí MTQG xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng 14 sau đây:

Bảng 14: Kết quả đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới của nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất tính đến 30/06/2015

Tên xã

Tiêu chí

Thu nhập Hộ nghèo lao động Hình thức tổ chức sản xuất

Thủy Thanh Đạt Đạt Đạt Đạt

Phú Sơn Đạt Chưa đạt Đạt Đạt

Thủy Phù Đạt Đạt Đạt Đạt

Thủy Tân Đạt Đạt Đạt Đạt

Thủy Bằng Đạt Đạt Đạt Chưa đạt

Dương Hòa Đạt Đạt Đạt Đạt

(Nguồn: Ban thống kê UBND thị xã Hương Thủy, năm 2015) Đánh giá chung:

Nhìn vào bảng 16 ta thấy: Nhìn chung nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất thực hiện rất tốt cho đến thời điểm hiện tại. Tất cả các xã đều đạt tiêu tiêu chí thu nhập và cơ cấu lao động. Về tiêu chí hộ nghèo thì có xã Phú sơn chưa đạt tiêu chí này vì là một xã vùng núi còn nhiều khó khăn về điều kịnh kinh tế. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất thì chỉ có xã Dương Hòa là chưa đạt.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Đánh giá cụ thể:

Tiêu chí thu nhập:

Yêu cầu của tiêu chí là: Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh Thừa Thiên Huế (Năm 2013: 15 triệu đồng; Năm 2014: 17 triệu đồng; Năm 2015: 18 triệu đồng).

Các dự án phát triển sản xuất luôn được thị xã quan tâm nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân:

- Từ nguồn vốn trực tiếp của Chương trình(Ngân sách Trung ương, tỉnh):

+ Năm 2012, phân bổ 300 triệu đồng đầu tư cho 3 xã, xây được 41 mô hình.

Trong đó: 15 mô hình trồng hoa và 26 mô hình nuôi gà ta thả vườn. Các mô hình thực hiện hiệu quả tương đối cao, mô hình lãi cao nhất lợi nhuận 15 triệu đồng, bình quân lợi nhuận 7-8 triệu đồng/mô hình. Riêng mô hình trồng hoa hiệu quả không cao do đây là cây trồng mới đòi hỏi sự chăm sóc công phu lại trồng ở vùng đồi nên gặp nhiều khó khăn.

+ Năm 2013, phân bổ 330 triệu đồng đầu tư cho 2 xã điểm để thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lúa chất luợng 25 ha BT7 ở xã Thuỷ Thanh, năng suất bình quấn đạt 60tạ/ha, đầu tư 92 triệu đồng và cánh đồng mẫu giống lúa HT1 ở xã Thuỷ Tân thực hiện trong vụ Hè Thu sớm 25 ha, năng suất lúa tươi nhập cho Cty CP giống cây trồng, vật nuôi tỉnh 64 tạ/ha đầu tư 121 triệu đồng; đầu tư 20 mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn, 15 mô hình cải tạo vườn cây thanh trà. Các mô hình đều đạt hiệu quả cao, nhất là mô hình cánh đồng mẫu lúa giống và cánh đồng mẫu lúa chất lượng thu nhập tăng gấp 1,5 lần so với sản xuất bình thường.

+ Năm 2014, phân bổ 450 triệu đồng để đầu tư cho các xãThuỷ Bằng 12 mô hình nuôi gà ta thả vườn, kinh phí 60 triệu đồng, 10 mô hình nuôi cá nước ngọt, kinh phí 60 triệu đồng.Xã Thuỷ Thanh mô hình nuôi cá 3,3 ha, kinh phí 60 triệu đồng, hỗ trợ 100 triệu đồng để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gạo ngon Thủy Thanh cho HTX Thuỷ Thanh 2. Xã Thuỷ Tân mô hình nuôi dê 5 hộ, kinh phí 75 triệu đồng. Xã Phú Sơn mô hình nuôi dê 4 hộ, kinh phí 50 triệu đồng, mô hình nuôi gà ta và gà đá lai thả vườn 09 hộ, kinh phí 45 triệu đồng. Nhìn chung các mô hình phát triển tốt và đạt hiệu quả cao.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

+ Năm 2015, phân bổ 500 triệu đồng, cho các xãThuỷ Bằng, mô hình nuôi bò lai và nuôi dê bán thâm canh, kinh phí 140 triệu đồng;Thuỷ Thanh mô hình nuôi cá thát lát, cá lóc, kinh phí 25 triệu đồng; Thuỷ Tân mô hình nuôi cá thát lát, cá lóc, kinh phí 25 triệu đồng; Phú Sơn mô hình nuôi bò lai và nuôi dê bán thâm canh, kinh phí 180 triệu đồng; Thuỷ Phù mô hình nuôi bò lai và nuôi dê bán thâm canh, kinh phí 130 triệu đồng. Hiện nay các mô hình đã triển khai thực hiện.

- Các mô hình do trung tâm khuyến nông tỉnh đầu tư:

+ Mô hình nuôi cá Điêu hồng cho 2 hộ ở Thủy Bằng, kinh phí đầu tư 19,004 triệu đồng;

+ Mô hình nuôi chim Bồ câu Pháp cho 01 hộ ở Thủy Bằng, kinh phí đầu tư 15,450 triệu đồng.

+ Mô hình nuôi gà ta trên đệm lót sinh học ở xã Thủy Thanh, kinh phí đầu tư 25 triệu đồng;

+ Mô hình nuôi cá chạch ở Thủy Phù 01 hộ, kinh phí 20 triệu đồng

+ Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học cho 7 hộ ở xã Thủy Thanh, kinh phí 93 triệu đồng.

+ Các mô hình trên đều có hiệu quả tốt và đã nhân rộng nhiều hộ chăn nuôi khác trên địa bàn các xã.

- Vốn sự nghiệp kinh tế và phát triển kinh tế vùng gò đồi

+ Trong 5 năm qua từ nguồn ngân sách thị xã đã đầu tư 7.673 triệu đồng để xây dựng các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi như mô hình trồng 5 ha cây cao su, cải tạo vườn thanh trà cho 20 hộ, trồng mới 4 sào tiêu, trồng cây lồ ô làm nguyên liệu, chăn nuôi gà thả vườn, nuôi dê, bò v.v… các mô hình đều có hiệu quả và đã nhân rộng cho nhiều hộ khác.

- với nhứng hình thức đầu tư như vậy đã nâng cao được thu nhập của người dân và giúp người dân cải thiện đời sống vật chất cũng như là tinh thần. Chính vì vậy mà các xã đều đã đạt được tiêu chí về thu nhập.

Tiêu chí hộ nghèo:

- Yêu cầu của tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã ở dưới mức 5% số hộ toàn xã.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Từ nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là nguồn vốn của nhân dân và của các HTX nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, đã thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển, đã nâng thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 11.599.568 đồng/người, đến nay thu nhập bình quân đầu người chung cho 6 xã đạt 29.520.000 đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay ở 5 xã Thuỷ Thanh, Thuỷ Tân, Thuỷ Phù, Thuỷ Bằng, Dương Hoà dưới 5%, riêng xã Phú Sơn còn 7%. Chính vì vậy mà các xã đều đạt chuẩn nông thôn mới vế tiêu chí hộ nghèo, riêng xã Phú Sơn chưa đạt được tiêu chí này và sẽ phấn đấu đạt trong những năm tới.

Tiêu chí lao động:

- Yêu cầu của tiêu chí là: Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động đạt từ 90% trở lên (theo Quyết định số 342/QĐ-TTg).

- Một điều kiện thuận lợi trên địa bàn thị xã Hương Thủy là có khu công nghiệp Phú Bài, giải quyết được rất nhiều nhu cầu việc làm cho người dân sinh sống trên địa bàn thị xã Hương Thủy, số còn lại cũng hoạt động nhiều công việc khác như làm nông, làm rừng,… chính vì vậy mà tiêu chí về lao động của các xã được thực hiện một cách dễ dàng. Tất cả các xã đều đạt được tiêu chí này.

Tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất:

- Yêu cầu của tiêu chí: Xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.

- Các xã đều đã đạt tiêu chí này, riêng xã Thủy Bằng là chưa đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã hương thủy – tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)