Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân
- Chương trình được triển khai tổ chức thực hiện trong thời điểm thế giới và trong nước đang suy thoái kinh tế, nên nguồn vốn bố trí và nguồn vốn huy động còn hạn chế, chưa tương xứng với mục tiêu, nội dung của Chương trình đề ra.
- Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, một phần do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả nông sản phẩm không ổn định. Các HTX nông nghiệp trên địa bàn tuy đã tập trung cơ giới hóa, mở rộng nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, giảm dần chi phí trong dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế khác; phần lớn các HTX chưa tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân, chưa giải quyết được việc làm cho xã viên HTX. Công tác đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế.
- Vấn đề huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế, nhất là từ các doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng, nội lực đóng góp từ người dân; một số địa phương chưa chủ động trong huy động nguồn lực để đầu tư XDNTM mà còn trông chờ vào ngân sách nhà nước nên chậm phát triển... một số tổ chức, đoàn thểchưa tích cực tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm còn thấp, chưa đều ở từng lĩnh vực, tỷ trọng nông nghiệp còn cao. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi so với yêu cầu còn chậm.
- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, chưa thu hút vốn đầu tư, chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu kinh tế.
- Hoạt động thương mại dịch vụ tuy có phát triển nhưng mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu trong trao đổi mua bán giữa người dân.
- Giao thông: Những năm qua với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm nhiều tuyến đường liên xã, ấp đã được bê tông hóa, nhựa hóa. Tuy nhiên cũng còn nhiều tuyến đường cần phải được đầu tư xây dựng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Thủy lợi: Nhiều tuyến kênh nội đồng đã bồi lắng chưa được nạo vét kịp thời để bơm tưới nước phục vụ sản xuất vẫn còn tồn tại trên địa bàn các xã.
- Trường học: Những năm qua mặc dù đã được đầu tư xây dựng nhiều, những vẫn còn những điểm trường phòng học và các trang thiết bị xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Đặc biệt là ở xã Phú Sơn.
- Hoạt động của các hợp tác xã vẫn chưa thực sự tốt, chưa phát huy được tinh thần đoàn kết. Chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.
- Về đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong những năm qua đã từng bước được cải thiện, nhà ở, các phương tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được mua sắm ngày càng nhiều, tích cực tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên một bộ phận dân nghèo đời sống gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng vốn vay xóa đói giảm nghèo hiệu quả thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa vững chắc, một bộ phận có khả năng tái nghèo.
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa thực sự cao.
2.4.2. Nguyên nhân của những khó khăn
- Một là: Trong sản xuất nông nghiệp tuy có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng vẫn mang tính chất nhỏ lẽ thiếu bền vững. chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong có cấu kinh tế chưa đáp ứng như cầu giải quyết việc làm tại chổ cho nông dân và người
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
lao động. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ chưa được đầu tư nhiều để đáp ứng cho yêu cầu cho sự phát triển.
- Hai là: Xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi thiếu đồng bộ.
- Ba là: Trình độ dân trí còn thấp, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm còn nhiều bất cập, chất lượng cuộc sống về vật chất, tinh thần của người dân chưa thực sự cao. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững.
- Bốn là: Do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả thị trường diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhất là hàng hóa sản xuất nông nghiệp, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.
- Năm là: Sự chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền trên một số lĩnh vực chưa tập trung, đôi lúc còn lúng túng, bị động chưa tháo gỡ kịp thời. Trình độ năng lực của cán bộ ở một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu được giao. Vai trò tham mưu của các ngành, của cán bộ chuyên môn chưa theo kịp yêu cầu phát triển xã hội.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế