PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Phương pháp theo dõi
3.5.1. Tỷ lệ hao hụt
Được xác định bằng mắt thường, loại bỏ những quả bị hỏng.
3.5.2. Xác định hàm lượng acid tổng số
Xác dịnh hàm lượng acid tổng số bằng phương pháp trung hòa
- B1: Nghiền nhỏ 3 – 5 g mẫu trong cối sứ, sau đó chuyển sang bình tam giác 250ml thêm nước sao cho đạt thể tích dung dịch là 150ml. Đun 30 phút cách thủy ở trên bếp ở nhiệt độ 80 – 900C, thỉnh thoảng lắc. Khi dung dịch đã nguội, lọc qua giấy lọc vào bình định mức 250ml, lên thể tích tới vạch nước cất.
- B2: Lấy 50ml dịch lọc cho vào bình tam giác, cho thêm vào đó từ 1 – 2 giọt Phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng NaOH 0,1N cho tới khi xuất hiện màu hồng.
- B3: Tính kết quả
a.0,0067.T.V
X(%) =
vc
Trong đó:
a: số ml NaOH 0,1N cần để chuẩn độ
0,0067: số gam acid tương ứng với 1ml NaOH 0,1N T: hệ số điều chỉnh đối với NaOH 0,1N
V: Tổng thể tích dung dịch chiết v: số ml dung dịch lấy để chuẩn độ c: khối lƣợng mẫu (g)
41
3.5.3. Đo hàm lương chất khô tổng số
Nghiền nhỏ 5g mẫu, thêm 50ml nước cất ta được dung dịch mẫu. Nhỏ 1-2 giọt dung dịch mẫu lên máy chiết quang kế, đậy mặt kính và quan sát bằng mắt thường.
Với a là chỉ số quan sát đƣợc
Hàm lƣợng chất khô = a.2
3.5.4. Xác định hàm lượng đường tổng số - B1: Xử lý nguyên liệu
Cân 5g mẫu trong cốc 100ml, dùng 50ml nước cất nóng 400C pha loãng và chuyển toàn bộ vào bình định mức 250.
Đun cách thủy trên bếp ở 80 – 900C trong thời gian 30 phút. Sau khi nguội, -thêm 5 – 6ml acetate chì lắc đều và thêm nước tới ngấn bình rồi đem lọc.
Lấy 100ml dịch lọc trong cho vào bình định mức 250, thêm 5ml Na2HPO4 10%. 5ml oxalate kali 5%, lắc đều và thêm nước cất tới mức 250 rồi đem lọc.
Lấy 100ml dịch lọc lần 2 cho vào bình tam giác 250 thêm 10ml HCl đậm đặc, đun ở 700C trong 5 phút, sau đó làm nguội.
Cho 2 – 3 giọt phenolphthalein và trung hòa bằng NaOH 10N tới khi đổi màu. Thêm nước cất tới ngấn bình.
- B2: Xác định hàm lượng đường bằng phương pháp Bectrand
Đong 20ml Fehling A + 20ml Fehling B + 20ml dung dịch đường.
Đặt lên bếp điện đun sao cho 3 – 4 phút sau thì sôi, cho sôi thêm 3 phút nữa, làm nguội.
Đem lọc qua phễu xốp rồi rửa nhiều lần bằng nước cất nóng 70 – 800C
Dùng 25ml Fe2(SO4)3 để hòa tan oxit đồng, rồi cũng rửa 2 – 3 lần bằng nước cất nóng.
Chuẩn độ dung dịch bằng KMnO4 0,1N tới khi xuất hiện màu hồng.
42 - B3: Tính kết quả
Khối lƣợng đồng
mgcu = VKMnO4 ×6,36
Từ khối lượng đồng thu được tra bảng Bectrand tìm ra lượng đường có trong 20ml dịch thí nghiệm gọi là a.
Hàm lượng đường trong mẫu được tính theo công thức:
Trong đó:
X: là hàm lượng đường trong mẫu thí nghiệm.
m: với điều kiện và trường hợp thí nghiệm trên m là số mật rỉ tham gia trong thí nghiệm:
3.5.5. Xác định hàm lượng vitamin C
Chuẩn độ vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ Iốt
Cho vào cốc sứ 2 gam nguyên liệu và một ít HCL 2%, tiếp tục nghiền.
Sau đó lấy nước chiết trong, lặp lại tương tự 3 – 4 lần. Dùng 10ml HCL tráng cối và chày sứ có cả bã sang bình định mức 50ml, lên thể tích bằng nước cất
Đặt bình định mức trong bóng tối khoảng 10 phút, cho lƣợng vitamin C trong ngyên liệu đƣợc hòa tan hoàn toàn, lọc lấy dịch trong. Lấy 10ml dịch lọc trong cho vào bình tam giác 100ml. Thêm vào 10 giọt tinh bột 0,5%, lắc nhẹ, dùng I2 0,01N chuẩn độ đến khi dung dịch xuất hiện màu xanh lam nhạt là đƣợc.
Hàm lƣợng vitamin C đƣợc tính theo công thức X (mg%) = a.V.0,00088.100.1000
v.c
43 Trong đó:
X: Hàm lƣợng vitamin C có trong nguyên liệu (mg%) a: Số ml I2 0.01N dùng chuẩn độ
V: Thể tích toàn bộ dịch chiết
c: Khối lƣợng nguyên liệu đem phân tích
0,00088: Số gam vitamin C tương ứng với 1ml I2 0,01N
44 PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới nguyên liệu
4.1.1. Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng acid hữu cơ tổng số trong quá trình bảo quản cam
Acid hữu cơ tổng số là thành phần quan trọng trong quả cam, dựa vào sự thay đổi của hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số chúng ta có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của các chế độ tiền xử lý trong quá trình bảo quản. Kết quả sự thay đổi hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số đƣợc trình bày ở bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng acid tổng số trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày Các chế độ tiền xử lý
ĐC CĐ1 CĐ2 LSD
0 1,64a 1,64a 1,64a 0,05
10 0,66b 1,09a 1,35a 0,05
20 0,51c 0,95b 1,06a 0,05
36 0,45c 0,72b 0,83a 0,05
40 0,43c 0,71b 0,82a 0,05
Qua bảng 4.1 ta thấy trong quá trình bảo quản hàm lƣợng acid tổng số giảm dần, từ hàm lƣợng acid tổng số của cam nguyên liệu là 1,64016%, sau 20 ngày hàm lƣợng acid tổng số tại ĐC giảm còn 0,518%; tại CĐ1 giảm còn 0,951%; tại CĐ2 giảm còn 1,065% và sau 40 giảm còn ngày lần lƣợt là:
0,43%, 0,71%, 0,82% . Hàm lƣợng acid tổng số giảm là do trong quá trình bảo quản cam vẫn tiếp tục hô hấp. Trong quá trình hô hấp này cam sử dụng axit hữu cơ để duy trì. Ngoài ra axit hữu cơ trong cam giảm là do nó tham gia
45
vào quá trình decacboxyl hóa. Vì vậy thời gian bảo quản càng tăng thì hàm lƣợng axit hữu cơ của cam giảm dần.
Sau 40 ngày bảo quản, hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số còn lại của cam ở ĐC thấp hơn hẳn so với các công thức còn lại (mức α=0,05). Giữa CĐ1 và CĐ2 thì hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số ở CĐ2 cao hơn CĐ1. Nhƣ vậy các chế độ tiền xử lý có ảnh hưởng tới hàm lượng acid tổng số của cam trong quá trình bảo quản.
4.1.2. Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng vitamin C trong quá trình bảo quản cam
Vitamin c là một thành phần hết sức quan trọng đối với con người và cam có chứa nhiều vitamin C. Vì vậy tôi tiến hành theo dõi sự biến đổi của hàm lượng vitamin C trong quá trình bảo quản cam từ ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý. Kết quả của quá trình theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 4.2 nhƣ sau:
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng vitamin C trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày Các chế độ tiền xử lý
ĐC CĐ1 CĐ2 LSD
0 45,87a 45,87a 45,87a 0,05
10 36,30c 41,80a 39,60b 0,05
20 31,57c 38,50a 37,40b 0,05
36 27,50c 33,21a 30,80b 0,05
40 25,30c 31,90a 29,70b 0,05
Qua bảng 4.2 ta có thể thấy thời gian bảo quản càng dài thì hàm lƣợng vitamin C càng giảm thấp hơn so với ban đầu. Hàm lƣợng vitamin C trong cam nguyên liệu là 45,87% và sau 40 ngày bảo quản thì giảm xuống còn
46
25,30% ở mẫu ĐC, 31,90% ở CĐ1 và 29,70% ở CĐ2. Sự hao hụt này là do vitamin C rất dễ bị oxi hóa dưới sự xúc tác của enzym ascorbinase.
So sánh hàm lƣợng vitamin C của các chế độ tiền xử lý qua các ngày bảo quản ta có thể thấy ở mẫu ĐC có sự giảm mạnh qua 20 ngày còn 31,57%
và qua 40 ngày chỉ còn 25,30%. Ở CĐ1 thì hàm lƣợng vitamin C giảm nhẹ khi ở 20 ngày là 38,50% và qua 40 ngày còn 31,90%. Theo đó thì ở CĐ2 hàm lƣợng vitamin C giảm ít hơn CĐ nhƣng lại giảm hơn so với CĐ1 cụ thể là qua 20 ngày giảm xuống còn 37,40% và 40 ngày còn lại 29,70%.
Như vậy, các chế độ tiền xử lý có ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C của cam trong quá trình bảo quản.
4.1.3. Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng chất khô tổng số trong quá trình bảo quản cam
Hàm lƣợng chất khô tổng số là một chỉ tiêu qaun trọng để đánh giá chất lƣợng của cam. Vì vậy tôi tiến hành theo dõi sự biến đổi của hàm lƣợng chất khô tổng số trong thời gian bảo quản, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lƣợng chất khô tổng số của cam. Kết quả theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 4.3 nhƣ sau
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng chất khô tổng số trong quá trình bảo quản cam (Đv: 0Bx)
Ngày Các chế độ tiền xử lý
ĐC CĐ1 CĐ2 LSD
0 10,0a 10,0a 10,0a 0,05
10 11,6c 10,8b 10,4a 0,05
20 12,0b 11,2a 11,0a 0,05
36 12,8c 12,0b 11,6a 0,05
40 13,6b 12,0a 12,0a 0,05
47
Qua bảng 4.3 ta nhận thấy trong quá trình bảo quản thì hàm lƣợng chất khô của cam có chiều hướng tăng lên. Cụ thể ở cam nguyên liệu hàm lượng chất khô là 10,00Bx qua 20 ngày bảo quản tăng lên lần lƣợt ở ĐC, CĐ1, CĐ2 là: 12,00Bx ; 11,20Bx ; 11,00Bx và qua 40 ngày tăng lên lần lƣợt là: 13,60Bx ; 120Bx ; 120Bx. Quá trình tăng lên của hàm lƣợng chất khô này là do trong quá trình bảo quản, cam vẫn tiếp tục hô hấp, trong quá trình hô hấp thì cam sử dụng nước có trong quả để hô hấp cũng như tham gia vào các chuỗi phản ứng sinh hóa để tiếp tục duy trì sự sống của quả.
So sánh sự thay đổi của hàm lƣợng chất khô ở các chế độ trong quá trình bảo quản là không đồng đều. Cụ thể qua 20 ngày thì mẫu ĐC tăng nhiều hơn ở CĐ1 và CĐ1 tăng nhiều hơn CĐ2, và qua 40 ngày thì mẫu ĐC vẫn tăng nhiều hơn CĐ1 và CĐ2 còn CĐ1 và CĐ2 thì lại tăng bằng nhau.
4.1.4. Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng đường tổng số trong quá trình bảo quản cam
Đường là một thành phần quan trọng có trong cam, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng cam. Vì vậy tôi tiến hành theo dõi sự biến đổi của hàm lượng đường trong quá trình bảo quản nhằm đánh giá chất lượng các chế độ tiền xử lý trong bảo quản cam. Kết quả theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 4.4 nhƣ sau:
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới hàm lượng đường tổng số trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày Các chế độ tiền xử lý
ĐC CĐ1 CĐ2 LSD
0 6,8a 6,8a 6,8a 0,05
10 6,2b 6,6a 6,6a 0,05
20 6,0b 6,4a 6,2a 0,05
36 5,8b 6,2a 6,2a 0,05
40 5,6b 6,0a 6,2a 0,05
48
Qua bảng 4.4 ta thấy rằng trong quá trình bảo quản, hàm lượng đường tổng trong cam có xu hướng giảm. Từ hàm lượng đường tổng của cam nguyên liệu là 6,8% qua 20 ngày bảo quản giảm xuống còn 6,0%; 6,4%; 6,2%
tương ứng với các chế độ ĐC; CĐ1; CĐ2 và còn lần lượt 5,6%; 6,0%; 6,2%
sau 40 ngày bảo quản. Giải thích cho sự giảm đi của hàm lượng đường tổng là do trong quá trình bảo quản cam sử dụng hàm lượng đường có sẵn trong quả để tham gia vào quá trình hô hấp của quả. Lượng đường tiêu tốn càng ít thì chế đọ tiền xử lý càng tốt.
4.1.5. Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới tỷ lệ hư hỏng trong bảo quản cam
Sự thối hỏng trong quá trình bảo quản cam cũng phản ánh phần nào hiệu quả của các chế độ tiền xử lý đối với chất lƣợng cam trong quá trình bảo quản. Vì vậy tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ hƣ hỏng của cam trong quá trình bảo quản nhằm đánh giá đƣợc các chế độ tiền xử lý trong bảo quản cam. Các kết quả theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 4.5 nhƣ sau:
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các chế độ tiền xử lý tới tỷ lệ hư hỏng trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày Các chế độ tiền xử lý
ĐC CĐ1 CĐ2
0 0,00 0,00 0,00
10 6,67 5,71 0,00
20 20,00 8,57 5,71
36 66,67 25,71 28,57
40 71,11 31,43 31,43
Qua bảng 4.5 ta thấy trong quá trình bảo quản thì tỷ lệ hƣ hỏng của cam tăng lên. Ở mẫu ĐC qua 20 ngày bảo quản tỷ lệ hao hụt là 20%, qua 40 ngày
49
lên đến 71,11%. Ở CĐ1 tỷ lệ hao hụt ít hơn ở ĐC, qua 20 ngày hao hụt 8,57%
và qua 40 ngày hao hụt 31,43%. CĐ2 có tỷ lệ hao hụt thấp nhất qua 20 ngày là 5,71% và qua 40 ngày thì hao hụt ngang bằng với CĐ1 là 31,43%. Sở dĩ có sự hao hụt về tỷ lệ hƣ hỏng này là do các quá trình sinh lí – sinh hóa của quả sau thu hoạch và trong quá trình bảo quản như quá trình hô hấp, ảnh hưởng của các loài vi sinh vật…
Các chế độ tiền xử lý khác nhau thì có tỷ lệ hƣ hỏng khác nhau vì vậy các chế độ tiền xử lý có ảnh hưởng đến tỷ lệ hư hỏng trong quá trình bảo quản cam.
Kết luận sơ bộ: Các chế độ tiền xử lý ảnh hưởng đến quá trình bảo quản cam thông qua kết quả theo dõi các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cam, chúng ta có thể nhận thấy kết quả các công thức CĐ1 và CĐ2 tốt hơn hẳn.
Tuy nhiên ở CĐ1 các chỉ tiêu đánh giá có phần tốt hơn CĐ2. Vì vậy quyết định sử dụng CĐ1 sẽ là chế độ tiền xử lý tốt nhất để tiến hành bảo quản.
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm Chistosan - nano bạc tới quá trình bảo quản cam ở điều kiện lạnh
Tiến hành bảo quản cam ở điều kiện lạnh với chế độ tiền xử lý là CĐ2, cùng với 4 công thức nồng độ chế phẩm nhƣ sau:
CT1 (1% chitosan + 3,125ppm nano bạc); CT2 (1,5% chitosan + 3,125ppm nano bạc); CT3 (2% chitosan + 3,125ppm nano bạc); ĐC (mẫu không sử dụng chế phẩm)
4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm chistosan – nano bạc tới hàm lượng acid tổng số trong quá trình bảo quản cam ở điều kiện lạnh
Tiến hành theo dõi hàm lƣợng acid tổng số trong quá trình bảo quản để đánh giá chỉ tiêu trên ta đƣợc kết quả ở bảng sau:
50
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới hàm lượng acid tổng số trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày
Các nồng độ chế phẩm chitosan và nano bạc
LSD
ĐC CT1 CT2 CT3
0 1,140a 1,140a 1,140a 1,140a 0,05
10 0,990d 1,050c 1,080b 1,110a 0,05
20 0,989c 1,040b 1,078a 1,080a 0,05
30 0,978b 1,030a 1,050a 1,060a 0,05
40 0,957c 1,010b 1,000b 1,050a 0,05
50 0,951c 0,997b 1,000b 1,042a 0,05
Từ kết quả nhƣ bảng trên ta nhận thấy hàm lƣợng acid tổng số trong quá trình bảo quản ở các nồng độ chế phẩm đều giảm. Công thức có hàm lƣợng acid giảm mạnh là ĐC và CT1. Ở CT2 và CT3 giảm không đáng kể và giữa 2 công thức này có sự chênh lệch không đáng kể. Sở dĩ có sự sai khác này là do sự khác nhau giữa các nồng độ chế phẩm.
4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới hàm lượng vitamin C trong quá trình bảo quản cam ở điều kiện lạnh
Tiến hành theo dõi hàm lƣợng vitamin C trong quá trình bảo quản, thu đƣợc kết quả trình bày ở bảng sau:
51
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới hàm lượng vitamin C trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày
Các nồng độ chế phẩm chitosan và nano bạc
LSD
ĐC CT1 CT2 CT3
0 40,70a 40,70a 40,70a 40,70a 0,05
10 38,87d 39,25c 39,60b 40,30a 0,05
20 38,13c 38,16c 38,87b 39,60a 0,05
30 37,40d 37,86c 38,50b 39,16a 0,05
40 37,03d 37,40c 37,87b 38,50a 0,05
50 36,67c 37,00b 37,03b 38,03a 0,05
Từ kết quả ở bảng trên, ta nhận thấy hàm lƣợng vitamin C bị giảm đi trong quá trình bảo quản. Ở công thức ĐC giảm nhiều hơn so với CT1, CT2, CT3 đây cũng do sự ảnh hưởng của các nồng độ chế phẩm tới hàm lượng vitamin C trong quá trình bảo quản. Qua 50 ngày bảo quản thì CT3 có tỷ lệ giảm ít nhất so cới các công thức còn lại cho thấy ở nồng độ chế phẩm này hàm lƣợng vitamin C đƣợc bảo quản tốt hơn.
4.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới hàm lượng chất khô tổng số trong quá trình bảo quản cam ở điều kiện lạnh
Tiến hành theo dõi sự thay đổi hàm lƣợng chất khô tổng số của cam trong quá trình bảo quản, kết quả nhận đƣợc đƣợc trình bày ở bảng sau:
52
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới hàm lượng chất khô tổng số trong quá trình bảo quản cam (Đv: 0Bx)
Ngày
Các nồng độ chế phẩm chitosan và nano bạc
LSD
ĐC CT1 CT2 CT3
0 7,4a 7,4a 7,4a 7,4a 0,05
10 8,1a 8,0a 10,0b 8,0a 0,05
20 8,8b 8,4a 10,0a 10,0a 0,05
30 10,0a 10,0a 10,2ab 10,4b 0,05
40 10,6b 10,4a 10,4a 10,4a 0,05
50 10,7b 10,6a 10,5a 10,4a 0,05
Từ bảng kết quả trên ta thấy hàm lƣợng chất khô tổng số của cam tăng lên trong quá trình bảo quản. Ở nồng độ chế phẩm khác nhau thì sự tăng lên của hàm lƣợng chất khô cũng tăng lên khác nhau ở từng nồng độ. Ở CT3 ta có thể thấy hàm lƣợng chất khô tăng ít nhất, và ở ĐC tăng nhiều nhất. Tuy nhiên qua 50 ngày bảo quản thì sự chênh lệch về hàm lƣợng chất khô giữa CT1, CT2, CT3 là không đáng kể.
4.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới hàm lượng đường tổng số trong quá trình bảo quản cam ở điều kiện lạnh
Tiến hành theo dõi sự biến dổi của hàm lượng đường tổng trong quá trình bảo quản, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng sau:
53
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới hàm lượng đường tổng số trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày
Các nồng độ chế phẩm chitosan và nano bạc
LSD
ĐC CT1 CT2 CT3
0 6,8a 6,8a 6,8a 6,8a 0,05
10 6,4b 6,6a 6,6a 6,6a 0,05
20 6,2b 6,6a 6,4ab 6,6a 0,05
30 6,0c 6,4ab 6,2bc 6,6a 0,05
40 5,8c 6,0bc 6,2ab 6,4a 0,05
50 5,8b 6,0ab 6,2a 6,4a 0,05
Từ bảng kết quả trên, ta thấy hàm lượng đường tổng bị giảm đi trong quá trình bảo quản. Ta có thể thấy mẫu ĐC giảm nhiều hơn hẳn so với các công thức còn lại và CT3 là công thức mà hàm lượng đường giảm ít nhất. Sự giảm đi chênh lệch nhau này là do sựu khác nhau về nồng độ chế phẩm khi bảo quản.
4.2.5. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới tỷ lệ hư hỏng trong quá trình bảo quản cam ở điều kiện lạnh
Tiến hành theo dõi tỷ lệ hƣ hỏng của quả trong quá trình bảo quản, kết quả đƣợc trình bày ở bảng sau:
54
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm tới tỷ lệ hư hỏng trong quá trình bảo quản cam (Đv: %)
Ngày Các nồng độ chế phẩm chitosan và nano bạc
ĐC CT1 CT2 CT3
0 00 00 00 00
10 00 00 00 00
20 00 00 00 00
30 30 10 10 10
40 40 20 15 15
50 45 20 15 15
Nhìn vào kết quả theo dõi ta có thể thấy trong quá trình bảo quan cam vẫn bị hƣ hỏng. Qua 20 ngày đầu cam vẫn không bị hƣ hỏng, tuy nhiên qua 50 ngày thì tỷ lệ hƣ hỏng có sự khác biệt rõ rệt giữa mẫu ĐC và các mẫu công thức còn lại. Mẫu ĐC có tỷ lệ hƣ hỏng cao đến 45%, trong khi đó ở CT2 và CT3 tỷ lệ hư hỏng chỉ là 15%. Từ đó ta có thể thấy được ảnh hưởng của các nồng độ đến tỷ lệ hƣ hỏng trong quá trình bảo quản.
Kết luận: Dựa vào kết quả theo dõi phân tích các chỉ tiêu trong quá trình bảo quản cam bằng các nồng độ chế phẩm chistosan – nano bạc ta nhận thấy các nồng độ của chế phẩm có ảnh hưởng đến chất lượng và cả số lượng cam trong quá trình bảo quản. Kết quả cho thấy CT2 và CT3 có ảnh hưởng tốt nhất trong quá trình bảo quản, tuy nhiên CT3 tốt hơn CT2 ở một số chỉ tiêu chất lƣợng quả, vì vậy qua thí nghiệm này chọn ra đƣợc CT3 ( 2% chistosan + 3,125ppm nano bạc) là công thức tốt nhất.