3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: lợn nái sinh sản.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn Nguyễn Xuân Tiến – Đan Phượng – Hà Nội.
- Thời gian: Từ 18/05/2017 – 18/11/2017.
3.3. Nội dung thực hiện
- Theo dõi biểu hiện của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái nuôi tại trại Nguyễn Xuân Tiến, Đan Phượng, Hà Nội.
- Tiến hành điều trị bệnh viêm tử cung bằng hai phác đồ.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trong 3 năm từ 2015- 2017.
- Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn.
- Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ.
- Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo tháng theo dõi.
- Triệu chứng lâm sàng của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung.
- Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị.
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý của đàn lợn nái sinh sản sau điều trị.
3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin - Phương pháp theo dõi:
Hỏi chủ trang trại, cán bộ thú y phụ trách trại, công nhân của trại.
Trực tiếp theo dõi đàn lợn nái trong thời gian thực tập.
Theo dõi biểu hiện lâm sàng của lợn nái, ghi chép số liệu cẩn thận theo dõi từng chỉ tiêu theo dõi, dùng thuốc điều trị, theo dõi quá trình điều trị và kết quả điều trị.
Đối với bệnh viêm tử cung:
Trực tiếp kiểm tra mức độ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:
Dùng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng (biểu hiện triệu chứng bên ngoài) như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, nước và dịch chảy ra, màu sắc và mùi của dịch nhờn.
- Phương pháp thu thập thông tin.
Điều tra gián tiếp: Qua sổ sách ghi chép của trại, hỏi chủ trại.
Theo dõi trực tiếp để lấy thông tin: Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái để lấy thông tin.
3.4.3. Phương pháp điều trị
Để điều trị tốt bệnh viêm tử cung cần phải theo dõi phát hiện kịp thời và chẩn đoán đúng bệnh. Phát hiện bệnh sớm sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, đỡ tốn kém chi phí mà bệnh chóng khỏi, con vật chóng hồi phục.
- Bằng thuốc:
* Phác đồ I:
Pendistrep:
Procaine penicillin G 200000 UI Dihydrostreptomycin sulphate 200 mg Dung môi vừa đủ 100 ml
Cách dùng: Tiêm sâu bắp thịt, 1ml/ 10kg thể trọng/ lần, 1 liều tiêm có hiệu lực 24h, tiêm 3-5 liều liên tục.
Tiêm oxytocin: liều 3ml/con.
Thụt rửa bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% + 1 triệu UI penicilin + 1g streptomycine, liệu trình ngày 1 lần trong 2-3 ngày liên tục.
Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực vitamin C, B1, B12 liều 5ml/con.
* Phác đồ 2:
Amoxinject LA: Thành phần amoxycillin triphotphate 150mg.
Dung môi vừa đủ 100ml.
Tiêm bắp 1mg/10kg TT/lần. Tiêm liên tục trong 3-5 liều.
Tiêm oxytocin: liều 3ml/con.
Thụt rửa bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% + 1 triệu UI penicilin + 1g streptomycine, liệu trình ngày 1 lần, liên tục trong 2-3 ngày.
Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin C, B1, B12 liều 5ml/con.
- Điều trị cục bộ:
Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc sát trùng biocid – 30 (pha 1ml biocid – 30 với 2000ml nước sạch) mỗi lần dùng cho 1 con từ 1000ml đến 2000ml dung dịch đã pha. Bơm dung dịch đã pha vào tử cung của lợn và chờ khoảng 30 phút cho dung dịch và dịch viêm ra hết. Sau đó dùng hỗn hợp kháng sinh:
Penicilin 1 triệu UI và streptomycin 1g.
Nước cất 50ml.
Hòa tan hỗn hợp bơm trực tiếp vào tử cung.
- Điều trị toàn thân:
Thuốc kháng sinh:
Cách 1: Pendistrep, tiêm bắp thịt, 1mg/10kgTT, hiệu lực 24h, tiêm 3-5 liều liên tục.
Cách 2: Amoxinject LA dùng tiêm bắp thịt, tiêm 1ml/10kg TT, hiệu lực 24h, liên tục 3-5 liều.
Thuốc kích thích co bóp tử cung oxytocin liều 3ml/con.
Tiêm: Analgin+C, tiêm bắp thịt, liều 1ml/10kg thể trọng, vitamin C, B1, B12 liều 5ml/con.
Qua 6 tháng thực tập tại cơ sở, hằng ngày cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành điều tra, phát hiện kịp thời lợn nái mắc bệnh viêm tử cung và tiến hành điều trị theo hai phác đồ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2
Số lợn điều trị (con) 27
Loại kháng sinh sử dụng Pendistrep Amoxinject LA
Thành phần +Procaine penicillin G
200000 UI
+Dihydrostreptomycin sulphate 200mg + Dung môi vừa đủ 100ml
+Amoxicllin triphotphat 150g + Dung môi vừa đủ 100ml
Liều lượng 1ml/10 kg thể trọng
Hiệu lực 24 giờ
Liệu trình 3 – 5
Loại thuốc bổ trợ +Analgin+c, tiêm bắp thịt ngày 2 lần cho đến khi hết triệu chứng sốt, liều 1ml/15kg thể trọng.
+ Oxytocyn 3ml/con.
+Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% 3-4 lít/con, sau đó bơm hoặc đặt thuốc kháng sinh penicillin 1 triệu UI, streptomycine 1g vào trong tử cung.
+Thuốc trợ sức, trợ lực: vitamin C,B1,B12 liều 5ml/con.
3.4.4. Phương pháp xác định chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số nái mắc bệnh
x 100 Số nái theo dõi
Tỷ lệ mắc bệnh theo giống (%) = Số nái mắc theo giống/ dòng
x 100 Số nái điều tra theo giống/dòng
Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ (%) = Số nái mắc bệnh ở các lứa đẻ
x 100 Số nái theo dõi
Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng (%) = Số nái mắc bệnh theo từng tháng
x 100 Số nái theo dõi
Thời gian điều trị trung bình
(ngày/con) = Σ Thời gian điều trị từng nái Σ Số nái điều trị
Tỷ lệ khỏi (%) = Số nái khỏi bệnh
x 100 Số nái điều trị
Tỷ lệ phối đạt lần 1 (%) = Số con nái có chửa lần 1
x 100 Số con nái phối giống lần 1
Tỷ lệ phối đạt lần 2 (%) = Số nái có chửa lần 2
x 100 Số nái phối giống lần 2
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê sinh vật học trong chăn nuôi bằng Microsoft Excel.
Phần 4