Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản và biện pháp phòng trị bệnh tại trại lợn nguyễn xuân tiến đan phượng hà nội (Trang 52 - 60)

4.2. Kết quả thực hiện đề tài

4.2.2. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn

Mỗi giống lợn có một đặc điểm sinh lý sinh sản khác nhau. Do vậy, khi tiến hành thí nghiệm tôi phân lô hai giống lợn là Landrace và Yorkshire của trại để theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung của hai giống lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn

Giống lợn

Số nái theo dõi

(con)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Thể viêm Viêm nội mạc tử

cung Viêm cơ tử cung Viêm tương mạc tử cung Số nái

mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Landrace 128 29 22,65 24 82,75 3 10,34 2 6,91 Yorkshire 129 25 19,38 21 84,00 3 12,00 1 4,00 Tính chung 257 54 21,01 45 83,33 6 11,11 3 5,56

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung của hai giống lợn Yorkshire và Landrace tại trại chăn nuôi Nguyễn Xuân Tiến - Đan Phượng - Hà Nội là tương đối cao, dao động từ 19,38 – 22,65%.

Trong đó giống lợn Landrace có 29 nái mắc bệnh trên tổng số 128 nái theo dõi chiếm tỷ lệ 22,65%. Giống Yorkshire có 25 nái mắc bệnh trên tổng số 129 nái theo dõi chiếm 19,38% chênh lệch 3,27%.

Nguyên nhân: Do giống lợn Yorkshire có khả năng thích nghi với hầu hết các khu vực khí hậu mà vẫn giữ được các ưu điểm của giống. Giống lợn Landrace là giống được tạo ra theo nhu cầu sản xuất, tỷ lệ nạc cao, sinh trưởng nhanh nhưng đầu nhỏ, xương nhỏ nên khi sinh sản cần can thiệp sản khoa nhiều do đó tỷ lệ mắc bệnh cao (Phạm Hữu Doanh, 1995) [4].

Nái mắc bệnh viêm tử cung ở các thể viêm là khác nhau và mắc tập trung nhiều ở thể viêm nội mạc tử cung (83,33%) và ít nhất ở thể viêm tương mạc tử cung (5,56%), bởi vì khi mới phát hiện biểu hiện viêm thì tiến hành điều trị ngay nên ở thể viêm cơ tử cung và thể viêm tương mạc tử cung chiếm tỷ lệ thấp.

Để giảm thiều số lượng lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn cần chú trọng hơn đến công tác chăm sóc vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho lợn sạch sẽ;

công tác nuôi dưỡng cần cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để lợn nái sinh sản đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Bùi Thị Tho và cs (1995) [18], Landrace và Yorkshire trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm 15%, kết quả của tôi cao hơn 6,1%.

4.2.3. T l mc bnh viêm t cung theo la đẻ

Trong quá trình chửa đẻ của lợn, đặc biệt là những lợn nái phải can thiệp khi đẻ khó kết hợp với sự viêm nhiễm do vi sinh vật làm cho tử cung lợn rất dễ bị viêm nhiều. Trong quá trình thực tập qua theo dõi 257 lợn nái với các lứa đẻ từ 1 đến >6.

Kết quả và tỷ lệ viêm tử cung được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ Lứa đẻ Số nái kiểm tra

(con)

Số nái nhiễm bệnh (con)

Tỷ lệ nhiễm (%)

1 – 2 52 13 25,00

3 – 4 68 10 14,70

5 – 6 60 9 15,00

>6 77 22 28,57

Tổng 257 54 21,01

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo các lứa đẻ có sự khác nhau. Lứa đẻ >6 có tỷ lệ mắc cao nhất (28,57%), sau đó giảm dần ở lứa 1– 2, 5 – 6, 3 – 4, lần lượt là 25,00%, 15,00% và 14,70%.

Như vậy, lợn đẻ càng nhiều lứa thì tình trạng nhiễm bệnh càng nặng, nguyên nhân có thể do lợn đẻ từ lứa thứ 6 trở đi thì sức khỏe, thể trạng kém, việc sinh đẻ gặp nhiều khó khăn, lợn rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài hay bị sát nhau, khi đẻ sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên viêm nhiễm tử cung.

Mặt khác, lợn đẻ lứa 1 - 2 có tỷ lệ nhiễm viêm tử cung khá cao có thể là do lợn nái mới đẻ lứa đầu cơ quan sinh sản phát triển chưa hoàn chỉnh, tử cung còn hẹp chưa co giãn nhiều, do thai quá to, trong quá trình đẻ cần can thiệp của con người, có thể gây nên những tổn thương cơ quan sinh sản. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [7], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus Colibacilus nhiễm qua ống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây sát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Ở lứa 3 và 4 lợn nái là lợn nái cơ bản chức năng sinh sản đã hoàn thiện nên tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung ở lứa 3 và lứa 4 thấp hơn so với lứa 1- 2.

Để giảm thiểu số lượng nái mắc bệnh viêm tử cung theo các lứa đẻ cần chú trọng hơn đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật đỡ đẻ, chỉ can thiệp lợn đẻ khó trong các trường hợp cần thiết để tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh đẻ của lợn nái.

4.2.4. T l ln nái mc bnh viêm t cung theo tháng theo dõi

Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường có ảnh hưởng tới sự phát triển của vi sinh vật. Khi vi sinh vật phát triển có thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục của lợn gây viêm nhiễm nhiều. Trong quá trình thực tập qua theo dõi 257 lợn nái với các tháng theo dõi từ tháng 5- 10, kết quả và tỷ lệ viêm tử cung được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo tháng theo dõi Tháng Số nái kiểm tra

(con)

Số nái mắc bệnh

(con) Tỷ lệ (%)

5 52 13 25,00

6 52 11 21,15

7 52 11 21,15

8 40 7 17,50

9 21 4 19,04

10 40 8 20,00

Tính chung 257 54 21,01

Kết quả bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giảm dần từ tháng 5 đến tháng 8, số nái nhiễm trong tháng 5 là 13/52 nái kiểm tra chiếm 25%, tháng 8 tỷ lệ mắc bệnh là 17,50%.

Tháng 5, 6, 7 (tỷ lệ mắc lần lượt 25%; 21,15%; 21,15%) tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung cao là do đây là những tháng mùa hè, thời tiết biến đổi thất thường, nắng nóng, mưa nhiều làm cho độ ẩm trong chuồng nuôi tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Tháng 5 có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất nguyên nhân là do vào tháng 5 có những đợt nắng nóng kéo dài, khí hậu khắc nghiệt, nước

dùng trong chăn nuôi thiếu, thiếu nước tắm mát cho nái, nái nằm đè lên phân nhiều vì vậy mà vi khuẩn xâm nhập vào bộ phận sinh dục và gây viêm nhiễm nhiều.

Tháng 8, 9, 10 (tỷ lệ mắc lần lượt 17,50%; 19,04%; 20,00%) tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung thấp bởi vì vào thời gian này thời tiết mát mẻ hơn, chuồng nuôi luôn khô ráo sạch sẽ, lợn nái ăn uống tốt, khỏe mạnh, ít bị bệnh.

Để giảm thiểu số lượng lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo tháng cần tạo môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp. Mùa hè bật dàn mát và quạt gió, còn mùa đông giảm bớt quạt và che chắn chuồng trại để giữ ấm cho lợn. Đồng thời cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt để lợn nái khỏe mạnh, giúp hạn chế được bệnh.

4.2.5. Triu chng lâm sàng ca ln nái mc bnh viêm t cung

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung: bỏ ăn, sốt, âm đạo sung huyết, nhiều dịch viêm chảy ra, lợn có phản ứng đau. Qua theo dõi 54 lợn viêm tử cung các triệu chứng lâm sàng được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8: Triệu chứng lâm sàng của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung Số nái

mắc bệnh (con)

Thể viêm

Số nái mắc ở các thể

bệnh (con)

Tỷ lệ mắc ở các thể

(%)

Triệu chứng lâm sàng

Số nái có biểu

hiện (con)

Tỷ lệ (%)

54

Viêm nội mạc

tử cung 45 83,33

Sốt nhẹ 35 77,78

Dịch viêm, mủ chảy ra nhiều

màu trắng xám, trắng sữa 38 84,44

Mùi tanh 24 53,33

Phản ứng đau nhẹ 40 88,89

Viêm cơ

tử cung 6 11,11

Sốt cao 6 100

Ổ mủ có màu hồng, nâu đỏ,

ổ viêm xung huyết 6 100

Mùi tanh thối 3 50,00

Phản ứng đau rõ 6 100

Viêm tương mạc tử cung

3 5,56

Sốt rất cao 3 100

Âm đạo sung huyết, dịch

viêm màu nâu rỉ sắt 3 100

Mùi thối khắm 3 100

Phản ứng đau rất rõ 2 66,67

Qua bảng 4.8 cho thấy lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các mức độ viêm khác nhau có những biểu hiện triệu chứng khác nhau:

Viêm nội mạc tử cung có triệu trứng lâm sàng như sốt nhẹ, dịch viêm mủ chảy ra nhiều, có màu trắng xám, trắng sữa, và phản ứng đau nhẹ với số nái mắc là 45/54 nái, chiếm 83,33%. Lý do viêm nội mạc tử cung có tỷ lệ mắc cao như vậy là bởi vì hầu hết viêm nội mạc tử cung rơi vào nái hậu bị sinh sản lần đầu, đẻ khó, can thiệp không đúng cách làm niêm mạc tử cung bị sây xát và không đảm bảo vệ sinh khi đỡ đẻ.

Viêm cơ tử cung có triệu trứng lâm sàng rõ hơn ở viêm nội mạc tử cung, các biểu hiện như: Sốt cao hơn, ổ mủ có màu hồng, nâu đỏ, ổ viêm xung huyết, mùi tanh thối, có phản ứng đau rõ hơn. Viêm cơ tử cung thường gặp ở nái đã đẻ nhiều lứa, sức đề kháng giảm, sự co bóp của tử cung kém hơn và lợn tái mắc viêm tử cung, có số nái mắc bệnh là 6/54 nái mắc, chiếm 11,11%.

Viêm tương mạc tử cung có triệu trứng lâm sàng rõ nhất trong ba thể viêm như:

sốt rất cao, âm đạo sung huyết, dịch viêm màu nâu rỉ sắt, mùi thối khắm, phản ứng đau rất rõ. Nhưng ở thể viêm này chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ có 3 nái mắc trên 54 nái kiểm tra, chiếm 5,56%. Sở dĩ có tỷ lệ thấp như vậy là khi mới phát hiện bệnh đã kịp thời điều trị, tuy nhiên có một số nái già tái mắc và trên lứa đẻ 6 thì khó điều trị hơn, khả năng phục hồi lâu hơn.

Như vậy, ta thấy việc phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm ở các thể viêm mang lại hiệu quả cao, lợn mau chóng hồi phục sức khỏe.

4.2.6. Hiu qu điu tr bnh viêm t cung theo 2 phác đồ điu tr

Qua 6 tháng thực tập tại cơ sở hàng ngày cùng cán bộ kỹ thuật trại theo dõi phát hiện 54 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung và tiến hành điều trị theo hai phác đồ pendistrep và amoxinject LA kết quả được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị Phác

đồ Thuốc Liều lượng

Cách dùng

Số con điều

trị (con)

Thời gian điều

trị

Số con khỏi

Tỷ lệ (%)

Phác đồ

I

Pendistrep 0,5mg/kgTT Tiêm bắp

27 4,5 24 88,89

Oxytocine 3ml/con Tiêm bắp

Nước muối sinh lý 3 – 4lít/con Thụt rửa VTM B1, B12, C 5ml/con Tiêm bắp

Phác đồ II

Amoxinject LA 1mg/kgTT Tiêm bắp

27 4 26 96,27

Oxytocine 5ml/con Tiêm bắp

Nước muối sinh lý 3 – 4lít/con Thụt rửa VTM B1, B12, C 5ml/con Tiêm bắp

Kết quả bảng 4.9 cho thấy, việc sử dụng 2 loại thuốc kháng sinh pendistrep và amoxinject LA để điều trị viêm tử cung đều đạt kết quả cao. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh của phác đồ I là 88,89%, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh của phác đồ II là 96,27%.

Cần phát hiện sớm lợn mắc bệnh viêm tử cung để điều trị sớm thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao, giúp hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.

4.2.7. Mt s ch tiêu sinh lý sinh sn ca ln nái sau điu tr

Để đánh giá bệnh viêm tử cung có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh. Tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ động dục trở lại và kết quả phối giống lần 1 và lần 2. Kết quả được trình bày qua bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tỷ lệ động dục và phối giống lần đầu, lần 2 đạt của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh

Phác đồ điều

trị

Số nái được

điều trị (con)

Số nái điều

trị khỏi bệnh (con)

Động dục lại Phối giống lần đầu đạt

Phối giống lần 2 đạt Số

nái (con)

Tỷ lệ (%)

Số nái (con)

Tỷ lệ (%)

Số nái (con)

Tỷ lệ (%)

I 27 24 21 87,50 19 90,47 1 50,00

II 27 26 23 88,46 22 95,65 1 100

Kết quả bảng 4.10 cho thấy: Ở phác đồ I điều trị 27 lợn nái bằng kháng sinh pendistrep ta thấy điều trị khỏi 24 con, tỷ lệ động dục lại là 21 con đạt 87,50% và phối giống lần đầu đạt 19 con chiếm tỷ lệ 90,47%, tỷ lệ động dục và phối giống lần 2 đạt 100%. Ở phác đồ II điều trị 27 lợn nái bằng kháng sinh amoxinject LA khỏi 26 con, còn 1 con không còn khả năng sinh sản thì loại thải, 26 con còn lại cho tỷ lệ động dục trở lại 88,46% và tỷ lệ phối giống lần đầu đạt 95,56%. Tỷ lệ động dục và phối giống lần 2 đạt 100%.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản và biện pháp phòng trị bệnh tại trại lợn nguyễn xuân tiến đan phượng hà nội (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)