Đề 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

Một phần của tài liệu THƠ CA THỜI KỲ CHỐNG PHÁP (Trang 33 - 38)

III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VIỆT BẮC

2. Đề 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

Đoạn thơ là nỗi nhớ thương, lưu luyến trong giây phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quê hương Cách mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã thành kỉ niệm khiến niềm vui hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm tin ở tương lai. Đoạn thơ là khúc hát tâm tình chung của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bề sâu của nó là truyền thống ân nghĩa, là đạo lý thủy chung của dân tộc. Đó là biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”.

c. Kết bài:

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật tiêu biểu giàu tính dân tộc của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sống lâu bền trong lòng nhân dân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.

2. Đề 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

- Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn con người kháng chiến được thể hiện qua đoạn thơ?

GỢI Ý TRẢ LỜI a. Mở bài:

Tố Hữu được coi là tiếng thơ trữ tình chính trị lớn nhất trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc bởi giọng điệu tâm tình, tha thiết và tính dân tộc đậm đà. “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Khám phá bài thơ này, có những câu thơ đã để lại trong lòng người đọc đó là khúc tâm tình của người ở lại trong đoạn thơ sau:

- Mình đi, có nhớ những ngày ...

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

b. Thân bài

b1. Hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, cách xưng hô ta – mình, vị trí đoạn thơ.

Năm 1954, đó là thời điểm giao thời của lịch sử, giao thời của lòng người: Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, Đảng và Chính Phủ rời Việt Bắc về Hà Nội.

Nhân những sự kiện mang tính thời sự ấy, Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”.

Để bộc lộ cảm xúc, Tố Hữu sáng tạo ra một kết cấu đặc biệt, đó là cuộc chia tay giữa hai nhân vật “mình” và “ta”. Sự kiện chính trị trọng đại ảnh hưởng tới đời sống toàn dân tộc được thể hiện dưới hình thức “tiễn dặn người yêu”

của một đôi trai gái, Tố Hữu đã riêng tư hóa được những vấn đề chung khiến yếu tố chính trị mờ đi nhường chỗ cho cảm xúc. Đây được xem là ma lực riêng của thơ Tố Hữu. Phù hợp với lối kết cấu ấy là cách xưng hô “ta mình”, là lời của lứa đôi, lời của vợ chồng khiến lời thơ ngọt ngào, chao liệng như lời ru. Đoạn thơ trên là khúc tâm tình của người ở lại.

b 2. Cảm nhận đoạn thơ

Mở đầu cho khúc tâm tình của người ở lại là cách xưng hô “ta - mình”. Kẻ ở người đi đã chọn cặp đại từ xưng hô “ta - mình” vừa quen thuộc vừa thân thiết, gắn bó. Quen thuộc vì nó gợi nhắc ta nhớ đến những khúc hát

yêu thương, tình nghĩa của ca dao, dân ca. Thân thiết, gắn bó vì lẽ người ta thường sử dụng cách xưng hô “ta - mình” trong tình yêu đôi lứa, tình vợ chồng keo sơn bền chặt. Cặp đại từ “mình - ta” trong kết cấu đối đáp đã đem lại màu sắc trữ tình cho tác phẩm. Chuyện nghĩa tình Cách mạng, chuyện ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chuyện ân tình kháng chiến, uống nước nhớ nguồn đã hóa thành chuyện riêng tư mình - ta, đôi lứa gửi trao khi tạm phải chia xa.

Cứ thế lời thơ hòa quyện ngọt ngào đi vào lòng người, nhắc nhở thấm thía bằng tiếng nói của tình thương mến.

Có một điều thật lạ trong đoạn thơ này là cặp từ “đi-về” hoán đổi vị trí cho nhau, nghĩa là, “ta” ra đi tức là “ta” ở lại, “mình” ở lại nghĩa là “mình”

ra đi. Trong “ta” có “mình”, trong “mình” có “ta”. Đây không phải chia tay mà chỉ là sự xa cách tạm thời về không gian địa lý. Vì thế, có lưu luyến, nhớ thương, có bâng khuâng, bồn chồn nhưng vẫn hy vọng về một ngày mai tươi sáng.

Mười hai câu thơ này là lời nhắn gửi của người ở lại đối với người ra đi. Trước hết, người ở lại nhắn người ra đi hãy nhớ về buổi đầu kháng chiến gian khổ nhưng nghĩa tình:

Mình, đi có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình, về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.”

Hình ảnh “Mưa nguồn suối lũ” kết hợp với cách nói tăng tiến

“những”, “cùng” gợi một Việt Bắc dữ dội, hoang sơ, bí hiểm. Mặt khác, từ hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, Tố Hữu gợi ra những khó khăn dồn dập liên tục trong buổi đầu Cách mạng. Khi đó, người cán bộ cách mạng trèo đèo, lội suối đến với Việt Bắc, cùng nhân dân lập căn cứ cách mạng. Như vậy, ngay từ buổi đầu, người đi-kẻ ở đã đồng cam cộng khổ, gắn bó nghĩa tình.

Nhưng Việt Bắc không chỉ hoang sơ, dữ dội mà còn nghèo nàn, khó khăn, thiếu thốn:

“Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.”

Cuộc kháng chiến chống Pháp bước đầu với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Điều này ta từng gặp trong thơ Chính Hữu:

“Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá”

Ta cũng từng gặp trong thơ Quang Dũng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”

Tố Hữu không né tránh hiện thực này. Hình ảnh “miếng cơm chấm muối” là hình ảnh chân thực được rút ra từ cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Ở đây, Tố Hữu dùng tiếu đối, tách câu thơ làm hai vế: Miếng cơm chấm muối/ Mối thù nặng vai, để làm nổi bật một bên là cuộc sống thiếu thốn, gian khổ, bên kia là lòng căm thù giặc. Cách nói của Tố Hữu thật giàu hình ảnh, mới mẻ, sâu xa. Người đi kẻ ở đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Đây là phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam khi đất nước có chiến tranh. Xưa trong “Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi cũng đã từng viết:

Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

Không chỉ nhắn gửi người ra đi hãy nhớ về cảnh sắc núi rừng Việt Bắc mà người ở lại còn nhắn gửi người ra đi hãy nhớ về cuộc sống nơi đây nghèo khổ mà nghĩa tình:

“Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.”

Ở đây, Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa và hoán dụ “Rừng núi”

là cách nói hoán dụ chỉ đồng bào Việt Bắc. “Rừng núi nhớ ai” là muốn nói đồng bào Việt Bắc nhớ người cán bộ kháng chiến, một nỗi nhớ tràn ngập không gian. Vì thế “trám bùi để rụng, măng mai để già”. Đây là ẩn dụ có tới hai nét nghĩa. Ta có thể hiểu là đồng bào Việt Bắc muốn dành tặng những món ăn này cho người chiến sĩ, mong ước ngày gặp lại. Nhưng người chiến sĩ đã về xuôi, vì thế “trám bùi”, “măng mai” biết để cho ai, chắc là chỉ để

“rụng”, để “già” mà thôi. Ta cũng có thể hiểu theo nét nghĩa thứ hai: “Trám bùi” là một sản vật quý giá, “măng mai” thể hiện sự tươi non vậy mà đang ở trạng thái "rụng”, “già”. Phải chăng thể hiện sự trống trải, cô đơn trong lòng người ở lại.

Lời thơ còn khắc họa hình ảnh một Việt Bắc xa xôi nhưng ấm áp nghĩa tình:

Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.”

Đây là một câu thơ tuyệt hay. Cái hay của nó nằm ở sự chân thực và giản dị: Những mái nhà tranh vách đất, những ngọn lau xám hắt hiu trước gió, bữa ăn chỉ có sắn, khoai... Việt Bắc nghèo nhưng “đậm đà lòng son”, thủy chung nghĩa tình. Ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng đảo ngữ, từ láy

làm sáng lên tấm lòng cao quý, đùm bọc chở che của nhân dân kháng chiến với cán bộ cách mạng, đó chính là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Bắc.

Đoạn thơ khép lại bằng lời nhắn gửi của người ở lại tới người ra đi hãy coi Việt Bắc như quê hương của mình:

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”

“Núi non” là hình ảnh hoán dụ để chỉ đồng bào Việt Bắc, đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người biết bao ân tình, người ra đi làm sao có thể nguôi quên. Người ở lại mong người ra đi hãy tự hào về những trang sử hào hùng, những địa danh, tên đất, tên làng đã trở thành dấu son chói lọi của Việt Bắc: Việt Bắc là nơi thành lập mặt trận Việt Minh (1941) để lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Pháp “cây đa Tân Trào”, “mái đình Hồng Thái”

là nơi họp quốc dân đại hội, nơi làm lễ xuất quân của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Từ “mình” trong câu thơ “mình đi, mình có nhớ mình” xuất hiện ba lần có tính đa nghĩa, nó vừa chỉ đồng bào Việt Bắc, vừa chỉ người cán bộ kháng chiến về xuôi. Đồng bào Việt Bắc muốn nhắc nhở người ra đi đừng đánh mất mình trong một hoàn cảnh mới. Câu thơ cuối có một sự đổi chỗ thật thú vị, lẽ ra phải viết “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” thì ở đây Tố Hữu lại viết “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”. Nghĩa là Việt Bắc chính là quê hương yêu dấu, là một phần đời, một phần kí ức không thể phai nhòa. Giống như Đỗ Trung Quân đã từng viết:

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.”

b3. Nhận xét

Mười hai câu thơ đã diễn tả thật xúc động những quyến luyến, thiết tha, những băn khoăn trăn trở của người ở lại. Trong cuộc chia tay đặc biệt này, họ chưa chia xa mà đã nhớ thương vời vợi, chưa cách biệt mà đã khao khát mong chờ. Tình nghĩa thủy chung, sự gắn bó giữa đồng bào Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến phản ánh truyền thống đạo lý từ ngàn đời của dân tộc. Nói đến ân nghĩa, thủy chung, Tố Hữu nói lên được niềm tự hào về truyền thống nhân ái của dân tộc. Hiện thực Cách mạng được Tố Hữu phản ánh một cách chân thực, gợi cảm phù hợp với tính chất của dân tộc. Đó là biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ là nỗi nhớ thương, lưu luyến trong giây phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quan hệ cách mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã thành kỉ niệm khiến niềm vui hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm tin ở tương lai. Đoạn thơ là khúc hát tâm tình của

đồng bào Việt Bắc mà bề sâu của nó là truyền thống ân nghĩa, là đạo lý thủy chung của dân tộc. Đoạn thơ trên tuy ngắn nhưng cũng giúp người đọc nhận ra ưu thế riêng của thơ Tố Hữu, đậm đà tính dân tộc, chất trữ tình và chính trị kết hợp hài hòa. Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, sử dụng những hình ảnh quen thuộc (mái đình, cây đa.), cách xưng hô “ta - mình” đem lại màu sắc trữ tình cho tác phẩm... Cách liên tưởng so sánh trong bài thơ đã có tác dụng mở rộng về không gian của nỗi nhớ, làm cho kỉ niệm cứ tuôn trào ra tầng tầng, lớp lớp. Tình cảm như thấm đượm, trải rộng ra cảnh vật

c. Kết bài:

Lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới đất nước độc lập tự do.

Nhưng trong trái tim mỗi con người đất Việt vẫn vang vọng mãi những khúc ân tình với Việt Bắc bởi một lẽ thật giản dị:

“Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.”

Một phần của tài liệu THƠ CA THỜI KỲ CHỐNG PHÁP (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w