Đề 4: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

Một phần của tài liệu THƠ CA THỜI KỲ CHỐNG PHÁP (Trang 44 - 49)

III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VIỆT BẮC

4. Đề 4: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

c. Kết bài:

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật tiêu biểu giàu tính dân tộc của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sống lâu bền trong lòng nhân dân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.

4. Đề 4: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Từ đó nhận xét về tính dân tộc được thể hiện qua đoạn thơ?

GỢI Ý TRẢ LỜI a. Mở bài:

Tố Hữu được coi là tiếng thơ trữ tình chính trị lớn nhất trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc bởi giọng điệu tâm tình, tha thiết và tính dân tộc đậm đà. “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Khám phá bài thơ này, có những câu thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó quên bởi sự hòa quyện của thiên nhiên và con người Việt Bắc:

Ta về, mình có nhớ ta ...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

b. Thân bài

b1. Hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, cách xưng hô ta – mình, vị trí đoạn thơ.

Năm 1954, đó là thời điểm giao thời của lịch sử, giao thời của lòng người: Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, Đảng và Chính Phủ rời Việt Bắc về Hà Nội.

Nhân những sự kiện mang tính thời sự ấy, Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”.

Để bộc lộ cảm xúc, Tố Hữu sáng tạo ra một kết cấu đặc biệt, đó là cuộc chia tay giữa hai nhân vật “mình” và “ta”. Sự kiện chính trị trọng đại ảnh hưởng tới đời sống toàn dân tộc được thể hiện dưới hình thức “tiễn dặn người yêu”

của một đôi trai gái, Tố Hữu đã riêng tư hóa được những vấn đề chung khiến yếu tố chính trị mờ đi nhường chỗ cho cảm xúc. Đây được xem là ma lực riêng của thơ Tố Hữu. Phù hợp với lối kết cấu ấy là cách xưng hô “ta mình”, là lời của lứa đôi, lời của vợ chồng khiến lời thơ ngọt ngào, chao liệng như lời ru. Nếu ở những khổ thơ trước là khung cảnh chia tay, là tâm tình của người ở lại và người ra đi thì đoạn thơ này là vẻ đẹp của bộ bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

b 2. Cảm nhận đoạn thơ

Mở đầu cho khúc tâm tình của người ra đi lại là cách xưng hô “ta - mình”.

Trong Tiếng Việt, “mình” được dùng ở ngôi thứ nhất, có khi được sử dụng ở ngôi thứ hai, nó thể hiện sự gắn bó trong tình yêu lứa đôi, trong tình cảm vợ chồng. Ca dao xưa từng viết:

“Mình về ta chẳng cho về Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”

Như vậy, Tố Hữu sử dụng cách xưng hô “ta - mình” hàm ý cách mạng và nhân dân tuy hai mà một, son sắc thủy chung.

Mở đầu cho đoạn thơ này giống như một lời đưa đẩy trong cuộc hát giao duyên, gói trọn trong đó là cảm xúc của cả đoạn thơ. Người ra đi khẳng định với người ở lại là khi rời xa Việt Bắc, nhớ nhất là hoa người:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Đó là một lời ướm hỏi của người ra đi: không biết mình có nhớ ta không, còn ta thì luôn nhớ mình. Hai chữ “ta về” nhấn vào một thực tại tạo nên nỗi niềm xúc động của một tâm hồn không muốn rời xa nhưng đành chấp nhận phải chia xa. Sự gắn bó kẻ ở người đi nếu còn kín đáo trong câu thơ thứ nhất thì bây giờ bộc lộ rõ ở câu thơ thứ hai. Từ “nhớ” lặp lại hai lần, cảm giác tâm trạng con người như trĩu xuống, nó có tác dụng như cánh cửa mở ra cảm xúc chủ đạo của cả đoạn thơ, là nỗi nhớ nhung sâu sắc, thấm thía. Người về xuôi nhớ “hoa” và

“người”. Hai chữ này không nhằm diễn đạt hai khái niệm cụ thể mà chỉ là cách nói biểu hiện của một nỗi nhớ da diết đối với những gì đang có ở Việt Bắc.

“hoa” biểu tượng cho cái đẹp của thiên nhiên, “người” biểu tượng cho cái đẹp của cuộc sống. Nhớ “hoa” và “người” là nhớ những gì đẹp nhất của thiên nhiên và cuộc sống Việt Bắc.

Tám câu thơ còn lại có kết cấu khá đặc biệt với bốn cặp lục bát. Nếu câu lục nói về thiên nhiên thì câu bát nói về con người tạo nên vẻ đẹp của bức tranh tứ bình về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc. Trong cái nhìn của mĩ học cổ điển, tứ bình là một loại hình nghệ thuật đạt đến độ hài hòa, cân xứng.

Chẳng hạn người xưa khi miêu tả mùa thường có xuân - hạ - thu - đông, khi miêu tả cây là tùng - cúc - trúc - mai… sáng tạo của Tố Hữu là vận dụng vẻ đẹp hài hòa của bức tranh tứ bình để tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Mở đầu cho bức tranh tứ bình ấy lạ lùng thay là một mùa đông:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Nhắc đến mùa đông, ta thường nhớ tới cái lạnh thấu xương, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời âm u, giá lạnh vậy mà trong câu thơ của Tố Hữu, mùa đông lại trở nên ấm áp lạ thường. Mùa đông Việt Bắc ấm áp bởi sắc màu. Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật tương phản trên nền xanh mênh mông của núi rừng là màu hoa chuối đỏ tươi, nó giống như ngọn đuốc bập bùng giữa đại ngàn. Sắc màu này kết hợp với ánh nắng chan hòa, những tia nắng lấp lánh trên lưỡi dao của người đi rừng khiến mùa đông Việt Bắc ấm áp vô cùng. Một mùa đông ấm áp bởi nơi ấy có Đảng và Bác hồ, nơi chứa đựng niềm tin và sức mạnh của toàn dân tộc:

“Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.”

Tất cả đã làm vơi đi sự hoang sơ, hiu hắt, lạnh giá vốn có của núi rừng.

Thay vào đó là một mùa đông Việt Bắc ấm áp và tin yêu.

Trên nền bầu trời mùa đông ấy là hình ảnh con người gắn với vị trí đèo cao, con người ấy đứng trên đỉnh đèo, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao gài ở thẳt lưng làm lóe sáng tạo nên hai mặt trời sóng đôi thú vị. Mặt trời thiên nhiên ở trên cao và mặt trời con người dưới mặt đất. Một con người tự tin vững chắc làm chủ núi rừng, con người mang tầm vóc sử thi. Hình ảnh này ta từng gặp trong thơ Tố Hữu ở bài “Lên Tây Bắc”:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo

Mùa đông trầm mặc của rừng già phải nhường chỗ cho mùa xuân của Việt Bắc:

Mùa xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”

Mùa xuân ấn tượng bởi sắc màu, đó là màu trắng một màu trắng tinh khiết của hoa mơ tràn ngập không gian của núi rừng Việt Bắc. Đây là vẻ đẹp đặc trưng của vùng đất này, mỗi dịp tết đến xuân về. Trong một bức tranh khác Tố Hữu cũng đã miêu tả mùa xuân trên núi rừng Việt Bắc:

“Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.”

Hai từ “trắng rừng” là sự sáng tạo ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu chữ

“trắng” về bản chất là tính từ nhưng ở đây nó được động từ hóa, gợi sự chuyển biến về sắc màu và bước đi của tác giả, khiến người đọc có cảm giác cả khu rừng như bừng sáng bởi sắc trắng mơ màng, dịu mát của hoa mơ. Động từ “nở”

cho thấy sự sự sinh sôi nảy nở, sức sống tràn trề của núi rừng mùa xuân. Màu trắng của bạt ngàn hoa mơ không chỉ làm nổi bật linh hồn của mùa xuân mà còn gợi ra tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến trong lòng người. Biện pháp miêu tả của Tố Hữu khác hẳn so với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Trong bức tranh phong cảnh ngày xuân của Nguyễn Du, màu xanh làm nền, màu trắng điểm xuyết

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Còn trong thơ Tố Hữu, đất trời bao la bạt ngàn một màu trắng. Không chỉ màu trắng của hoa mơ mà màu trắng còn tái hiện trong hình ảnh con người:

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Màu trắng của “nón”, của “giang” lấp lánh dưới bàn tay con người . Con người cần cù, chăm chỉ trong lao động. Động từ chuốt từng đã diễn tả trọn vẹn điều này, hai chữ “chuốt từng” khiến hình ảnh con người Việt Bắc trở thành nghệ sĩ trong lao động. Dưới bàn tay của những con người này, chiếc nón giản dị duyên dáng, thấm đấm màu sắc văn hóa Việt Nam đã hiện lên. Mặt khác ý thơ còn thấm đượm ân tình cách mạng. những chiếc nón ấy đồng bào Việt Bắc dành tặng cho cán bộ kháng chiến trong những năm tháng chiến đấu khó khăn thiếu thốn.

Nếu hai bức tranh trên được tô đậm bởi sắc màu thì bức tranh mùa hè được tô đậm bởi âm thanh. Đây có thể coi là những câu thơ hay nhất bài thơ

“Việt Bắc”. Nó đảm bảo cho nguyên tắc “thi trung hữu hoa, thi trung hữu nhạc”

bức tranh mùa hè Việt Bắc sôi động hẳn lên:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.”

Trước tiên là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên. Vẻ đẹp ấy hội tụ trong hai chữ “đổ vàng”, diễn tả ba cuộc chuyển đổi: chuyển đổi thứ nhất là chuyển đổi trong không gian( âm thanh đánh thức sắc màu, chỉ trong chốc lát cả khu rừng đã nhuộm sắc màu kỳ ảo), thứ hai đó là sự chuyển đổi về thời gian( màu vàng của rừng phách đưa thiên nhiên từ xuân sang hạ) và cuối cùng là sự chuyển đổi trong cảm giác (bằng sắc màu vàng rực, sóng sánh đổ loang nhuộm vàng cả rừng phách).

Trong âm thanh khúc nhạc ve ấy là hình ảnh con người Việt Bắc:

“Nhớ cô em gái hái măng một mình.”

Đây là hình ảnh của người con gái trẻ trung, chịu thương, chịu khó.Trong nỗi nhớ của người kháng chiến còn gửi gắm một thứ tình cảm rất đỗi thầm kín.

Hai chữ “một mình” thể hiện chiều sâu của nhớ thương trong xa cách. Mới ngày nào “mình” và “ta” bên nhau vậy mà giờ đây đã miền ngược, miền xuôi

Đoạn thơ được khép lại bởi bức tranh mùa thu:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Nếu ba bức tranh trên miêu tả cảnh ban ngày thì bức tranh mùa thu miêu tả cảnh ban đêm. Người cán bộ kháng chiến về xuôi nhớ vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu. “Rọi” là động từ miêu tả nguồn ánh sáng tập trung soi chiếu xuống một điểm hẹp trong không gian. Cách dùng từ này diễn tả những tia sáng ánh trăng lọt qua vòm cây, kẽ lá của núi rừng. Câu thơ gợi nên sắc màu thanh bình, thơ mộng trong ánh sáng dịu dàng của ánh trăng sau chín năm kháng chiến. Ánh trăng không chỉ biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng lộng lẫy của thiên nhiên mà con mang theo khát vọng hòa bình của con người Việt Nam. Việt Bắc ban đêm ánh trăng dịu hiền rọi qua vòm cây kẽ lá, tạo nên vẻ lung linh, huyền ảo, rừng cây, núi đá, khe suối như đẹp hơn dưới ánh trăng. Vẻ đẹp này ta thường gặp trong thơ Bác:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”

Khung cảnh trữ tình ấy phù hợp với tiếng hát giao duyên vì thế tiếng hát ngân lên:

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nhớ ai là câu hỏi kết hợp với đại từ phiếm chỉ tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến. Cái hay trong thơ Tố Hữu là ở chỗ nhà thơ tạo ra kết cấu hô ứng trong đoạn thơ này. Mở đầu là câu hỏi: “Ta về mình có nhớ ta” kết thúc cũng là câu hỏi nhưng hàm ý nghĩa câu trả lời cả “ta” và “mình” đều chung một nỗi nhớ, chung một tấm lòng son sắt, thủy chung. Vì thế, bốn chữ “ân tình thủy chung”

Một phần của tài liệu THƠ CA THỜI KỲ CHỐNG PHÁP (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w