Đề 3: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

Một phần của tài liệu THƠ CA THỜI KỲ CHỐNG PHÁP (Trang 38 - 44)

III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VIỆT BẮC

3. Đề 3: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

- Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ?

GỢI Ý TRẢ LỜI a. Mở bài:

Tố Hữu được coi là tiếng thơ trữ tình chính trị lớn nhất trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc bởi giọng điệu tâm tình, tha thiết và tính dân tộc đậm đà. “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Khám phá bài thơ này, có những câu thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó quên bởi màu sắc dân tộc đậm đà trong hình thức nghệ thuật:

- Ta với mình, mình với ta ...

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

b. Thân bài

b1. Hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, cách xưng hô ta – mình, vị trí đoạn thơ.

Năm 1954, đó là thời điểm giao thời của lịch sử, giao thời của lòng người: Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, Đảng và Chính Phủ rời Việt Bắc về Hà Nội.

Nhân những sự kiện mang tính thời sự ấy, Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”.

Để bộc lộ cảm xúc, Tố Hữu sáng tạo ra một kết cấu đặc biệt, đó là cuộc chia tay giữa hai nhân vật “mình” và “ta”. Sự kiện chính trị trọng đại ảnh hưởng tới đời sống toàn dân tộc được thể hiện dưới hình thức “tiễn dặn người yêu”

của một đôi trai gái, Tố Hữu đã riêng tư hóa được những vấn đề chung khiến yếu tố chính trị mờ đi nhường chỗ cho cảm xúc. Đây được xem là ma lực riêng của thơ Tố Hữu. Phù hợp với lối kết cấu ấy là cách xưng hô “ta mình”, là lời của lứa đôi, lời của vợ chồng khiến lời thơ ngọt ngào, chao liệng như lời ru. Nếu ở những khổ thơ trước là khung cảnh chia tay, là tâm tình của người ở lại thì bây giờ đoạn thơ này là tâm tình của người ra đi.

b 2. Cảm nhận đoạn thơ

Mở đầu cho khúc tâm tình của người ra đi là cách xưng hô “ta - mình”:

Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.”

Chỉ trong bốn câu thơ mà có tới ba chữ “ta” và năm chữ “mình” . Ta với mình tuy hai mà một, mãi quấn quýt, đoàn tụ, sum vầy, người ở lại chính là người ra đi. Người ra đi còn đưa ra lời thề: “Nguồn bao nhiêu nước nghia tình bấy nhiêu”. Lời thề này mang dáng dấp của một câu ca dao:

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.

Nghĩa là tình nghĩa giữa những con người kháng chiến không bao giờ vơi cạn. Mặt khác, “nguồn” ấy, “nước” ấy còn là một ẩn ý Việt Bắc là cội nguồn của cách mạng, là chiến thắng hôm nay và tương lai mai sau.

Hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ thật tha thiết. Sắc thái và mức độ của nỗi nhớ được miêu tả qua một so sánh ngọt ngào, thấm thía:

Nhớ gì như nhớ người yêu”

Nhớ người yêu là một nỗi nhớ thường trực , nó da diết, cháy bỏng, không thể nguôi ngoai, vơi cạn, biểu hiện của tình yêu sâu sắc khi chia cách.

Những hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc cũng thấm đẫm hương vị tình yêu. Từng cảnh vật của Việt Bắc trong mọi thời gian và không gian đã liên tiếp, dồn dập hiện ra trong nỗi nhớ của người ra đi. Từ đó, hiện ra cả một không gian thương nhớ, một bầu trời thương nhớ. Có một điều thật lạ ở những câu thơ còn lại là chữ “nhớ” đứng ở đầu câu lục, cảm giác như luôn có một trái tim ngóng vọng, một ánh mắt dõi nhìn về quê hương Việt Bắc dấu yêu. Làm sao quên được cảnh sắc nơi đây, một vùng đất mà:

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.”

Một Việt Bắc thơ mộng với ánh trăng bàng bạc thấp thoáng nơi đầu núi, khi ấm áp nhạt nhòa trong “nắng chiều lưng nương”.

Đó còn là một Việt Bắc với:

Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

Việt Bắc mơ hồ, huyền áo với những khói cùng sương, đặc biệt, hình ảnh “bếp lửa” - hình ảnh của một gia đình ấm cúng bởi Việt Bắc là nơi cưu mang, chở che cán bộ trong suốt thời gian kháng chiến. Nếu ở câu thơ trước, người Việt bắc mới chỉ hiện lên trong so sánh với nỗi người yêu thì tới câu thơ này, họ thực sự trở thành người thương trong lòng người về xuôi, hai chữ “người thương” chứa đựng biết bao ân tình. Vần chân “ương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu thơ càng trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịn rịn, lưu luyến, không muốn rời xa.

Nỗi nhớ về Việt Bắc khiến cả những địa danh bình dị cũng hóa tâm hồn:

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, công Đáy, suối Lê vơi đầy.”

Những địa danh gắn liền với chiến khu cách mạng mà tác giả từng trải qua đến những không gian núi rừng hoang sơ như bờ tre, rừng nứa... tất cả đều in đậm trong nỗi nhớ của người ra đi. Đó là nỗi nhớ không thể nguôi ngoai, vơi cạn dù nước suối, nước sông cũng có lúc vơi, lúc đầy.

Như để trả lời câu hỏi tha thiết của người dân Việt Bắc “mình đi có nhớ những ngày”, người ra đi đáp:

Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi...”

“Đắng cay” là những thiếu thốn, gian khổ, nhọc nhằn của đời sống vật chất. Còn “ngọt bùi” là nghĩa tình yêu thương giữa đồng bào chiến khu và cán bộ kháng chiến. Biết bao xúc động, bồi hồi cùng những ngọt ngào, dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ “đắng cay”, “ngọt bùi” và dấu chấm lửng cuối dòng thơ.

Tác giả gợi nhắc về cuộc sống gian khổ đói nghèo và sự vất vả cực nhọc của người dân Việt Bắc với cán bộ Cách mạng:

“Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

Câu thơ giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, chữ thương đứng đầu câu thơ không thay thế bằng chữ nào khác, dù đó là chữ yêu bởi bản chất của thương là lòng vị tha, đức hi sinh tình thương bao giờ cũng gắn với cái nghèo khổ nhờ tình thương con người mới có sức mạnh để vượt lên mọi gian khổ thử thách . Sau chữ thương là một loạt hình ảnh nói về cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn của Việt Bắc chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng…. Đây là những hình ảnh chân thực cho thấy cuộc sống kháng chiến gian khổ và thiếu thốn vô cùng. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu

với với muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Ta gặp sự khó khăn thiếu thốn ấy trong những câu thơ của Chính Hữu.

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá

Và cũng khó khăn thiếu thốn ấy trong thơ Quang Dũng

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

Trong bài thơ này, Tố Hữu không né tránh hiện thực ấy, nhưng thơ của Tố Hữu không nghiêng về khó khăn, thiếu thốn mà nghiêng về sự sẻ chia, tình đồng bào, đồng chí ấm áp thân thương như tình cảm gia đình ruột thịt.

Đây là một đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam, giúp đân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng trầm của lịch sử.

Nỗi nhớ đưa người cán bộ về xuôi hướng đến hình ảnh con người Việt Bắc

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Thơ ca Việt Nam biết bao lần thổn thức trước tấm lưng người mẹ

“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhưng mỗi nhà thơ có một cách cảm nhận riêng, câu thơ Tố Hữu tạo niềm xúc động trong lòng người đọc. Hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng”

nhói lên một nỗi xót thương vô hạn. Tấm lưng bà mẹ như một thấu kính hội tụ thiêu đốt rát bỏng của nắng trời. Câu thơ không chỉ nói lên những gian khổ, nhọc nhằn mà còn nói lên phẩm chất của người mẹ Việt Bắc cần cù, chịu thương, chịu khó, trong gian khổ mà giàu lòng nhân ái, giàu đức hi sinh. Hai câu thơ này chứa đựng những rung động chân thành của Tố Hữu về những con người ở chiến khu Việt Bắc. Thật xúc động khi Tố Hữu cất tiếng gọi “mẹ” tha thiết, phải chăng với Tố Hữu, Việt Bắc đã trở thành gia đình mà nơi ấy có người mẹ ta chịu ơn suốt đời.Giống như Chế Lan Viên từng viết trong bài thơ Tiếng hát con tàu:

Con nhớ Mế lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau Mế thức một mùa dài Con với Mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi .

Trong dòng hoài niệm của người ra đi, còn có một Việt Bắc sôi nổi, nhộn nhịp.

“Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.”

Cán bộ cách mạng đến vùng cao đâu chỉ gây dựng kháng chiến mà còn gieo chữ xuống bản, đem ánh sáng văn hóa xuống làng. Nhịp thơ nhanh khiến lòng người cảm giác phấn chấn, hào hứng khi được sống trong không khí tươi vui, lạc quan của những buổi bình dân học vụ, những giờ liên hoan ấm tình quân dân. Cuộc sống dẫu còn nhiều gian khổ những tiếng hát vẫn vang lên, chứa đựng một niềm vui tươi phấp phới, xua tan vẻ hiu hắt, hoang vu của núi rừng Việt Bắc.

Đoạn thơ khép lại với một cặp lục bát diễn tả vẻ đẹp của Việt Bắc trong khung cảnh chiều tà, đêm khuya:

“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa”

Âm thanh đặc trưng của Việt Bắc đã được 14 chữ trong thơ Tố Hữu thâu tóm lại: Tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày giã gạo đêm đêm … Những âm thanh tươi sáng của núi rừng Việt Bắc âm thầm bền bỉ tồn tại, vang mãi trong không gian, vọng mãi trong lòng người, nhắc nhở người ra đi về một vùng đất thanh bình, yên tĩnh “Tiếng mõ rừng chiều” là tiếng mõ gọi trâu về và cũng là tiếng mõ gọi chiều về. Hai chữ “rừng chiều” mở ra một không gian núi rừng hoang sơ.

Tiếng “chày đêm nện cối” diễn tả sự vận động của thời gian từ chiều tà đến đêm khuya, một dòng chảy thời gian êm trôi bằng phẳng, gợi nhịp sống Việt Bắc lúc hoàng hôn, lúc đêm khuya ,yên bình, thăm thẳm, mênh mông, đó là vẻ đẹp bất biến của vùng đất này. Ở ba cặp lục bát cuối cùng này, điệp ngữ “nhớ sao” vang lên khiến những câu thơ mang dáng dấp của những câu hỏi chứa đựng niềm tin tưởng bền vững. Việt Bắc mãi mãi ở trong tim người ra đi….

b3: Nhận xét

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng thể hiện đầy đủ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

- Tiếng thơ trữ tình – chính trị (sự kiện lịch sử năm 1954 trở thành cảm hứng)

- Tính dân tộc đậm đà

Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát. Một thể thơ truyền thống của dân tộc phù hợp với những vấn đề đạo lý và nghĩa tình. Nhịp thơ chậm, thể hiện tiếng lòng của người ra đi lưu luyến, lâng khuâng, bin rịn. Ngôn ngữ thơ bình dị, dễ hiểu, giàu hình ảnh, giàu chất nhạc. Bên cạnh đó Tố Hữu sử dụng

Một phần của tài liệu THƠ CA THỜI KỲ CHỐNG PHÁP (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w