Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPHARCO-TENAMYD

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN dược TRUNG ƯƠNG MEDIPHARCO TENAMYD CHI NHÁNH HUẾ (Trang 64 - 68)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPHARCO-TENAMYD

(1)Đào tạo và sử dụng có hiệu quả lao động tại phân xưởng sản xuất của công ty Công ty cần quan tâm hơn vào công tác đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý. Có thể đào tạo tại công ty hoặc cho đi đào tạo ngoài để nâng cao tay nghề sao cho hiệu quả nhất mà không cần sử dụng biện pháp tuyển dụng thêm cán bộ công nhân viên hàng năm và vẫn duy trì được quá trình sản xuất đạt năng suất cao.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Công ty cần phân công lại lao động giữa các phân xưởng cho phù hợp với tình hình sản xuất như cần tăng thêm công nhânở phân xưởng mỡ.

(2) Hoàn thiệnvềphương pháp kếtoán

(a)Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất

Ởcông ty hiện nay, kế toán dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành để tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng loại sản phẩm sau đó kết chuyển vào giá thành từng loại sản phẩm là phù hợp, nhưng trong quá trình hạch toánchi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty đã chưa đề cập đến việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, điều này làm cho chi phí tiền lương giữa các tháng, quý tăng giảm không đồng đều. Để hạn chế điều này cần phải tiến hành trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất

Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất được hạch toán vào TK 335 “ Chi phí phải trả”. Hàng quý khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất kế toán xưởng ghi:

Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 Chi phí phải trả

Khi công nhân thật sự nghỉ phép, kế toán xác định tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất , kế toán xưởng ghi:

Nợ TK 335 Chi phí phải trả

Có TK 334 Phải trả công nhân viên (b) Hạchtoán thiệt hại chi phí sản xuất

Nhìn vào khoản mục giá thành ta không thấy khoản thiệt hại trong sản xuất.

Nhưng thực tế vẫn xảy ra trường hợp thiệt hại ngừng sản xuất, chủ yếu do thiếu nguyên vật liệu, do chưa có đơn đặt hàng, mất điện, ảnh hưởng thiệt hại lũ lụt, máy móc xảy ra sự cố ...

Tuy nhiên trong thời gian ngừng sản xuất vẫn phát sinh các chi phí như: tra dầu mỡ vào máy móc, chi phí phụ cấp ngừng việc, vật liệu phụ, nhiên liệu, bảo trì máy, lương công nhân sữa chữa máy móc, trích khấu hao TSCĐ… Khoản chi phí này là không nhỏ, nếu hạch toán vào kỳ phát sinh sẽ làm cho chi phí kỳ đó tăng lên. Hiện nay công ty chưa hạch toán khoản mục này. Theo nội dung chi phí thì đây là khoản mục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

trong giá thành sản phẩm, nên cần thiết phải theo dõi quy trách nhiệm và có biện pháp khắc phục

Trường hợp đối với những khoản chi phí về ngừng sản xuất, theo dự kiến kế toán có thể theo dõi trên

TK 335 Chi phí phải trả Sơ đồ hạch toán

TK 334,111,214 TK335 TK 622,627,642

(1) (2)

(1) Tập hợp các khoản chi phí phải trả thực tế phát sinh

(2) Trích trước kế hoạch các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trường hợp đối với thiệt hại ngừng sản xuất bất thường thì không có trong kế hoạch dự kiến, thì kế toán căn cứ vào biên bản xử lý để hạch toán như sau

TK 152,334,338,214 TK 1421 TK821

(2)

(1) TK 1381

(3)

(1) Tập hợp chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất (2) Thiệt hại thực tế phát sinh tính vào chi phí bất thường (3) Giá trị bồi thường của người gây ra (nếu có)

Việc theo dõi trên tài TK 1421,1381 là do các chi phí này không được chấp nhận.

Cuối kỳ sau khi trừ đi phần thu hồi (nếu có), giá trị thiệt hại thực tế còn lại sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thường kỳ.

(c) Phân bổcông cụ dụng cụ có giá trị lớn

Để khắc phục nhược điểm “Việc hạch toán chi phí sản xuất chung vẫn chưa thực sự khách quan, có một số công cụ phục vụ sản xuất ở phân xưởng có giá trị lớn có thời gian phân bổ nhiều lần nhưng khi xuất ra sử dụng đã hạch toán toàn bộ giá trị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

xuất dùng vào chi phí sản xuất chung làm tăng chi phí sản xuất chung một khoản lớn dẫn tới làm tăng giá thành sản phẩm trong kỳ lên đáng kể ” thì công ty cần định khoản tuân theo nguyên tắc:

Khi xuất CCDC dùng vào sản xuất sản phẩm, tuỳ thuộc vào giá trị và số lần phân bổ để có cách hạch toán hợp lý

* Xuất CCDC dùng vào sản xuất sản phẩm, loại phân bổ một lần Nợ TK 627

Có TK 153

* Xuất CCDC dùng vào sản xuất sản phẩm, loại phân bổ nhiều lần có liên quan đến nhiều niên độ tài chính

Khi xuất dùng

Nợ TK242 Có TK 153 Định kỳ, phân bổ giá trị CCDC đã xuất dùng

Nợ TK 627

Nợ TK 111,152 ( nếu có phế liệu thu hồi) Có TK 242

Sơ đồ hạch toán

TK 153 TK 242 TK 627

(1) (2)

TK 111, 152

(3)

(1) XuấtCCDC dùng vào sản xuất sản phẩm, loại phân bổ nhiều lần (2) Định kỳ, phân bổ CCDC xuất dùng

(3) Phế liệu thu hồi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN dược TRUNG ƯƠNG MEDIPHARCO TENAMYD CHI NHÁNH HUẾ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)