Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kĩ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 30 - 34)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG MỨC TRỌNG YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH CỠ MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2. Cơ sở lí luận về chọn mẫu kiểm toán

1.2.4. Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán

Chọn mẫu thống kê (ngẫu nhiên) và chọn mẫu phi thống kê (phi ngẫu nhiên) là hai phương pháp tiếp cận chọn mẫu trong kiểm toán. Hai phương pháp này nếu được áp dụng hợp lí đều có thể cung cấp bằng chứng có hiệu lực. Cả hai phương pháp này đều bao gồm 3 bước là lập kế hoạch chọn mẫu, thực hiện chọn mẫu và kiểm tra mẫu và cuối cùng là đánh giá kết quả chọn mẫu. Để hỗ trợ cho công tác chọn mẫu đạt được hiệu quả cao KTV thường dùng kĩ thuận phân tầng (tổ) để chọn mẫu trong kiểm toán.

(1) Các phương pháp chọn mẫu

(a) Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (xác suất)

Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn khách quan máy móc theo một phương pháp đã xác định và các phần tử trong tổng thể có cơ hội như nhau để trở thành mẫu chọn. Chọn mẫu ngẫu nhiên có đặc điểm là các phần tử được chọn vào mẫu là ngẫu nhiên và được sử dụng lí thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu bao gồm cả việc định lượng rủi ro do đó còn được gọi là phương pháp chọn mẫu xác suất.

Do đó, để mẫu được chọn mang tính đại diện cao yêu cầu KTV phải sử dụng một phương pháp có tính hệ thống hóa cao. Do đó, để chọn mẫu ngẫu nhiên có 3 cách chọn là:

 Chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên

Trong đó, bảng số ngẫu nhiên là tập hợp các con số ngẫu nhiên được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên sử dụng trong quá trình chọn mẫu.

Cách chọn này bao gồm 4 bước:

Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với con sô định lượng của đối tượng kiểm toán đã định.

Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng Bước 4: Chọn điểm xuất phát

Trong quá trình chọn có thể sẽ có những phần tử xuất hiện hơn một lần do đó cần xác là chọn mẫu lặp lại (chọn mẫu không thay thế) hay chọn mẫu không lập lại (chọn mẫu thay thế) để thống nhất phương pháp chọn mẫu trong quá trình KTV thực hiện chọn mẫu.

 Chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử của tổng thể có khoảng cách đều nhau (khoảng cách mẫu)

Đây là phương pháp chọn máy móc theo khoảng cách xác định trên cơ sở kích cỡ của quần thể và số lượng mẫu chọn. Khoảng cách này được tính bằng cách:

ả á ẫ ổ ố ầ ử ổ ể ổ ố ầ ử ẫ Ta có cách xác định các mẫu được chọn như sau:

Đơn vị mẫu đầu tiên là m1 x1≤ m1≤ x1 + k

Trong đó: x1là phần tử nhỏ nhất Phần tử tiếp theo mi= m1 + (i+1)k

Ví dụ: Ta có tổng thể có kích cỡ N = 1052 đơn vị và cỡ mẫu cần chọn là n = 100 thì theo công thức xác định được k = 1052 / 100 = 10,52 làm tròn là 10. Chọn điểm xuất phát là m1 = 5 ta có thể xác định các đơn vị mẫu tiếp theo là m2 = 15, m3 = 25...

và chọn cho đến khi đủ được 100 đơn vị mẫu.

Ưu điểm cơ bản của chọn mẫu hệ thống là đơn giản, dễ làm và bảo đảm phân bố đều đặn các mẫu chọn vào các đối tượng cụ thể (các loại khoản mục, loại tài sản hoặc loại chứng từ theo thời gian thành lập…). Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của chọn mẫu hệ thống là dễ bị thiên lệch, và không thể đại diện cho các phần tử trong tổng thể vì không được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên. Do đó để ứng dụng phương pháp này

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phải nghiên cứu kỹ quần thể được kê ra để đánh giá khả năng có sai sót hệ thống.

Trong thực tế phương pháp này không được đánh giá cao lắm.

 Chọn mẫu theo chương trình vi tính

Ngày nay phần lớn các hãng, công ty kiểm toán đã thuê hoặc xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính do ưu điểm loại bỏ được những số không thích hợp và tự động cập nhật vào giấy tờ làm việc giúp tiết kiệm thời gian và sai xót trong qua trình ghi nhận vào giấy tời đồng thời nó cũng giảm sai sót do chủ quan của con người.

Phương pháp này vẫn tuân thủ theo hai bước đầu tiên của phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ các con số ngẫu nhiên không phải lấy từ bảng số ngẫu nhiên mà do máy tính tạo ra. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm do các nghiệp vụ đều được mã hóa và ngang nhau về xác suất được chọn cho nên khả năng ra thiên lệch.

(b) Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (phi ngẫu nhiên).

Chọn mẫu phi xác xuất là phương pháp chọn mẫu theo phán đoán chủ quan không theo một phương pháp cố định. Việc chọn mẫu phi xác suất được dựa vào phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên chứ không dựa vào lí thuyết xác suất do đó bất cứ mẫu chọn nào không thỏa mãn hai đặc điểm của chọn mẫu thỗng kê thì đều là chọn mẫu phi thống kê.

Các phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thường được sử dụng là chọn mẫu theo khối và chọn mẫu theo nhận định, ngoài ra còn một phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu tình cờ nhưng phương pháp này ít được sử dụng nên sẽ không được đề cấp đến trong bài.

 Chọn mẫu theo lô (khối) là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong một tổng thể.

Phần tử đầu tiên trong khối đã được chọn thì phần còn lại cũng được chọn tất yếu.

Mẫu chọn có thể là một khối hoặc nhiều khối. Chẳng hạn có thể chọn một dãy liên tục tới 100 nghiệp vụ chỉ tiêu trong một tuần cuối tháng 10. Mẫu 100 nghiệp vụ này cũng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

có thể lấy 5 khối với 20 khoản mục với mỗi khối hoặc 50 khối với 2 khoản mục mỗi khối…

Chọn mẫu theo phương pháp này chỉ được áp dụng để kiểm toán nghiệp vụ, tài sản hoặc khoản mục của đơn vị mà KTV nắm chắc tính hình và khi số lượng khối vừa đủ.

Do đó trong việc xác định các mẫu cụ thể cần đặc biệt chú ý đến các tình huống đặc biệt như: Thay đổi nhân viên, thay đổi hệ thống kế toán và chính sách kinh tế, tính thời vụ của nghành kinh doanh…

Theo kinh nghiệm, các chuyên gia kiểm toán cho rằng con số hợp lý cho phần lớn tình hình, số lượng ít nhất là 9 khối từ 9 tháng khác nhau trong năm.

 Chọn mẫu theo xét đoán (chọn mẫu theo nhận định nhà nghề): là kĩ thuật chọn mẫu dựa trên những nhận định và kinh nghiệm của bản thân KTV để chọn ra những phần tử hình thành mẫu chọn.

Việc chọn mẫu theo nhận định sẽ tạo cơ hội tốt cho sự xuất hiện của những mẫu đại diện, trong những trường hợp khi có kích cỡ mẫu nhỏ hoặc có tình huống không bình thường… Để tăng hiệu quả của các phương pháp nhận định, kiểm toán viên cần lưu ý

- Nếu có nhiều loại nghiệp vụ trong phạm vi kiểm toán thì mỗi loại nghiệp vụ đều nên có mặt trong mẫu được chọn.

- Nếu có nhiều người phụ trách về nghiệp vụ trong kỳ thì mẫu được chọn nên bao gồm nghiệp vụ của mỗi người.

- Các nghiệp vụ, khoản mục, chứng từ có số tiền lớn cần được chọn nhiều hơn để kiểm tra.

- Các nghiệp vụ có khả năng sai sót trọng yếu sẽ được lựa chọn nhiều hơn.

(2) Kĩ thuật phân tầng (tổ) trong chọn mẫu kiểm toán

Kỹ thuật phân tầng (tổ) là việc chia một tổng thể lớn thành các tổng thể con để tạo thành các phần tử tương đối đồng nhất theo một tiêu thức nào đó nhằm nâng cao hiệu quả của việc lấy mẫu. Kỹ thuật này thường áp dụng đối với các tổng thể có độ phân tán cao và được thực hiện trước khi xác định quy mô mẫu và thực hiện chọn mẫu.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Các tầng (tổ) được phân chia sẽ được chọn mẫu độc lập và kết quả có thể được đánh giá độc lập hoặc kết hợp để từ đó suy rộng cho tổng thể. Nhiệm vụ của KTV chính là phân tầng (tổ) sao cho mỗi đơn vị mẫu chỉ thuộc một tầng (tổ).

Kỹ thuật này sẽ làm giảm sự khác biệt trong cùng một tầng (tổ) và giúp KTV dễ dàng tập trung vào những bộ phân chứa nhiều khả năng xảy ra sai phạm từ đó dễ chọn mẫu đại diện vì số lượng phần tử phải chọn < số lượng phần tử ban đầu làm tăng hiệu quả chọn mẫu. Bên cạnh đó, ưu điểm khác của kỹ thuật này là gắn việc chọn mẫu vào tính trọng yếu và dễ dàng áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp đối với từng nhóm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kĩ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)