Quy trình chọn mẫu kiểm toán

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kĩ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 34 - 40)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG MỨC TRỌNG YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH CỠ MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2. Cơ sở lí luận về chọn mẫu kiểm toán

1.2.5. Quy trình chọn mẫu kiểm toán

(1) Quy trình chọn mẫu khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Chọn mẫu thuộc tính là một phương pháp chọn mẫu thống kê được dùng đểước tính tỷ lệ của các phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc mộtthuộc tính được quan tâm. Tỷ lệ này được gọi là tần số xuất hiện và là tỷ số của các phần tử có chứa thuộc tính đặc thù so với tổng số phần tử trong tổng thể. Tần sốxuất hiện thường được biểu diễn bằng số tỷ lệ. Kiểm toán viên thường quan tâm đếnsự xuất hiện của các ngoại lệ các tổng thể và xem tần số xuất hiện là tần số lệch lạchay tần số sai số. Một ngoại lệ trong việc chọn mẫu thuộc tính có thể là cuộc khảosát sự lệch lạc của quá trình kiểm soát hay sai số về tiền tệ, tùy thuộc vào đó là mộtcuộc khảo sát kiểm soát hay một cuộc khảo sát chính thức nghiệp vụ.

Chọn mẫu thuộc tính được sử dụng rộng rãi đối với thử nghiệm kiểm soát khi mà KTV muốn ước lượng tỷ lệ sai lệch của các hoạt động kiểm soát so với thiết kế. Chọn mẫu thuộc tính là cách chọn mẫu cho phép KTV ước lượng tỷ lệ xuất hiện của những đặc tính cụ thể trong tổng thể và tỷ lệ sai lệch được đề cập trên trong thử nghiệm kiểm soát được gọi là tỷ lệ sai lệch cho phép. Nhìn chung, chọn mẫu thuộc tính đối với thử nghiệm kiểm soát gồm cách bước sau

Bước 1: Xác định mục tiêu của thử nghiệm

Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát là thu thập bằng chứng về sự thiết kế và kiểm soát hữu hiệu của HTKSNB. Do vậy, việc chọn mẫu thuộc tính để kiểm tra sẽ cung

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cấp cho KTV bằng chứng nhằm khẳng định mức rủi ro kiểm soát đã được đánh giá sơ bộ trong khâu lập kế hoạch.

Bước 2: Xác định thuộc tính và các điều kiện sai lệch

Đối với việc kiểm tra hệ thống kiểm soát, một sự sai lệch xảy ra xuất phát từ quá trìnhthực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ đã được quy định trước. Điều này là rất quan trọng đối với kiểm toán viên để xác định cái gì sẽ được xem xét là sai lệch. KTV sử dụng nhận đinh nhà nghề để xác định các thuộc tính và các sai lệch cho một thử nghiệm cụ thể. Trong đó thuộc tính được hiểu là những đặc điểm mà nó cung cấp những minh chứng rằng một hoạt động kiểm soát thực tế được thực hiện.

Ví dụ: Xem xét dấu vết phê chuẩn tín dụng trên đơn đặt hàng của khách. Nếu không có tức là đơn đặt hàng đó là phần tử sai lệch.

Như vậy, khi thực hiện bước công việc này, kiểm toán viên phải lưu ý là các thuộc tính và những điều kiện sai lệch cần phải được xác định rõ trước khi thực hiện các thử nghiệm

Bước 3: Xác định tổng thể phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể.

Bởi vì kết quả chọn mẫu có thể suy rộng cho tổng thể nên KTV cần xác định rõ tổng thể mà từ đó mẫuđược chọn ra là phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể.

Ví dụ: Với mục tiêu kiểm tra tính hiệu lực cả hoạt động kiểm soát nhằm khẳng định tất cả các hóa đơn bán hàng được được ghi sổ thì tổng thể không thể là các nghiệp vụ ghi trong Nhật kí bán hàng mà phải từ Tập hồ sơ lưu các vận đơn.

Bước 4: Xác định rủi ro của việc đánh giá mức rủi ro kiểm soát quá thấp và tỉ lệ sai lệch cho phép

KTV sử dụng nhận định nghề nghiệp để xác định rủi ro hợp lí của việc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp và tỷ lệ sai lệch cho phép đối với một thử nghiệm kiểm soát.

Rủi ro của việc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp là tỷ lệ sai lệch thực tế lớn hơn tỷ lệ sai lệch cho phép làm ảnh hưởng đến hiệu năng của cuộc kiểm toán. Vì kết quả của các thử nghiệm kiểm soát đóng vai trò quan trọngtrong việc xác định nội dung, quy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

mô và thời gian của các thủ tục kiểm soát khác nên KTV luôn xác định rõ mức rủi ro phải ở mức thấp từ 5% đến 10%. Nói cách khác, nếu mức rủi ro của việc đánh giá CR thấp là 5% thì đồng nghĩa với mức tin cậy 95%.

Theo kinh nghiệm các KTV tỷ lệ sai lệch cho phép có thể biển đổi như sau:

Bảng 1.2. Tỷ lệ sai lệch cho phép đối với các mức đánh giá rủi ro kiểm soát Mức rủi ro kiểm

soát đánh giá theo kế hoạch

Mức tin cậy mong muốn từ thử nghiệm kiểm soát dựa trên mẫu

Rủi ro của việc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp

Tỷ lệ sai lệch cho phép

Mức thấp Cao 5 - 10% 2 - 5%

Mức vừa Thấp / Trung bình 10% 6 - 10%

Tương đối cao Thấp 10% 11 - 20%

Cực đại Không Bỏ qua thử

nghiệm Bước 5: Ước đoán tỷ lệ sai lệch có thể của tổng thể

Tỉ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể rất quan trọng vì nó đại diện cho tỉ lệ sai lệch mà KTVdự kiến sẽ tìm thấy trong mẫu mà họ chọn ra từ tổng thể.

Để ước đoán tỉ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể, KTV thường sử dụng kết quả mẫu từ nămtrước (được lưu trong hồ sơ làm việc kiểm toán) hoặc dựa vào kinh nghiệm của mình với các thử nghiệm tương tự đã thực hiện đối với các cuộc kiểm toán khác, hoặc bằng việc kiểm tra thử một mẫu nhỏ

Bước 6: Xác định kích cỡ mẫu

Ba yếu tố cơ bản quyết định tới kích cỡ mẫu bao gồm rủi ro của việc đánh giá thấp rủi ro kiểm soát, tỷ lệ sai lệch cho phép và tỷ lệ sai lệch có thể của tổng thể. Ngoài ra kích cỡ tổng thể cũng có thể ảnh hưởng đến kích cỡ mẫu nhưng chỉ khi tổng thể rất nhỏ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kích cỡ mẫu của các thử nghiệm kiểm soát

Yếu tố Sự thay đổi của

các yếu tố

Ảnh hưởng tới cỡ mẫu cần có Yêu cầu của kiểm toán viên

 Rủi ro của việc đánh giá rủi ro kiểm soát quá thấp

 Tỷ lệ sai lệch cho phép

Tăng Tăng

Giảm Giảm Các đặc trưng của tổng thể

 Tỷ lệ sai lệch có thể của tổng thể

 Quy mô tổng thể

Tăng Tăng

Tăng Tăng Bước 7: Chọn mẫu

Khi sử dụng chọn mẫu thuộc tính, một điều quan trọng là các phần tử mẫu phải được chọn theo cách ngẫu nhiên do đó có thể được chọn bằng việc sử dụng Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống hay chọn mẫu bằng máy vi tính.

Bước 8: Kiểm tra mẫu

Khi kiểm tra mẫu, KTV cần kiểm tra mỗi phần tử mẫu về các thuộc tính mà mình quan tâm. Mỗi phần tử cần được kiểm tra xem nó có bị sai lệch so với thiết kế không.

KTV chí ý tới các dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn biểu hiện gian lận Bước 9: Đánh giá kết quả mẫu

Kiểm toán viên nên đánh giá những khía cạnh chất lượng của các sai lệch được nhậndiện. Điều này có liên quan đến hai vấn đề cần xem xét.

 Thứ nhất là bản chất của sai lệch và nguyên nhân của sai lệch.

 Thứ hai là KTV nên xem xét những sai lệch này có thể ảnh hưởng như thế nào tới các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán

Việc đánh giá kết quả mẫu bao gồm:

 Xác định tỷ lệ sai lệch = Số sai lệch thực tế / Kích cỡ mẫu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

 Xác định tỷ lệ sai lệch trên (giới hạn trên) thể hiện tỷ lệ sai lệch lớn nhất của tổng thể mà kiểm toán viên có thể kì vọng dựa trên kết quả mẫu và được xác định bằng cách sử dụng chương trình máy tính hoặc bảng số ngẫu nhiên.

 Xem xét bản chất của sai lệch từ đó xem xét có cần điều chỉnh gì ở những giai đoạn khách không và sai lệch do gian lận cần được chú ý nhiều hơn so với do hiểu sai hướng dẫn hay thiếu thận trọng.

 Đưa ra kết luận chung: KTV kết hợp những bằng chứng từ mẫu và kết quả các thử nghiệm kiểm soát liên quan từ đó khẳng đinh mức CR được đánh giá có theo kế hoạch hay không. Nếu không KTV cần tăng mức CR lên do đó cần tăng quy mô các thử nghiệm cơ bản.

Bước 10: Dẫn chứng bằng tài liệu trình tự lấy mẫu (2) Quy trình chọn mẫu khi thực hiện thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư và chỉ liên quan đến giá trị các khoản mục. Các thử nghiệm cơ bản được thiết kế để phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Do đó, kỹ thuật lấy mẫucho thử nghiệm cơ bản được thiết kế để ước lượng số tiền sai sót ở một số dư tài khoản. Vì vậy kĩ thuật chọn mẫu được sử dụng phố biến đối với các thử nghiệm cơ bản là chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.

Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ sử dụng lý thuyết chọn mẫu thuộc tính thể hiện kết luận bằng đơn vị tiền tệ. Ở cách chọn mẫu này người KTV chọn lấy 1 đơn vị tiền tệ làm đơn vị tổng thể do đó tổng thể là số tiền lũy kế của đối tượng kiểm toán và đơn vị mẫu cũng là từng đơn vị tiền tệ cụ thể.

Đặc điểm của kĩ thuật này là nếu khoản mục nào có số tiền càng lớn thì càng có nhiều cơ hội được lựa chọn. Tất nhiên, với đòi hỏi tính chính xác cao khi xem xét đến tiền tệ, đặc biệt trong trường hợp có nhiều sai lầmtrong tổng thể thì kích cỡ mẫu chọn thông thường cần phải lớn. Tuy nhiên, nếu trường hợp các khoản mục có xu hướng khai giảm giá trị thì việc áp dụng phương pháp chọn mẫu theo đơn vịtiền tệ là không phù hợp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng sử dụng các cách như chọn mẫu dựa theo Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu dựa trên chương trình máy vi tính và chọn mẫu hệ thống.

Chọn mẫu kiểm toán cho các thử nghiệm cơ bản được tiến hành qua ba bước chính:

Bước 1:

- Xác định mục tiêu của thử nghiệm - Xác định tổng thể

- Xác định đơn vị mẫu

- Lựa chọn kỹ thuật chọn mẫu - Xác định kích cỡ mẫu

- Xem xét sự thay đổi trong tổng thể - Xác định rủi ro có thể chấp nhận được - Xác định sai lệch có thể bỏ qua

- Xem xét ảnh hưởng của quy mô tổng thể Bước 2:

- Xác định phương pháp chọn lựa các phần tử của mẫu - Thực hiện thủ tục kiểm toán

Bước 3:

- Tính toán kết quả chọn mẫu - Thực hiện phân tích sai sót

- Đưa ra kết luận cuối cùngĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kĩ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)